Nạn “scanlation” truyện tranh bất hợp pháp khiến các nhà sáng tạo Hàn Quốc đau đầu

19:00 26/08/2021

Tràn ngập những “dịch vụ scan” bất hợp pháp truyện tranh trên web ở nước ngoài đang gây ra thiệt hại ngày càng lớn về tài chính và ảnh hưởng tâm lý cho các nhà sáng tạo Hàn Quốc.

Mangago, web scanlation truyện tranh lậu lớn nhất
Mangago, web scanlation truyện tranh lậu lớn nhất. (Ảnh: kr)

“Scanlation” một từ ghép của “scan” (quét) và “translation” (dịch) dùng để chỉ một bài đăng trực tuyến của người hâm mộ các bộ truyện tranh được dịch nhưng chưa được chủ sở hữu bản quyền cho phép. Theo báo cáo của Tổ chức Trao đổi Văn hóa Quốc tế Hàn Quốc (KOFICE), hơn 1.300 trang web tổng hợp theo phương thức “scanlation” đang hoạt động tại hơn 30 quốc gia. Những trang này lưu trữ các bản dịch không có giấy phép và nghiệp dư, đăng tải lại truyện tranh từ web Hàn Quốc và các quốc gia khác bằng hơn 40 ngôn ngữ, thu về 334,8 tỷ lượt xem trang chỉ trong năm 2020.

“Scanlation” bất hợp pháp là một vấn đề phổ biến đối với những người sáng tạo truyện tranh trên web Hàn Quốc. Kim Dong-hoon, người đứng đầu Liên minh người sáng tạo Webtoon Hàn Quốc cho biết: “Hầu hết mọi webtoon được sản xuất tại Hàn Quốc đều bị scan và chia sẻ trực tuyến một cách bất hợp pháp. Đó là sự thất vọng của mọi người sáng tạo webtoon”.

Theo Ggang-e, một họa sĩ webtoon từ Lezhin Comics, động lực đằng sau những dự án dịch này là những độc giả trẻ đam mê truyện tranh thuộc nhiều quốc tịch khác nhau. Họ thành lập các nhóm dịch thuật, cộng tác qua internet và tuyên bố rằng các nghệ sĩ Hàn Quốc “nên tự hào” vì những nỗ lực quảng bá miễn phí trên toàn cầu mà họ mang lại.

Về lý do tại sao tình trạng không có giấy phép vẫn luôn tiếp diễn bởi các dịch giả nghiệp như cho rằng chi phí, chất lượng và tốc độ phát hành thương mại trên các nền tảng hợp pháp không đáp ứng được kỳ vọng của độc giả toàn cầu. Tuy nhiên, theo quan điểm của các nghệ sĩ, việc scan lậu là vi phạm bản quyền trắng trợn. “Tôi hoàn toàn bị sốc khi tìm thấy tác phẩm của mình trên một trang web nước ngoài bất hợp pháp cách đây hai năm. Chúng tôi, những người sáng tạo webtoon, phụ thuộc tài chính vào lượt xem của độc giả và lượt mua trên các nền tảng chính thức”, những tác phẩm này là trí tuệ của nghệ sĩ Junah, một nghệ sĩ webtoon từ Lezhin Comics chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với Korea Times.

Một số người còn trở thành nạn nhân bạo lực mạng nghiêm trọng vì đã lên tiếng bảo vệ quyền sở hữu. YD, nhà sáng tạo Lezhin Comics k cho biết: “Một số người dịch và độc giả bất hợp pháp khủng bố tôi bằng những lời vu khống, ngôn từ lạm dụng và hình ảnh xúc phạm vì tôi lên tiếng phản đối việc scan bất hợp pháp trên mạng xã hội”. Cô cho hay mình không phải người duy nhất trong lĩnh vực này phải tìm tới trị liệu điều trị trầm cảm do căng thẳng mà nạn scanlation bất hợp pháp gây ra. 92% người sáng tạo webtoon Hàn Quốc nói rằng các bản scan bất hợp pháp đã gây khó khăn cho việc sáng tạo truyện tranh hiện tại và hơn 50% đã cân nhắc từ bỏ sự nghiệp của mình vì các bản dịch bất hợp pháp.

Để chấm dứt tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài, chính phủ Hàn Quốc và Interpol đã bắt đầu một cuộc điều tra hợp tác kéo dài ba năm vào tháng tư. Theo Pyo Gwang-jong, một quan chức phụ trách Phòng Bảo vệ Bản quyền thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cuộc điều tra nhằm bắt giữ những cá nhân tham gia phân phối bất hợp pháp nội dung của Hàn Quốc và tịch thu lợi nhuận thu được.

Những người sáng tạo hoan nghênh cuộc điều tra chung và kêu gọi các chiến dịch nâng cao nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ của chính phủ. Một nhóm độc giả hợp pháp từ Hàn Quốc và nước ngoài đã đoàn kết cùng nhau để lên tiếng bảo vệ quyền của người sáng tạo và báo cáo các bản dịch bất hợp pháp. Tuy nhiên, nỗ lực dân sự là không đủ.

Ggang-e chỉ ra: “Scanlation bất hợp pháp hủy hoại cuộc sống và ước mơ của nghệ sĩ,  gây hại cho người sáng tạo và không người sáng tạo nào biết ơn vì hành vi vi phạm bản quyền đó. Nếu chúng ta cứ tiếp tục như vậy, tôi e rằng thị trường webtoon Hàn Quốc có thể bị diệt vong vào một ngày không xa”.

TL