
Nét văn hoá truyền thống từ lễ hội Ngọc Hồi - Đống Đa ở Bình Định
Ngày mùng 4 Tết Quý Mão hàng nghìn người chen chân đổ về huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định để xem và dâng hương lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.
Cứ vào thời gian này hàng năm (chiều ngày mùng 4 và ngày mùng 5 Tết Nguyên đán) du khách thập phương nói chung và người dân tỉnh Bình Định nói riêng vô cùng náo nức du xuân lễ hội tết Đống Đa tại Bảo tàng Quang Trung, thị trấn Phú Phong, Tây Sơn, tỉnh Bình Định để tưởng nhớ tới công đức lẫy lừng của các thủ lĩnh phong trào Tây Sơn; người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ và kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, đánh thắng 29 vạn quân Thanh xâm lược.


Có thể nói đây là một trong những lễ hội lớn nhất cả nước những ngày đầu xuân. Lễ hội được tổ chức trọng thể, hoành tráng từ ngày mùng 4 đến ngày mùng 5 tháng Giêng âm lịch. Ngoài nghi lễ truyền thống còn xuất hiện nhiều hoạt động văn hóa dân gian như biểu diễn võ thuật Tây Sơn, trống trận Tây Sơn, đua thuyền, trò chơi dân gian, hát tuồng... Chương trình tế lễ Đống Đa diễn ra từ chiều mồng 4 Tết với nhiều nghi lễ cổ truyền đặc sắc được tổ chức tại điện Tây Sơn. Lễ tế được tổ chức tôn nghiêm, cả khu vực rộng lớn, cờ lọng, nghi trượng rợp trời, chiêng trống rền vang...
Vào ngày mùng 5 Tết, các mục chính gồm diễn văn ôn lại lịch sử Tây Sơn với cuộc đại phá quân Thanh, biểu diễn võ thuật, trống trận Tây Sơn và thao diễn trận pháp. Tiết mục võ thuật Tây Sơn được các võ sư, võ sĩ, nghệ nhân tên tuổi hàng đầu Bình Định biểu diễn các bài quyền truyền thống nổi tiếng của nhà Tây Sơn như: Lão mai độc thọ, Ngọc trản quyền, Hùng kê quyền; các bài võ sử dụng binh khí: Lôi long đao, Song phượng kiếm, Tuyết hoa song kiếm và Lôi phong tuỳ hình kiếm, hay các bài roi như Roi Thái sơn, Roi Hắc đảnh ô sơn … Ngoài ra tiết mục nhạc võ Tây Sơn là môn nghệ thuật độc đáo của tỉnh Bình Định, người biểu diễn vừa phải có tâm hồn nghệ sĩ, vừa là bậc võ sĩ siêu đẳng và luyện đôi tay thần diệu để tác dụng lên lòng trống, vành trống và thân trống bằng cả hai bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, cánh tay, tiếp xúc vào một bộ trống gồm 12 chiếc lớn nhỏ khác nhau gọi là "Song thủ đả thập nhị cổ", tạo nên những âm thanh hùng tráng khác lạ khiến người xem như bị lôi cuốn, thúc giục.
P.V
- Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: Doanh nghiệp phải tự lùi một bước để tiến hai bước
- Quảng Ninh khẩn trương xây dựng tuyến vận chuyển kết nối Cần Thơ
- Khánh Hòa: Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong
- Ngành dệt may Việt Nam duy trì vị trí thứ 3 về xuất khẩu trên thị trường thế giới
- Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa quý I đạt 118,9 nghìn tỷ đồng
Cùng chuyên mục


Đặc sản Khâu nhục thể hiện một phần văn hóa của đồng bào các dân tộc xứ Lạng

Festival Huế 2023: Nhiều chương trình nghệ thuật, mang đậm nét văn hóa truyền thống Cố đô

Quảng Nam: Lần đầu tiên tổ chức ngày hội khinh khí cầu tại bờ biển Thăng Bình

Đỉnh thiêng Fansipan, một đại diện vẻ đẹp Việt trên “trường đua” nhiếp ảnh quốc tế

Quảng Ngãi: Đón nhận Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh
-
Đề xuất mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là rất đáng hoan nghênh
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản