
57/63 tỉnh, thành phố phát triển thị trường nông sản hữu cơ
Phát triển nông nghiệp hữu cơ là xu hướng của thế giới, và Việt Nam có những lợi thế để tận dụng được cơ hội từ con đường này. Sản phẩm hữu cơ ở Việt Nam ngày càng phát triển vì mức thu nhập của người dân ngày càng tăng lên.
Theo Bộ NN&PTNT, sau 3 năm thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030, tính đến nay đã có 57/63 tỉnh, thành phố triển khai và nông nghiệp hữu cơ đang lan tỏa ngày càng mạnh mẽ trên khắp cả nước. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đạt 335 triệu USD/năm, xuất khẩu tới 180 nước trên thế giới, hơn 17.000 nhà sản xuất, 555 nhà chế biến, 60 nhà xuất khẩu nông nghiệp hữu cơ…

Năm 2021, diện tích đất nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đã đạt trên 174.000 ha, tăng 47% so với năm 2016, đứng thứ 9/10 nước có diện tích đất nông nghiệp hữu cơ lớn nhất châu Á. Trong đó, diện tích đất trồng trọt hữu cơ hơn 63.000 ha, diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ hơn 100.000 ha, diện tích thu hái tự nhiên nông nghiệp hữu cơ hơn 12.000 ha.
Thị trường rộng lớn từ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trong nước được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới. nhu cầu sử dụng sản phẩm nông sản sạch, an toàn ngày càng cao cả thị trường trong và ngoài nước. Do đó, Việt Nam bắt đầu chuyển dần sang xu hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, thân thiện với môi trường.
Về thị trường xuất khẩu, hiện nay, nông sản hữu cơ của Việt Nam đến được nhiều nhất là thị trường châu Âu. Theo thống kê chính thức của EU, doanh số bán lẻ của nông sản ở thị trường EU đạt 45 tỷ euro. Đức là thị trường lớn nhất ở châu Âu và lớn thứ hai thế giới với 11,97 tỷ euro doanh thu bán lẻ. Thị trường hữu cơ châu Âu ghi nhận tốc độ tăng trưởng 8,0%. Mức tăng trưởng cao nhất được quan sát thấy ở Pháp (13,4%).
Trong thập kỷ 2010-2019, giá trị thị trường hữu cơ của Liên minh châu Âu đã tăng hơn gấp đôi. Từ đó có thể thấy, cơ hội cho sản phẩm hữu cơ vẫn còn rất rộng mở. Do đó, cần giao cho sự giám sát cho xã hội, nghĩa là mỗi người cần đề cao trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn sự vi phạm. Ngoài ra, công tác truyền thông, thông tin sát thực, kiên trì để mọi người phân biệt được trước nhất là sản phẩm an toàn, sạch và hữu cơ khác nhau thế nào, cần cho ai, như thế nào.
Ngọc Phi (tổng hợp)
- Ông Thomas Rooney: Trung tâm dữ liệu của Việt Nam là thị trường phát triển nhanh nhất thế giới
- Dầu thô tiếp tục mất đà trên thị trường bão hòa
- Kế hoạch tràn ngập thị trường cobalt của Trung Quốc
- Cop28: Các hãng hàng không không thể cắt giảm khí thải một mình
- Mã hóa hai đầu trên Facebook và Messenger có ý nghĩa gì với người dùng và doanh nghiệp?
Cùng chuyên mục


Diễn đàn Doanh nghiệp TP.HCM - Saint Petersburg: Mở cánh cửa hợp tác kinh tế Việt Nam - Nga

Hà Nam được vinh danh là “Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu thế giới”

Kiểm tra an toàn thực phẩm các cơ sở giáo dục tại TP Hồ Chí Minh

Cà Mau: Sẵn sàng đón khách tại Festival Tôm và Diễn đàn OCOP 2023

Doanh nghiệp sớm chủ động nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết 2024
-
Ông Thomas Rooney: Trung tâm dữ liệu của Việt Nam là thị trường phát triển nhanh nhất thế giới
-
Ông Thomas Krause: Áp dụng kinh tế tuần hoàn cho nhà ở xã hội và nhà ở giá rẻ để hướng tới phát triển đô thị bền vững
-
TS. Cấn Văn Lực: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã phục hồi dù vẫn còn rào cản
-
Tối ưu hóa quá trình khử cacbon trong các tòa nhà đóng vai trò quan trọng để đạt được mục tiêu net-zero
-
TS. Trần Xuân Lượng: Chưa thông qua Luật Đất đai vì cần thời gian để thống nhất một số nội dung