Ngân hàng Trung ương châu Âu tạm dừng gói kích thích kinh tế để chống lại lạm phát
- 178
- Hội nhập
- 17:07 16/04/2022
DNHN - 14/4, ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã họp và xác nhận kế hoạch chấm dứt gói kích thích kinh tế trong quý 3/2022 khi lo ngại rằng lạm phát cao có thể kéo dài và vượt khỏi tầm kiểm soát ngay cả khi xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine có thể được kiểm soát.

Ngân hàng trung ương châu Âu đã và đang trong quá trình thay đổi chính sách tiền tệ nới lỏng sang siết chặt chậm hơn khá nhiều so với các ngân hàng trung ương khác trên thế giới khi lo ngại rằng quá trình này có thể làm sụp đổ tăng trưởng kinh tế bền vững trong bối cảnh các sắc lệnh trừng phạt kinh tế với Nga vốn đã tạo ra một thị trường giá năng lượng cùng nhiều mặt hàng tăng vọt, đưa lạm phát lên mức kỉ lục và đẩy nền kinh tế vào vùng nguy hiểm. Nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp đã chịu ảnh hưởng nghiêm trọng khi lạm phát cao kỉ lục 7,5% trong tháng 3 và có thể còn tiếp tục tăng trong điều kiện giá khí đốt vẫn liên tục tăng.
Trái ngược với các ngân hàng trung ương khác như Hàn Quốc, Canada hay New Zealand đã tăng lãi suất trong cuộc họp gần nhất, ECB đã quyết định giữ nguyên các mức lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục. Cụ thể, ECB quyết định duy trì lãi suất đối với các hoạt động tái cấp vốn ở mức 0%, lãi suất cho vay ở mức 0,25% và lãi suất tiền gửi là -0,5%. Lần cuối ECB tăng lãi suất là hơn một thập kỷ trước để điều chỉnh lại lạm phát sau khủng hoảng kinh tế và đã giữ lãi suất tiền gửi của mình ở mức âm kể từ năm 2014.
Thị trường hiện định giá 63 điểm cơ bản trong đợt tăng lãi suất trước khi kết thúc năm, một mức giảm nhẹ so với 70 điểm cơ bản được định giá trước cuộc họp. Tỉ giá Euro/đô la Mỹ đã giảm xuống sau khi hồi phục trước cuộc họp khi thị trường kì vọng ECB sẽ có nhiều động thái siết chặn tiền tệ mạnh hơn nữa.
Tuy nhiên, ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã họp và xác nhận kế hoạch chấm dứt gói kích thích kinh tế trong quý 3/2022 khi lo ngại rằng lạm phát cao có thể kéo dài và vượt khỏi tầm kiểm soát ngay cả khi xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine có thể được kiểm soát. Ngay cả trong thời điểm hiện tại, chính sách của ECB vẫn chưa rõ ràng, ECB tránh bất kỳ cam kết chắc chắn nào ngoài thời điểm kết thúc mua trái phiếu để kích thích kinh tế vào quý 3, nhấn mạnh rằng chính sách là linh hoạt và có thể nhanh chóng thay đổi.
Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết: “Những rủi ro làm giảm đà tăng trưởng kinh tế đã gia tăng đáng kể do hậu quả của cuộc chiến ở Ukraine.”
“Chúng tôi sẽ duy trì nhiều lựa chọn, thay đổi chậm và giữ tính linh hoạt trong việc thực hiện chính sách tiền tệ của mình,” bà nói, phát biểu tại nhà khi đang hồi phục sau khi mắc Covid.
Đồng thời Lagarde cũng đưa ra một cảnh báo rõ ràng về lạm phát, lưu ý rằng kỳ vọng lạm phát dài hạn có dấu hiệu sớm vượt lên trên mục tiêu 2% của ECB, trái với kì vọng từ năm 2021 rằng lạm phát tạm thời do đứt gãy chuỗi cung ứng sẽ sớm chấm dứt. Tuy nhiên ngân hàng trung ương châu Âu sẽ thay đổi chính sách tiền tệ tối ưu nhất để giảm lạm phát, đồng thời duy trì tăng trưởng kinh tế của khu vực.
Một sự thay đổi không rõ ràng của ngân hàng trung ương là một dấu hiệu đáng lo ngại, có thể làm thị trường mất niềm tin vào khả năng duy trì ổn định giá cả của ngân hàng trung ương. Sau cuộc họp hiện thị trường chứng khoán đang đóng cửa nghỉ lễ và phải sang tuần mới thấy được phản ứng rõ ràng. Hiện giá khí đốt vẫn đang tiếp tục đà tăng cao và phá vỡ các kỉ lục giá cũ, giá dầu Brent sau khi giảm xuống dưới 100$ hiện đã tăng trở lại hơn 111$/thùng chỉ trong 3 ngày gần đây. Với động thái như hiện nay, giá cả các loại hàng hoá này có thể sẽ còn tiếp tục đà tăng mới, gây áp lực lên chính sách của khu vực châu Âu.
Nguyễn Dũng
Bài liên quan
- Lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
- Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Vật liệu tăng giá đột biến, Bộ Xây dựng muốn được "gỡ khó"
- Talkshow Quỹ FNF và triển vọng đầu tư tại Việt Nam: Tìm kiếm "chìa khóa" nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất một số quan điểm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
- Doanh nghiệp Việt đầu tư vốn ra nước ngoài tăng gấp đôi so với năm trước
- Chính sách tài chính tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp thời hậu dịch Covid-19
- Vướng mắc về kinh doanh cá cược bóng đá quốc tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính nói gì?
- Muốn xuất khẩu sản phẩm vào Anh phải dán nhãn hiệu UKCA
- Xu hướng xây dựng nhà hàng dựa trên trí tuệ nhân tạo tại Trung Quốc
- Tổ chức thành công Đại hội Chi bộ Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập nhiệm kỳ 2022 – 2025
- WB: Năm 2022 kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,5%
- Bộ Xây dựng: Thiếu đồng bộ trong các quy định của pháp luật về xây dựng, đô thị và đất đai
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người kế tục sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch
- Việt Nam sau 27 năm gia nhập ASEAN (28/7/1995-28/7/2022)
- Đầu tháng 8 lãi suất tiền gửi liên tục tăng cao
- Nửa đầu năm 2022 xuất khẩu cà phê sang EU tăng kỷ lục nhờ EVFTA
- Phi lí khi giá xăng dầu giảm, giá hàng hoá không giảm
- Ngành công nghiệp máy ảnh ở Nhật Bản chuyển mình trước "cơn bão" smartphone
Đọc thêm Hội nhập
Cuộc đua tại thị trường xe điện Indonesia của các nhà sản xuất Nhật Bản và Hàn Quốc
Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản và Hàn Quốc đang tham dự triển lãm ô tô tại Indonesia để mong muốn giới thiệu các mẫu xe thân thiện với môi trường của họ. Động thái này diễn ra khi nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á thúc đẩy công nghệ xanh để đáp ứng mục tiêu đầy tham vọng về giảm lượng khí thải carbon.
Grab cam kết tiếp tục đầu tư vào đội ngũ nhân viên trong khu vực
Ngoài ra, công ty công nghệ này cũng thông báo sẽ cung cấp suất học bổng trị giá 1 triệu USD hàng năm cho sinh viên trên khắp các nước Đông Nam Á. Đây là chương trình bổ sung cho các sáng kiến học bổng và trợ cấp hiện có dành cho con em tài xế của Grab, đối tác giao hàng và các nhà bán hợp tác cùng ở Singapore và Thái Lan.
Nhà lắp ráp chủ chốt cho iPhone Pegatron thay CEO mới
Việc cải tổ lại bộ máy quản lý diễn ra sau khi doanh thu và lợi nhuận hoạt động sụt giảm vào năm 2021 do Pegatron bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng chip toàn cầu vốn chưa từng có và hạn chế nguồn cung điện ở Trung Quốc.
Gã khổng lồ chip Trung Quốc SMIC giảm báo cáo lợi nhuận giảm 25%
Lợi nhuận trong quý 2 đã giảm so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 514 triệu USD, công ty niêm yết tại Hồng Kông và Thượng Hải cho biết hôm thứ Năm (11/8).
Walt Disney đạt doanh thu 21,5 tỷ USD trong quý III tài khóa 2021-2022
Ngày 10/8, Tập đoàn giải trí và truyền thông đa phương tiện Walt Disney công bố báo cáo cho thấy tập đoàn gặt hái doanh thu 21,5 tỷ USD trong quý III tài khóa 2021-2022, tăng 26% so với cùng kỳ.
Honda tăng dự báo lợi nhuận nhờ đồng yên yếu hơn
Honda Motor ngày 10/8 đã điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận hoạt động cho năm tài chính 2022 kết thúc vào tháng 3 năm 2023, mức tăng này được cho là xuất phát từ đồng yên yếu.
Deliveroo lên kết hoạch rút khỏi thị trường Hà Lan khi chứng kiến khoản lỗ ngày càng lớn
Deliveroo cho biết, họ đang tham khảo ý kiến về kế hoạch rút khỏi thị trường Hà Lan, điều này sẽ đánh dấu lần rút lui mới nhất khỏi một thị trường lớn ở châu Âu của công ty. Công ty trước đó đã rút khỏi Tây Ban Nha vào năm ngoái và Đức vào năm 2019.
Nền kinh tế Singapore sẽ tăng trưởng chậm lại trong quý 2
Nền kinh tế Singapore sẽ tăng trưởng chậm hơn so với ước tính ban đầu trong quý 2, điều này cho thấy tác động từ cuộc chiến Ukraine và lạm phát tăng cao.
Hãng mỹ phẩm hàng đầu Nhật Bản Shiseido cắt giảm dự báo lợi nhuận
Trong tương lai, Shiseido muốn tăng cường sức mạnh thương hiệu bằng cách phân tích rõ hơn cho người dung về công dụng khoa học đằng sau các sản phẩm mỹ phẩm của mình, CEO Masahiko Uotani cho biết.
Cathay Pacific báo cáo khoản lỗ trong năm thứ ba liên tiếp
Cathay Pacific Airways ngày hôm nay (10/8) cho biết, họ đã ghi nhận khoản lỗ ròng trong nửa đầu năm nay, đánh dấu mức lỗ trong năm thứ ba liên tiếp.