Hiện có rất nhiều chính sách nhưng đầu tư cho công nghệ là chính sách cần làm ngay để tăng khả năng cạnh tranh, tạo nên sự khác biệt cho nông sản Việt Nam.
Những năm qua, chỉ số đổi mới, sáng tạo của Việt Nam liên tục thăng hạng trên bản đồ thế giới là điều đáng mừng. Tuy nhiên, cũng cần phải biết rằng các nước không đứng yên, thậm chí nếu không nhanh chân hơn nữa, Việt Nam vẫn có nguy cơ lỡ "chuyến tàu 4.0", bị bỏ lại phía sau.
Việc số hoá, cách mạng 4.0 luôn là chủ đề được nhắc tới gần đây. Song, không phải cái gì muốn cũng có thể làm được, nhất là khi tiềm lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn yếu. Tuy nhiên, khi Việt Nam đứng trước áp lực mở cửa nền kinh tế, doanh nghiệp không thay đổi sẽ bị tụt hậu.
Trao đổi kinh nghiệm thực tiễn, các chuyên gia từ CHLB Đức nhấn mạnh, chính sách công nghiệp là vô cùng cấp thiết mà nếu không có thì các quốc gia không thể phát triển bền vững được...
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Phi Vân, doanh nghiệp Việt Nam đang có nhiều cơ hội để bước ra thị trường thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, thói quen tổ chức kinh doanh cũng như yếu kém về tiêu chuẩn chất lượng sẽ là rào cản không nhỏ để đưa nền kinh tế nước nhà cất cánh.
Trong quá khứ, thương hiệu được xem là một đối tượng, hay một khái niệm. Và chỉ bạn - chủ thương hiệu mới có mối quan hệ với thương hiệu. Cách nghĩ này cần được thay đổi: Thương hiệu, theo quan điểm mới, chính là các mối quan hệ.
Vài năm nay người ta nói nhiều đến công nghệ 4.0, những bước nhảy vọt của công nghệ kỳ vọng về một tương lai mua bán, thuê BĐS thuận tiện, tin cậy và minh bạch. Nhưng bước đầu của cuộc “cách mạng” 4.0 này vẫn không hiếm những câu chuyện cầu không tìm thấy cung.
Doanh nghiệp Việt đang rất hào hứng với các thông điệp của Chính phủ về 4.0, về nền kinh tế số. Những nội dung này vượt quá mong đợi của doanh nghiệp, chỉ cần thực thi một phần, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ.
Tự động hóa và Robot hóa đang là xu hướng chuyển đổi sản xuất của nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn CMCN 4.0, vậy lao động cần chuẩn bị gì để kịp thích ứng?
Sau nhiều lần lỡ hẹn, dự án vé xe buýt điện tử thông minh của TP.HCM sắp được triển khai thí điểm. Theo đó, thông qua thẻ xe buýt điện tử thông minh, việc thanh toán sẽ tiến tới không dùng tiền mặt, thậm chí không cần xuất trình thẻ học sinh – sinh viên.
Công nghệ thông tin (CNTT) giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, nếu công tác quản trị CNTT kém, sẽ gây thiệt hại rất lớn đối với doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thị trường lao động việt nam thời gian qua tiếp tục được phát triển theo hướng hiện đại hóa và định hướng thị trường; khuôn khổ luật pháp, thể chế, chính sách thị trường lao động từng bước được hoàn thiện. Chất lượng cung tăng lên; cơ cấu cầu lao động có chuyển dịch tích cực; thu nhập, tiền lương được cải thiện, năng suất lao động và tính cạnh tranh của nguồn nhân lực tăng lên.
Sáng 3/11/2018 , VinFast tổ chức lễ khánh thành nhà máy sản xuất xe điện thông minh và giới thiệu những mẫu xe đầu tiên tại KCN Đình Vũ, Hải Phòng. Đây là nhà máy sản xuất theo công nghệ 4.0 đầu tiên của Việt Nam.
Sáng ngày 31/10/2018, tại Hà Nội, Tạp chí Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội đã tổ chức Diễn đàn khoa học “Việc làm, tiền lương và năng suất lao động ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0” . Diễn đàn đã thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp, cơ quan chức năng và các chuyên gia cao cấp trong ngành.
Nhằm thúc đẩy tái cơ cấu theo hướng hiện đại hoá, các cấp từ Thành phố đến huyện tại Đà Nẵng đã ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hộ cá thể trong đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao.
Một sáng đẹp trời bạn tình cờ đọc được một bài báo đúng ngay đề tài bạn muốn tìm hiểu nhưng chỉ đọc được ba đoạn thì hết! Tờ báo đã dựng lên bức tường trả tiền mới được đọc trọn vẹn như rất nhiều báo nước ngoài đã áp dụng và khá thành công.
Đó là một trong những chia sẻ thú vị của ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần VNG tại Diễn đàn mở với chủ đề “ASEAN 4.0 cho tất cả" trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN 2018).
Cách mạng 4.0 đã phá vỡ các giá trị cũ, tạo ra giá trị mới. Kéo theo đó, thời đại mới cũng đặt ra những yêu cầu mới đối với người giữ chức cụ CEO. Làm thế nào để các CEO không bị tụt lùi so với thời đại? Câu trả lời sẽ có trong khóa học online đặc biệt: CEO - Giám đốc Điều hành chuyên nghiệp.