Ông chủ Kềm Nghĩa - Nguyễn Minh Tuấn: Hãy trả lại cho cộng đồng khi bạn đã gặt hái thành quả từ họ

11:28 08/04/2021

Đằng sau sự thành công như hiện nay, mấy ai biết được rằng; trước kia ông Nguyễn Minh Tuấn – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Kềm Nghĩa – chỉ là một thợ mài kềm nhỏ nhoi bên đường. Nhưng ông đã không vì thể mà dừng đi khát vọng phát triển bản thân và nâng tầm thương hiệu Việt.

Doanh nhân Nguyễn Minh Tuấn. Nguồn ảnh: Internet
Doanh nhân Nguyễn Minh Tuấn. Nguồn ảnh: Internet.

Doanh nhân Nguyễn Minh Tuấn sinh ra và lớn lên ở vùng Đồng Tháp Mười, từng rong ruổi cùng gia đình trên những chuyến mưu sinh nhọc nhằn kiếm từng bữa cơm. Ở tuổi 14 đến 16, ông Tuấn đã làm việc như một lao động vì người cha là một nông dân nghèo vì vậy anh đã phải cố gắng để kiếm tiền cho gia đình. Ông đã có một mong muốn mạnh mẽ để trở thành như ông chủ của mình và công việc đã được định hình là kềm cắt móng tay. Người Việt gốc Hoa kiểm soát tất cả các thương mại trong cắt móng tay kể từ nhà máy sản xuất kềm cắt cho đến mài và đánh bóng. Thị trường nước ngoài thì không có sẵn tại thời điểm này. Ông đã có giấc mơ làm giàu này và cách duy nhất cho ông là nhà máy sản xuất và thương mại trong kinh doanh kềm cắt móng tay. Khi lần đầu tiên bắt đầu trong việc định hình kéo cắt móng tay vốn của ông chỉ là một vài đồng.

Cơ duyên đã đưa ông Nguyễn Minh Tuấn đến với nghề mài kềm là từ người chị hành nghề làm móng cần một người mài kềm. Thời điểm đó tại Sài Gòn, ông Tuấn theo học cách kinh doanh từ ông Năm Sài Gòn và kỹ thuật mài từ ông Sáu thợ thiếc. Để rồi tới lúc ra nghề, ông đã nuôi dưỡng ước mơ lớn từ bàn mài kềm nhỏ bên lề đường từ những năm 1982 – 1983. 

Khởi nghiệp khi mới 21 tuổi, lúc mới lập gia đình và còn quá non nớt, anh đã từng thất bại nhiều lần khi đi chào mài kềm ở các tiệm làm móng. “Rồi tôi nghĩ ra viêc lấy những mẩu giấy nhỏ ghi tên và địa chỉ bàn mài kềm của mình gởi đến từ tiệm làm móng cùng với việc tặng aceton cho họ. May mắn đã mỉm cười với tôi khi tôi có khách hàng đầu tiên, rồi từ từ ai cũng biết đến anh Tuấn mài kềm ỏ góc đường Lê Thánh Tôn.” – ôngTuấn bồi hồi nhớ lại.

Từ một tủ mài kềm anh đã có một cửa hàng nhỏ bán phụ liệu tóc, vật dụng làm móng. Nhận ra những cây kềm mình đã mài sẽ mang đến cho mình một cơ hội kinh doanh lớn hơn, ông Tuấn bắt đầu tư xưởng làm kềm với quy mô khoảng 300m2. Năm 1992, xưởng sản xuất kềm Nghĩa đầu tiên ra đời lấy tên là “Nghĩa Sài Gòn”. Giấc mơ trở thành một ông chủ giàu có, nhưng cũng đánh đổi nhiều thứ, phải chịu cực, chịu nhục khi ra ngồi ở vỉa hè, rồi năn nỉ khách hàng mài kềm, mua kềm của mình, khi bị đuổi không cho thuê mặt bằng vì người ta ghen tức, đố kỵ… lại càng làm ông quyết tâm, nỗ lực, kiên trì vượt qua.

Thời cơ đến với ông Tuấn vào những năm 1995, khi tin đồn sử dụng kềm chung làm lây nhiễm bệnh HIV/AIDS, nhiều người cố gắng sắm cho mình một chiếc kềm, do đó doanh số bán ra của Kềm Nghĩa giai đoạn này tăng vọt. Đặc biệt khoảng những năm cuối thế kỷ 20, khi ở Mỹ rộ lên nghề làm móng, mà đa số người Việt làm nghề này và khi về nước họ được giới thiệu mua, rồi truyền miệng nhau về chất lượng chiếc kềm Nghĩa. Tận dụng cơ hội Kềm Nghĩa đã xây dựng thành công hệ thống đại lý và nhà phân phối trong nước. Sản phẩm Kềm Nghĩa với chất lượng vượt trội và uy tín cao đã chiếm một vị trí vững chắc trong lòng thợ làm móng chuyên nghiệp và người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Lợi thế từ “ngành nail” do người Việt du nhập qua Mỹ phát triển rất mạnh nên Kềm Nghĩa theo chân Việt Kiều gia nhập thị trường Mỹ bằng con đường xách tay ngày càng nhiều. Ông chủ Kềm Nghĩa không tin rằng sản phẩm được đánh giá cao khi được giới chuyên nghiệp trong ngành công nghiệp dịch vụ nail xếp hàng thứ 3 thế giới. Hiện nay, Kềm Nghĩa đã xây dựng 30 đại lý trên 14 tiểu bang tại Mỹ để thúc đẩy phát triển tại thị trường tiềm năng này.

Là người từng trải, có kinh nghiệm nhưng Anh Tuấn từng đưa ra những quyết định táo bạo, đi ngược thông lệ thị trường và phải... trả giá. Năm 2007, khi kinh tế vĩ mô gặp khó khăn, anh quyết định tăng giá bán 2 lần lên đến 75%, khiến doanh số bán ra của công ty giảm 40%, buộc lòng phải thu hẹp sản xuất, thị trường phản ứng rất dữ dội, nhiều khách hàng lâu năm bỏ đi hoặc chọn mua dòng sản phẩm thấp hơn của Kềm Nghĩa. “Nhìn lại, chúng tôi vẫn thấy mình không làm sai, chỉ sai khi tung ra không đúng thời điểm. Bởi chiến lược về giá của công ty lúc đó là đánh vào dòng sản phẩm cao cấp chứ không phải sản phẩm thấp cấp, sản phẩm của chúng tôi là độc quyền ", anh Tuấn cho đó là bài học kinh nghiệm lớn trong kinh doanh.

“Hãy trả lại cho cộng đồng khi bạn đã gặt hái thành quả từ họ”. Đó là cốt lõi của văn hóa kinh doanh của Kềm Nghĩa và mang Kềm Nghĩa gần cộng đồng, trả lại bằng cách chia sẻ một phần lợi nhuận của mình cho cộng đồng - ông Tuấn chia sẻ.

Như vậy, từ chiếc tủ nhỏ bên vỉa hè nơi ông Nguyễn Minh Tuấn – nhà sáng lập thương hiệu hành nghề mài kềm, đến năm 1992, xưởng sản xuất Kềm Nghĩa đầu tiên ra đời với cái tên “Nghĩa Sài Gòn” với diện tích mặt bằng khoảng 200 m2. Cho đến nay, Kềm Nghĩa đã sở hữu 3 nhà máy sản xuất hiện đại với tổng diện tích sản xuất là 20.000 m2. Kềm Nghĩa sở hữu các thông số kỷ lục ấn tượng như: Hệ thống phân phối sản phẩm có mặt tại hầu hết các trung tâm thương mại, các vùng miền kinh tế với hơn 140 đại lý, nắm giữ trên 80% thị phần trong nước, sản lượng đạt hơn 10.000.000 sản phẩm/năm, số lượng cán bộ nhân viên hơn 2000 người, sản phẩm của Kềm Nghĩa có mặt tại hơn 30 quốc gia trên toàn thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Nga, Canada, Úc... và nhận được sự tín nhiệm cao từ giới tiêu dùng chuyên nghiệp...

TH