Một châu Âu không có Merkel

10:09 05/10/2021

Sự ra đi của "người đàn bà thép" Merkel sẽ là một bước ngoặt không chỉ đối với Đức mà còn cả Liên minh châu Âu.

Nữ hoàng Anh và bà Merkel
Nữ hoàng Anh và bà Merkel. (Ảnh: AP) 

Trong chuyến công du chia tay các nguyên thủ và chính phủ châu Âu vào mùa Hè năm nay, bà Angela Merkel đã đến gặp Nữ hoàng Anh. Những thước phim ngắn ngủi tại Windsor đem đến nhiều sự xúc động. Một bên là Nữ hoàng trong bộ váy hoa màu xanh lá cây, một nụ cười đúng nghi thức và theo các quy tắc truyền thống hàng thế kỷ. Mặt khác, người phụ nữ bên cạnh diện quần tây, áo khoác màu xanh cố gắng tuân thủ các nghi thức của hoàng tộc. Elizabeth và Angela dường như là hai thế giới đối lập nhưng có điểm chung: Phong cách, tự tin, điềm tĩnh và đại diện cho thể diện quốc gia.

Nói không ngoa, bà Merkel không chỉ là hiện thân của Đức mà còn là của khu vực châu Âu. Hình ảnh bà gắn liền với tiềm thức của người dân khi những chiếc cốc, áo phông, thậm chí dụng cụ vắt chanh in hình nữ thủ tướng cũng được bày bán. Câu chuyện về bà Merkel là một huyền thoại, làm thế nào mà một người phụ nữ có thể tiếp quản một đảng do những người đàn ông bảo thủ tổ chức trong nửa thế kỷ? Làm thế nào mà bà lãnh đạo cường quốc thế giới trong bốn nhiệm kỳ liên tiếp? Làm thế nào để trở thành hình mẫu kinh điển đến mức một cậu học sinh đã từng hỏi bà một cách ngây thơ: "Một đứa bé cũng có thể trở thành hiệu trưởng sao?"

Bà Merkel là nữ Thủ tướng đầu tiên của nước Đức, người đã lãnh đạo nền kinh tế hùng mạnh nhất châu Âu trong 16. Cuộc đời bà có hai ngã rẽ: Trước và sau bức tường Berlin. Là một nhà lãnh đạo, Merkel cũng từng nhận về chỉ trích rằng bà không để lại dấu ấn lịch sử như người tiền nhiệm Konrad Adenauer đã hòa nhập Tây Đức vào cộng đồng quốc tế, giúp đặt nền móng cho Liên minh châu Âu ngày nay. Helmut Kohl đã mang lại sự thống nhất của nước Đức và biến Deutschmark thành đơn vị tiền tệ châu Âu duy nhất. Gerhard Schröder đã tiến hành cải cách luật lao động biến nước Đức trở nên cạnh tranh. Vậy bà Merkel đã làm được gì cho hậu thế?

Bà Merkel tham gia chính trường một cách đột ngột ngay sau khi Bức tường Berlin sụp đổ. Từ một nhà hóa học bình thường, không có các kỹ năng khoa trương, sức lôi cuốn, nền tảng chính trị hay thậm chí là bất kỳ chương trình nghị sự cụ thể nào, ở tuổi 35, bà đã tìm thấy chính mình viết nên câu chuyện của lịch sử ở đúng nơi vào đúng thời điểm. 

Sự kiện bà Merkel lên nắm quyền khi ngày 11 tháng 9 vẫn còn ghi dấu ấn đối với phương Tây. Một loạt các cuộc khủng hoảng toàn cầu và châu Âu không ngừng diễn ra sau đó. Lúc bấy giờ Merkel chứng minh bản thân là một nhà quản lý tiềm năng. Bà đã khôi phục lại sự thịnh vượng của nước Đức được hỗ trợ bởi các cải cách của Schröder. Trong 16 năm, bà Merkel đã làm cho nước Đức hạnh phúc. Trong một thời gian dài, bà đã phản đối tham vọng của Emmanuel Macron về việc vay nợ lẫn nhau trên toàn châu Âu. Cuối cùng bà cũng là người thuyết phục cả nước Đức đồng ý ủng hộ kế hoạch khôi phục toàn diện sau Covid-19 tại châu Âu. Nữ Thủ tướng là người dẫn dắt nước Đức đến với cuộc cách mạng châu Âu của chính nước này. Sự ra đi của bà là một bước ngoặt, khiến nước Đức phải đối mặt với những thách thức to lớn, đặc biệt là cuộc khủng hoảng khí hậu, và cơ hội mở ra một trang mới trong lịch sử của nước này. 

TL (theo The Guardian)