Kiểm soát tài chính cá nhân hiệu quả với 4 kỹ năng cần thiết

11:14 09/02/2023

Biết cách kiểm soát tài chính cá nhân sẽ giúp bạn tự chủ trong quá trình chi tiêu và độc lập hơn trong cuộc sống của riêng mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể quản lý hiệu quả các khoản chi tiêu cá nhân. Do đó, 4 kỹ năng cần thiết mà ai cũng nên có để không phải đối mặt với những âu lo xoay quanh về tài chính.

Để quản lý nguồn chi tiêu hiệu quả, mỗi cá nhân cần trang bị cho mình 4 kỹ năng cần thiết. Cụ thể:

1. Quản lý tốt chi tiêu cá nhân

Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân, đặc biệt là các khoản chi tiêu là yếu tố đầu tiên cần được tích lũy và trau dồi. Để làm được điều này, bạn cần bắt đầu từ việc dừng chi tiền cho những món đồ không cần thiết. Trước khi mua 1 món hàng hóa nào đó, bạn nên dừng lại để cân nhắc xem, liệu nó có giúp ích cho cuộc sống của mình hiện tại không, hay mình có thể sử dụng nó trong bao lâu? Nếu câu trả lời đưa ra là thỏa đáng thì hãy sắm món hàng ấy nhé!

Nói chung, quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả đơn giản là khi bạn biết cách chi tiền hợp lý với mục đích rõ ràng. Theo các chuyên gia, công thức chung để kiểm soát tốt nguồn chi tiêu được gói gọn trong 3 bước:

  1. Ghi chép lại danh sách chi tiêu và số tiền đã sử dụng.

  2. Xác định đâu là khoản chi cần thiết và không cần thiết.

  3. Cắt bỏ ngay những khoản không cần thiết để tiết kiệm tiền hiệu quả hơn.

Quản lý tài chính cá nhân bằng cách quản lý tốt chi tiêu

2. Lên kế hoạch cho tương lai về duy trì nguồn tài chính cá nhân

Ngoài ra, để duy trì nguồn tài chính cá nhân, bạn cần có kỹ năng lên kế hoạch cho tương lai. Nhờ đó, bạn có thể hoạch định lộ trình chi tiêu rõ ràng trong thời gian sắp tới. Đặc biệt, kế hoạch này là yếu tố chính giúp bạn đứng vững trước những rủi ro bất chợt xảy đến trong cuộc sống.

Kế hoạch tài chính cho tương lai cần gắn liền với mục tiêu cụ thể. Tùy vào những ước mơ, mong muốn riêng mà bạn có thể thiết lập khung thời gian phù hợp. Để kế hoạch tương lai được tạo dựng một cách chắc chắn, bạn nên chia chúng ra thành dự định ngắn hạn và dài hạn. 

Trở thành chuyên gia tài chính cá nhân nhờ kỹ năng lên kế hoạch 

Cụ thể, kế hoạch ngắn hạn có thể phục vụ cho những mong muốn trong tương lai gần như học thêm kỹ năng mới hay sắm sửa những món cần thiết cho gia đình. Bên cạnh đó, những dự định dài hạn sẽ liên quan đến ước mơ cao hơn trong cuộc sống như dự trù cho thời gian hưu trí hay xây dựng nhà riêng.

Kế hoạch tài chính cá nhân trong tương lai cần được xây dựng dựa trên lộ trình gồm 2 bước sau:

  1. Không ngừng tiết kiệm

  2. Củng cố nguồn thu nhập để thực hiện mục tiêu

3. Kỹ năng tích lũy thu nhập thụ động

Để cải thiện nguồn tài chính cá nhân cho những mục tiêu đặt ra trong cuộc sống, bạn có thể trang bị cho mình kỹ năng tăng thu nhập thụ động. Nguồn thu này có thể đến từ 1 công việc phụ hay những khoản đầu tư sinh lợi. Việc lựa chọn kênh đầu tư sẽ phụ thuộc vào mục tiêu sinh lợi và tính cách của mỗi cá nhân.

Cụ thể, nếu bạn là người am hiểu về thị trường tài chính và có khả năng phán đoán nhạy bén thì chứng khoán hay forex là 2 kênh đầu tư dành cho bạn. Bên cạnh đó, nếu bạn đi theo hướng đầu tư an toàn và tìm kiếm nguồn lợi nhuận ổn định thì hãy bắt đầu với vàng hoặc gửi tiết kiệm ngân hàng nhé!

Làm giàu nguồn tài chính cá nhân nhờ đầu tư

Đối với các nhà đầu tư mới, chưa có kinh nghiệm “chinh chiến” trên thị trường, cũng như không có nhiều thời gian tìm hiểu về giao dịch, bạn có thể tìm đến dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân để nghe lời khuyên từ các chuyên gia trên thị trường. Đội ngũ này không những giúp những nhà đầu tư số 0 tìm được kênh đầu tư phù hợp mà còn hỗ trợ bạn hết mình trong việc kiểm soát các rủi ro. 

4. Kỹ năng quản lý ngân sách của bản thân

Một kỹ năng quan trọng khác trong việc quản lý tài chính cá nhân mà bạn cần trau dồi là quản lý ngân sách của bản thân. Khác với quản lý chi tiêu, kế hoạch quản lý ngân sách yêu cầu bạn biết cách kiểm soát dòng tiền một cách toàn diện. Để làm được điều này, đầu tiên bạn cần dự trù các khoản tiền để đáp ứng nhu cầu cá nhân hay xử lý các khoản nợ (nếu có) trước khi bước vào giai đoạn tiết kiệm hoặc đầu tư.

Kiểm soát nguồn tài chính cá nhân nhờ kỹ năng quản lý ngân sách

Khi đã ổn định được tài chính, bạn cần biết cách phân chia khoản tiền phù hợp cho những khoản chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư để sinh lợi một cách hợp lý. Có như thế, đời sống cá nhân của bạn sẽ trở nên “dễ thở” hơn và sớm đạt được mục tiêu mà mình đã đặt ra. Một trong những quy tắc tối ưu để quản lý ngân sách là dựa theo công thức sau đây:

  • Dành 50-60% cho những khoản phí cố định như tiền nhà, điện, nước và chi phí đi lại,

  • Dành ra 10% để đầu tư sinh lợi,

  • Chi 5-10% cho những khoản tiết kiệm ngắn hạn và dài hạn. Nên trích 1 khoản để trong ví hoặc thẻ ATM, đề phòng cho những trường hợp bất ngờ,

  • Dành ra 20-35% cho việc chi tiêu tự do như ăn uống cùng bạn bè, đi du lịch xa hay mua sắm.

Trên là 4 kỹ năng cần thiết để trở thành chuyên gia tài chính cá nhân của bản thân. Mong rằng bạn có thể tích lũy chúng càng sớm càng tốt để giảm bớt gánh nặng tiền bạc. Đồng thời, giúp bản thân vững vàng hơn trước những biến cố bất ngờ. 

TH