- Cơ quan ngôn luận của hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng phát triển nhanh tại Việt Nam bởi vậy cần hoàn thiện pháp luật TMĐT nhanh chóng, để các cá nhân, doanh nghiệp có kế hoạch kinh doanh lâu dài và an toàn.
Đó là chia sẻ của TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại hội thảo công bố báo cáo: “Dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam 2020”.
Các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới có phát sinh doanh thu tại Việt Nam phải nộp thuế và tuân thủ các quy định của pháp luật.
Sáng 13/8, bước vào ngày làm việc thứ 4 xét xử vụ án “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” do nguyên Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND TP Phan Thiết cố ý làm sai.
Công chức, viên chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính sẽ bị buộc thôi việc.
Đề cập đến thủ tục hành chính ở Việt Nam còn phiền hà, thời gian và chi phí cho thủ tục hành chính vẫn còn cao, chi phí không chính thức còn lớn; hệ thống pháp luật kinh doanh vẫn còn những điểm thiếu minh bạch, thiếu nhất quán, chưa bình đẳng… đang cản trở và trói buộc những nỗ lực phát triển của các địa phương và doanh nghiệp, TS Nguyễn Sỹ Dũng - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, thủ tục không chỉ là thủ tục mà chính là quyền năng, mà quyền năng thì sinh ra lợi ích, chính vì vậy lợi ích của bộ máy được gắn với quyền năng ấy nên phải giải quyết tận gốc của vấn đề mới đạt hiệu quả.
Theo luật sư Đặng Văn Cường, việc tổ chức người khác đi nước ngoài trái phép có thể bị phạt đến 15 năm tù.
Liên quan đến lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng, nhà ở hoặc thực hiện các dự án BT đến nay còn rất nhiều quy định pháp luật chồng chéo, bất cập, xung đột nhau, không những làm khó cho giới doanh nghiệp, nhà đầu tư, mà còn có thể gây thất thoát tài sản công.
Tình trạng chồng chéo, xung đột giữa các đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật đang gây nhiều khó khăn cho người dân, doanh nghiệp và cả các cơ quan nhà nước trong quá trình áp dụng pháp luật.
Luật Doanh nghiệp năm 2014 được dư luận chung đánh giá là một đạo luật tốt, nhưng luật này vẫn còn một số “khe hở”, nếu không muốn nói là không logic, thậm chí sai.
Pháp luật hiện hành công nhận kinh doanh dịch vụ đòi nợ, hay nhiều người gọi là “đòi nợ thuê” như một loại dịch vụ tại Nghị định 104/2007/NĐ-CP ngày 14/06/2007 của Chính phủ.
Ngoài các ngân hàng thương mại, cả nước hiện có 580 đại lý được phép mua, bán ngoại tệ tiền mặt.
Nhiều chuyên gia khẳng định tình trạng chậm trễ ban hành nghị định, tạo khoảng trống luật pháp quá lâu, gây “bối rối” cho các cơ quan thừa hành… là tình trạng phổ biến hiện nay và cần chấn chỉnh sớm.
Cần có luật về kiểm tra doanh nghiệp và luật về hộ kinh doanh là hai trong số nhiều đề xuất mới đây của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư (CIEM) nhằm đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả của lộ trình tái cơ cấu nền kinh tế.
Pháp luật về đấu thầu cho phép tổng giám đốc của tổng công ty ủy quyền cho cấp dưới là giám đốc chi nhánh ký đơn dự thầu, sử dụng con dấu để tham dự thầu với tư cách của tổng công ty.
Những vướng mắc, bất cập về quy định pháp luật về đất đai, trực tiếp là Luật Đất đai năm 2013 (sửa đối và bổ sung) hiện đang gây nhiều khó khăn và “trói chân” doanh nghiệp (DN). Đây là một trong những rào cản lớn nhất đối với doanh nghiệp khi thực hiện các dự án đầu tư và sản xuất kinh doanh.
Chiều 16/7, ông Nguyễn Đức Hải - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách - Trưởng Đoàn giám sát của UBTVQH đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu với chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài giai đoạn 2011 - 2016”.
Người quản lý của công ty đòi nợ tới đây có thể phải có trình độ học vấn từ đại học trở lên, người lao động trong lĩnh vực này cũng phải có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc một trong các ngành như kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh.