
Phú Thọ: Người dân ở huyện Lâm Thao tiếp cận nhanh chóng nguồn vốn vay ưu đãi
Để người dân tiếp cận nhanh chóng, thuận lợi với các chương trình tín dụng ưu đãi, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Lâm Thao đã chủ động khơi thông nguồn vốn, giải ngân kịp thời vốn cấp trên giao, vốn quay vòng, đáp ứng nhu cầu của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác bằng việc đẩy mạnh công tác truyền thông, phân công cán bộ tín dụng bám nắm địa bàn.

Với thủ tục đơn giản không cần tài sản thế chấp, giao dịch ngay tại địa bàn người dân sinh sống, nhiều hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Lâm Thao đã tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH để vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Ngân hàng CSXH huyện đã thành lập các điểm giao dịch tại tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn, phối hợp với các tổ chức đoàn thể thực hiện ủy thác vốn vay mà đầu mối là 223 Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV). Các tổ TK&VV không chỉ là kênh dẫn vốn trực tiếp xuống tận cơ sở, từng hộ dân phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác mà còn giúp các hộ vay vốn sử dụng hiệu quả, nâng cao ý thức thực hành tiết kiệm.
Các chính sách tín dụng ưu đãi của Ngân hàng CSXH huyện kết hợp với chương trình khuyến nông, khuyến công, chuyển giao khoa học kỹ thuật đã giúp đời sống của các hộ dân nghèo chuyển biến rõ rệt. Từ những phương thức sản xuất lạc hậu, manh mún, đến nay nhiều hộ nghèo đã biết áp dụng tiến bộ khoa học mới, mạnh dạn đầu tư vốn phát triển chăn nuôi, trồng trọt các loại cây, con giống cho giá trị kinh tế cao.
Ông Hoàng Văn Dũng - Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Lâm Thao cho biết: Thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục có những giải pháp linh hoạt, chủ động trong huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến các đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các địa bàn có khó khăn như: Xuân Huy, Xuân Lũng, Tiên Kiên. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn; tập trung giải ngân vốn, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Đến nay, Ngân hàng CSXH huyện đã tổ chức cho vay 11 chương trình tín dụng ưu đãi với tổng dư nợ gần 319 tỉ đồng, gần 6.700 khách hàng. Trong đó một số xã có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn mức bình quân của toàn huyện: Thị trấn Lâm Thao tăng 17,39%, Tiên Kiên tăng 15,87%, Xuân Huy tăng 13,8%, Thạch Sơn tăng 11,64%, Bản Nguyên tăng 10,7%, Sơn Vi tăng 9,9%. Dư nợ cho vay chủ yếu là hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo, cho vay giải quyết việc làm, nhà ở xã hội, cho vay học sinh, sinh viên…
P.V
Cùng chuyên mục


Lợi nhuận của PG Bank có thể lên tới 150 tỷ đồng trong quý I/2023

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng đạt thỏa thuận bán 15% vốn điều lệ cho Ngân hàng SMBC của Nhật Bản

Ngân hàng ACB đề xuất chia cổ tức năm 2022 với tổng tỷ lệ 25%

Lienvietpostbank được Tổ chức xếp hạng quốc tế Moody’s nâng hạng tín nhiệm

Lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh xuống thấp nhất trong 9 tháng
-
Đề xuất mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là rất đáng hoan nghênh
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản