Những kỹ năng hữu ích đảm bảo trí tuệ nhân tạo AI không thể thay thế con người

10:29 17/10/2023

ChatGPT được ra mắt vào tháng 11/2022 giúp người dùng rút ngắn thời gian giải quyết vấn đề thông qua việc trả lời các câu hỏi về nhiều chủ đề và lĩnh vực khác nhau. Trên thực tế, lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) đã ra đời năm 1956 nhưng chưa phổ biến.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Kể từ khi ChatGPT xuất hiện vào tháng 11 năm 2022, nó đã nhanh chóng tạo cơn sốt trong lĩnh vực công nghệ. Sinh viên sử dụng công cụ này như một hình thức tổng hợp thông tin, giúp họ viết bài luận tốt nghiệp nhanh chóng hơn; trong khi các nhà tiếp thị đã tận dụng ChatGPT để soạn email;... Khi công nghệ này ngày một phổ biến hơn, con người bắt đầu lo lắng về nguy cơ trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế con người, khiến tỷ lệ thất nghiệp ngày một tăng cao.

Tuy nhiên, trí thông minh nhân tạo từ lâu đã xuất hiện xung quanh chúng ta. Trên thực tế, lĩnh vực trí tuệ nhân tạo AI đã ra đời năm 1956 nhưng những năm gần đây mới dần trở nên phổ biến.

Để ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào công việc một cách có hiệu quả, các chuyên gia đã đưa ra những lời khuyên như sau:

1. Không để AI thay thế con người hoàn toàn

Nhiều công ty hiện nay đang sử dụng phần mềm và trí tuệ nhân tạo để quản lý nhân sự, sản phẩm và dịch vụ. Sự can thiệp của công nghệ này giúp giảm bớt gánh nặng công việc cho với nhân viên, cho phép họ tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng hơn.

Tuy vậy, từ mặt kỹ thuật, việc tự động hóa đang trải qua quá trình tiếp quản nhiều khía cạnh công việc, nhưng doanh nghiệp vẫn cần sự giám sát của con người. Ví dụ, bộ phận kế toán hoặc nhân sự có thể sử dụng phần mềm để theo dõi doanh thu và chi phí. Tuy nhiên, khi có sự cố trong hệ thống hoặc lỗi, điều quan trọng là có con người có kiến thức chuyên môn để phát hiện và khắc phục. Do đó, vai trò của con người vẫn rất quan trọng.

2. Trí tuệ cảm xúc

Trí tuệ cảm xúc (EQ) đơn giản là khả năng kiểm soát và thể hiện cảm xúc của bạn, cũng như hiểu và định hình cảm xúc của người khác. Dù bạn đang tương tác với đồng nghiệp, người sử dụng dịch vụ hoặc khách hàng, EQ là một khía cạnh quan trọng mà bạn cần phải có.

Mặc dù có các loại robot được phát triển với trí thông minh nhân tạo để đọc các dấu hiệu cảm xúc, nhưng chúng không thể thay thế con người, đặc biệt trong những tình huống phức tạp. Chúng có thể ghi nhận cảm xúc, nhưng xây dựng mối quan hệ và thể hiện sự đồng cảm với khách hàng hoặc đồng nghiệp là một nhiệm vụ khác biệt. Ngay cả khi công việc không yêu cầu EQ, lợi thế của bạn so với một máy móc vẫn lớn hơn nhiều. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

3. Đặt ra vấn đề và đi tìm phương án giải quyết

Robot không có khả năng tự đặt ra vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề như những chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế sản phẩm, quảng cáo và tiếp thị phải làm.

Hãy tưởng tượng bạn đã tạo một quảng cáo trên Facebook, nhưng không có sự tương tác nào từ khách hàng. Máy tính có thể cung cấp một số công thức và điều chỉnh quảng cáo, nhưng nó không thể cung cấp giải pháp chính xác. Thông thường, bạn cần hiểu rõ sở thích của nhóm khách hàng của mình - những gì đang diễn ra trong tâm họ.

Giải quyết vấn đề một cách sáng tạo có thể liên quan đến nhiều khía cạnh, chẳng hạn như giải quyết xung đột giữa các nhân viên, giải quyết các lo ngại của khách hàng, hoặc thậm chí là điều chỉnh các quy trình làm việc nội bộ để đáp ứng mong muốn của đại đa số.

4. Kỹ năng giao tiếp

Khi công nghệ ngày càng phát triển, đồng nghĩa với việc robot được sáng chế có khả năng giao tiếp với nhau, thậm chí với con người. Tuy nhiên, chúng vẫn không thể thay thế hoàn toàn con người - cả trong môi trường nội bộ của công ty và trong giao tiếp với đối tác và khách hàng.

Khi nói về kỹ năng giao tiếp, không chỉ quan trọng kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ, mà còn cần quan tâm đến kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ; những khía cạnh này thường quan trọng như kỹ năng nói của bạn. Một điều đơn giản là robot không thể giao tiếp với con người bởi suy cho cùng nó cũng chỉ là một loại máy móc.

H.C (t/h)