Doanh nghiệp nước ngoài dồn dập đến Việt Nam
Theo thông tin từ cơ quan chức năng, từ đầu năm đến nay, lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai liên tục đón tiếp đại diện của các hiệp hội doanh nghiệp các nước như: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ… đến tìm hiểu và khảo sát môi trường đầu tư và đề xuất xây dựng dự án.
Ảnh minh hoạ về thu hút đầu tư doanh nghiệp nước ngoài. |
Kể từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ có tuyên bố chung: “Chính thức nâng cấp quan hệ lên mức Đối tác chiến lược toàn diện vì hoà bình, hợp tác và phát triển bền vững” vào năm 2023, thì Việt Nam cũng trở thành điểm lựa chọn xúc tiến đầu tư và đề xuất dự án của một số tập đoàn lớn tại quốc gia này. Cụ thể, Tập đoàn Coherent đề xuất đầu tư 3 dự án công nghệ cao trong lĩnh vực quang học tiên tiến, đo lường và sản xuất linh kiện bán dẫn. Tập đoàn TWG đề xuất đầu tư đô thị thông minh...
Trong khi đó, Tập đoàn Harbor Star Engineering Global của Hàn Quốc lại mong muốn đầu tư “Dự án khu đô thị, thương mại, dịch vụ, giải trí và logistics xung quanh khu vực Sân bay Long Thành”. Còn Tập đoàn Aeon Mall của Nhật Bản lại tiến hành xúc tiến đầu tư “Dự án trung tâm thương mại tại TP. Biên Hòa, quy mô gần 12 ha, tổng mức đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng”.
Ông Alexander Ziehe, Chủ tịch Hiệp hội Các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam nói: “Tôi rất ấn tượng với môi trường mở cửa và chuyên nghiệp mà Đồng Nai đang xây dựng đối với cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Đức”. Và gần đây, hơn 40 doanh nghiệp Đức đã đến Đồng Nai tìm hiểu cơ hội đầu tư vào địa phương này...
Các doanh nghiệp FDI giới thiệu công nghệ hiện đại tại Triển lãm VIMF 2024 vừa tổ chức ở Bình Dương (Ảnh: Ngọc Thanh). |
Không chỉ riêng Đồng Nai mà tại Bình Dương, từ đầu năm đến nay đã có hàng loạt nhà đầu tư nước ngoài đến gặp gỡ với lãnh đạo UBND tỉnh để đề xuất dự án. Trong đó, Tập đoàn Warburg Pincus (Hoa Kỳ) đề xuất đầu tư “Dự án Trung tâm thương mại điện tử xuyên biên giới”; Tập đoàn A.P Moller Maersk (Đan Mạch) mong muốn “đầu tư Trung tâm logistics quy mô lớn”. Còn Tập đoàn Tokyu của Nhật Bản vì muốn phát triển lĩnh vực công nghệ cao nên đang nghiên cứu, khảo sát địa điểm để “đầu tư vào công nghệ bán dẫn tại Bình Dương”.
Gần đây nhất, ngày 7/11, tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Dương, ông Yeh Ming Yuh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Polytex Far Eastern Việt Nam thông báo “Kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bình Dương để nâng tổng vốn lên 1,54 tỷ USD tại địa phương này”.
TP.HCM là một trong các tỉnh/thành phố phía Nam nhận được nhiều sự quan tâm đầu tư nhất của các Tập đoàn lớn về công nghệ cao. Trong đó, Tập đoàn NVIDIA (Hoa Kỳ) liên tục cử các đoàn đến “khảo sát địa điểm để thiết lập Trung tâm Nghiên cứu, phát triển và đào tạo về trí tuệ nhân tạo (AI)”. Tập đoàn Eaton; Tập đoàn Evolution (thuộc Quỹ đầu tư Warburg Pincus) đề xuất “đầu tư trung tâm dữ liệu tại Khu công nghệ cao Thành phố”.
Ngoài ra, một loạt các “ông lớn” khác của Hoa Kỳ cũng gửi đề xuất đầu tư dự án đến UBND TP.HCM như “Smart Tech Group đề xuất đầu tư một nhà máy sản xuất pin để lưu trữ điện năng với số vốn từ 340 đến 850 triệu USD”..
Theo dự kiến, cuối tháng 11/2024, một phái đoàn các quỹ đầu tư hàng đầu của Hoa Kỳ sẽ tới TP.HCM để tổ chức hội nghị chia sẻ kinh nghiệm IPO và đóng góp ý kiến xây dựng trung tâm tài chính tại đây. Đến đầu năm 2025, hơn 30 doanh nghiệp Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đến TP.HCM để triển khai các thỏa thuận đã ký kết…
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc đã bắt đầu…
Trong khi các cuộc hội thảo khoa học quốc gia về “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” đang được diễn ra. Mục đích để làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn, tìm ra các giải pháp phát triển trong Kỷ nguyên mới, thì việc hàng loạt các doanh nghiệp nước ngoài dồn dập đến Việt Nam để xúc tiến đầu tư và đề xuất dự án là “tin vui” của dân tộc…
Tổng Bí thư Tô Lâm. |
Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập có đăng tải bài viết: “Gỡ ‘điểm nghẽn’ thể chế, doanh nghiệp không bị mắc kẹt trong rừng thủ tục”. Đây cũng là quan điểm của Tổng Bí thư Tô Lâm về “đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp”. Theo khảo sát Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2024 của VCCI cho thấy: “Quá trình hoạt động đã "mắc kẹt" trong rừng thủ tục khi có tới 61% doanh nghiệp gặp khó khăn trong thực hiện thủ tục đề nghị cấp phép kinh doanh; 61,36% doanh nghiệp còn phải trả chi phí không chính thức cao trong hoạt động cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện”…
Liên quan đến thể chế, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ ra “hệ thống pháp luật còn có quy định mâu thuẫn…”. Theo Tổng Bí thư cho biết: 3 điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là “thể chế; hạ tầng và nhân lực”. Trong đó, thể chế là “điểm nghẽn” của “điểm nghẽn”. Vì vậy, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị việc “chủ động phát hiện và tháo gỡ nhanh nhất những điểm nghẽn”…
Theo các chuyên gia phân tích: Những năm trước đây, doanh nghiệp nước ngoài còn “e, dè” Việt Nam vì ngại việc “rườm rà” về thủ tục. Tuy nhiên, khi “cánh cửa thị trường” Việt Nam được mở rộng để hội nhập quốc tế thì những thủ tục “rườm ra” cũng dần được cắt giảm thông qua các Chính sách ban hành. Vì vậy, việc tháo gỡ “điểm nghẽn” lần này không chỉ giúp doanh nghiệp trong nước không bị vướng kẹt trong “rừng” thủ tục, mà còn tạo điều kiện thuận lợi và thu hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam…
Hiện nay, Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nhưng nhìn lại lịch có thể thấy, những thành tựu mà hai quốc gia này có được chính là việc tháo gỡ “điểm nghẽn” thể chế để thu hút đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài và dễ dàng hội nhập với thị trường quốc tế. Và hiện nay, Việt Nam cũng đang tiến hành tháo gỡ các “điểm ngẽn” để tạo ra sự “đột phá của đột phá”, đưa dân tộc bước vào Kỷ nguyên mới.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” đã thực sự bắt đầu…