Quan hệ thương mại Việt Nam - Đan Mạch phát triển mạnh mẽ
- 475
- Nhịp cầu giao thương
- 21:30 24/06/2022
DNHN - Đan Mạch tiếp tục vươn lên vị trí thứ ba trong các nước đầu tư vào Việt Nam lớn nhất từ đầu năm 2022 đến nay với 3 dự án mới có tổng vốn đăng ký đạt 1,32 tỷ USD.
Thông tin từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Đan Mạch đạt khoảng 318,53 triệu USD.
Trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Đan Mạch đạt khoảng 227,2 triệu USD, tăng 53,6%, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Đan Mạch đạt 91,33 triệu USD, giảm 14,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Trước đó, trong năm 2021, mặc dù chịu nhiều tác động từ đại dịch COVID-19, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam - Đan Mạch vẫn đạt 842,37 triệu USD, tăng 18% so với năm 2020.
Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Đan Mạch phải kể đến như: hàng dệt, may, hàng thủy sản, sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ, gỗ và sản phẩm gỗ, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác,... Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Đan Mạch các sản phẩm máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác, dược phẩm, sản phẩm hóa chất, hàng thủy sản, sản phẩm từ sắt thép…
Quan hệ thương mại Việt Nam - Đan Mạch đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ, với tổng kim ngạch thương mại song phương tăng 5,8 lần trong giai đoạn 2000-2020.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển kiêm nhiệm Đan Mạch, Na Uy, Iceland, và Latvia, Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ năm 2021 đã mang lại tác động tích cực cho hai nước, tiếp tục thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Đan Mạch, giúp mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng xuất khẩu Việt Nam. Hàng hóa của Việt Nam sẽ có cơ hội và sức cạnh tranh cao hơn ở thị trường EU nói chung và Đan Mạch nói riêng.
Về đầu tư, Đan Mạch tiếp tục vươn lên vị trí thứ ba trong các nước đầu tư vào Việt Nam lớn nhất từ đầu năm 2022 đến nay với 3 dự án mới có tổng vốn đăng ký đạt 1,32 tỷ USD. Hiện nay, các doanh nghiệp Đan Mạch đang rất quan tâm đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực Đan Mạch có thế mạnh như năng lượng tái tạo, nông nghiệp, chăn nuôi, chế biến thực phẩm.
Những dự án đầu tư gần đây của các công ty như LEGO và Pandora đã cho thấy sự quan tâm đặc biệt và cam kết của các doanh nghiệp Đan Mạch tại thị trường Việt Nam. Cộng đồng doanh nghiệp Đan Mạch tại Việt Nam bày tỏ mong muốn được quay trở lại và hợp tác với Việt Nam sau khi các biện pháp phòng dịch Covid-19 phần nào được dỡ bỏ.
PV
Bài liên quan
- Muốn xuất khẩu sản phẩm vào Anh phải dán nhãn hiệu UKCA
- Xu hướng xây dựng nhà hàng dựa trên trí tuệ nhân tạo tại Trung Quốc
- Tổ chức thành công Đại hội Chi bộ Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập nhiệm kỳ 2022 – 2025
- WB: Năm 2022 kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,5%
- Bộ Xây dựng: Thiếu đồng bộ trong các quy định của pháp luật về xây dựng, đô thị và đất đai
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người kế tục sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch
- Việt Nam sau 27 năm gia nhập ASEAN (28/7/1995-28/7/2022)
- Đầu tháng 8 lãi suất tiền gửi liên tục tăng cao
- Nửa đầu năm 2022 xuất khẩu cà phê sang EU tăng kỷ lục nhờ EVFTA
- Phi lí khi giá xăng dầu giảm, giá hàng hoá không giảm
- Ngành công nghiệp máy ảnh ở Nhật Bản chuyển mình trước "cơn bão" smartphone
- Hơn 55.000 doanh nghiệp kết nối cơ chế một cửa quốc gia
- Mức xuất siêu của Việt Nam còn thấp và thiếu tính bền vững
- Dù giá xăng giảm, doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục gồng mình
- Gỡ khó trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho doanh nghiệp
- Cảnh báo từ Thương vụ Việt Nam tại Australia
- Quy hoạch Điện VIII - quyết tâm cao của Chính phủ để thực hiện cam kết COP26
- ASEAN luôn là một trụ cột quan trọng trong đường lối đối ngoại của Việt Nam
Đọc thêm Nhịp cầu giao thương
Việt Nam chi 50 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng xuất nhập khẩu có quy mô kim ngạch lớn nhất cả nước. Tính chung 7 tháng đầu năm, kim ngạch nhóm hàng trên đạt hơn 50,1 tỷ USD, tăng mạnh 25,2% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm đến 23,13 tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Gỗ dán từ Việt Nam sử dụng lõi nguyên liệu là ván bóc Trung Quốc sẽ bị Hoa Kỳ áp thuế
Theo kết luận sơ bộ của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC), nếu gỗ dán từ Việt Nam có lõi sử dụng nguyên liệu là ván bóc nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ bị áp dụng thuế chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) như đang áp dụng với gỗ dán nhập khẩu từ Trung Quốc.
Hết tháng 7, Việt Nam đã nhập siêu gần 2 triệu tấn sắt
Trong những năm gần đây, ngành sản xuất thép trong nước đã có những bước phát triển đáng kể, song vẫn bị phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.
Loạt khuyến cáo cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Australia
Thương vụ Việt Nam tại Australia khuyến nghị các doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ các điều kiện nhập khẩu vào Australia để tranh phát sinh thêm thời gian trong điều kiện khó khăn hiện nay.
Muốn xuất khẩu sản phẩm vào Anh phải dán nhãn hiệu UKCA
Hiện nay đã có các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất găng tay, khẩu trang, áo bảo hộ và thép, nhôm, kính xây dựng, ván gỗ lót sàn đã thành công trong việc áp dụng UKCA vào sản phẩm.
Sự thay đổi trong đầu tư của nhà đầu tư Singapore
Gần đây, trong các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo các địa phương ở phía Nam, phía nhà đầu tư Singapore luôn đặt câu hỏi liên quan đến ưu đãi trong lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Triển lãm quốc tế METALEX Vietnam 2022 sẽ diễn ra vào đầu tháng 10
“METALEX Vietnam 2022” Triển lãm Quốc tế hàng đầu Việt Nam về sản xuất và gia công cơ khí sẽ được tổ chức từ ngày 6 – 8/10 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), 799 Nguyễn Văn Linh, Q7, TP. Hồ Chí Minh
Mexico khởi xướng điều tra bán phá giá thép cán nguội của Việt Nam
Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công thương) cho biết, Bộ Kinh tế Mexico chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá với thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam từ ngày 28/7 trên cơ sở đơn kiện của ngành sản xuất trong nước.
Thống đốc Gunma (Nhật Bản) muốn thiết lập quan hệ hợp tác chính thức với Đà Nẵng
Chiều 5/8, Thống đốc tỉnh Gunma (Nhật Bản) Yamamoto Ichita đã đến thăm và làm việc tại thành phố Đà Nẵng. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng tiếp và làm việc với Đoàn.
Ngành cà phê xuất khẩu với mục tiêu thu về 4 tỷ USD có khả thi?
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam đối mặt với khó khăn do chính sách "zero COVID" của Trung Quốc. Bên cạnh đó, căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu khiến trạng lạm phát tăng cao, nhu cầu tiêu thụ suy yếu và giá cà phê ở mức thấp.