
VCCI đề nghị xem xét lại nhiều nội dung trong dự thảo Luật Đất đai
VCCI đánh giá quy định tại dự thảo vẫn rất khó phân định đất để xây dựng các bất động sản nghỉ dưỡng, condotel, biệt thự biển... thuộc loại đất gì và chế độ sử dụng đất như thế nào.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản hồi âm đề nghị của Bộ Tư pháp về việc tham gia thẩm định dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Theo đó, đơn vị này nhấn mạnh việc soạn Luật Đất đai cần thiết phải nhìn trong tổng thể chung của hệ thống pháp luật về kinh doanh để đảm bảo thống nhất, hạn chế tình trạng chồng chéo, gây cản trở, ách tắc hoạt động đầu tư kinh doanh.
Đặc biệt, đối với chế độ sử dụng đất đối với bất động sản nghỉ dưỡng, condotel, biệt thự biển, VCCI đánh giá quy định tại dự thảo vẫn rất khó phân định đất để xây dựng các bất động sản nghỉ dưỡng, condotel, biệt thự biển... thuộc loại đất gì và chế độ sử dụng đất như thế nào.

"Trong khi đó, trên thực tế, có nhiều dự án nghỉ dưỡng, để xây dựng căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, chủ đầu tư đã được cơ quan nhà nước chấp thuận thực hiện theo hình thức đất ở không hình thành đơn vị ở", văn bản VCCI nêu rõ.
Tuy nhiên, cơ quan này cho biết, hiện nay, theo phản ánh của doanh nghiệp, các văn phòng đăng ký đất đai tại các địa phương đều dừng việc xử lý và cấp giấy chứng nhận cho khách hàng mua sản phẩm nghỉ dưỡng trên đất ở không hình thành đơn vị ở, với lý do chưa có cơ chế pháp lý quy định. VCCI cho rằng điều này ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng và chủ đầu tư tại dự thảo, cũng như ảnh hưởng tới thị trường bất động sản.
Để giải quyết những vướng mắc trong thực tế, VCCI cho rằng dự thảo cần quy định rõ chế độ sử dụng đất đối với các dạng bất động sản nêu trên, đồng thời quy định chuyển tiếp cho các dự án bất động sản có tính chất này trước thời điểm Luật Đất đai (sửa đổi) có hiệu lực.
Ngoài ra, theo VCCI, một số quy định tại dự thảo Luật Đất đai chưa đảm bảo tính thống nhất, có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động đầu tư.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 6 dự thảo "cá nhân người nước ngoài" không được xem là người sử dụng đất, không được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất; thuê lại đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao.
VCCI cho rằng, quy định này cần được xem xét lại để bảo đảm tính thống nhất với quy định của Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở hiện hành. Bởi, theo quy định tại Luật Kinh doanh bất động sản 2014, Luật Nhà ở 2014 thì người nước ngoài được thừa nhận quyền sở hữu nhà ở, nhưng theo dự thảo thì lại không được thừa nhận quyền sử dụng đất. Điều này dường như chưa phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 "việc mua bán nhà, công trình xây dựng phải gắn với quyền sử dụng đất".
P.V
- UOB hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2023 từ 6,6% xuống 6%
- Chính phủ chỉ đạo hình thành nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, cạnh tranh quốc tế
- Bộ Tài chính "thúc" doanh nghiệp thanh toán trái phiếu đến hạn
- Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng vẫn thấp hơn kỳ vọng
- Quốc gia nào có lượng người dùng mạng xã hội TikTok nhiều nhất thế giới?
Cùng chuyên mục


Một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững

Sai phạm đất đai và khoáng sản, Bất động sản Thái Công bị xử phạt

Bộ Tài chính: Quản lý các khoản thu từ kinh doanh thương mại điện tử, chống chuyển giá, trốn thuế thu từ bất động sản

YOO Inspired by Starck – Thương hiệu bất động sản hàng hiệu được ưu chuộng hàng đầu

Cần Thơ sẽ khởi công các gói thầu của 5 dự án trọng điểm ước giá trị giải ngân 3.772 tỷ đồng
-
LS. Đặng Phương Chi: Để giấy phép môi trường không mang tính hình thức
-
Chuyên gia nói về GDP quý I tăng 3,32%, gần thấp nhất trong 13 năm
-
Sau đại dịch COVID-19: Doanh nghiệp khá lúng túng với yêu cầu mới của thị trường
-
Thay đổi chế độ visa cho khách du lịch: Điểm mở đầu tiên sẽ kéo theo nhiều điểm mở khác
-
Đề xuất mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là rất đáng hoan nghênh