Moody’s đánh giá cao thanh khoản tại SeABank với triển vọng phát triển tích cực
- 206
- Thị trường - Tài chính
- 16:28 11/05/2022
DNHN - Cuối tháng 4/2022, tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody's đã công bố báo cáo đánh giá xếp hạng tín nhiệm thường niên 2022 cho SeABank trong đó tiếp tục xếp hạng Tổ chức phát hành và tiền gửi dài hạn mức B1, triển vọng phát triển tích cực. Đặc biệt, tổ chức này cũng nâng hạng đánh giá tín dụng cơ bản (BCA) của ngân hàng từ B2 lên B1.
Theo đó, công bố của Moody’s cho biết, việc nâng xếp hạng Đánh giá tín dụng cơ bản (BCA) của SeABank lên B1 phản ánh sự cải thiện rõ rệt của ngân hàng về chất lượng tài sản, khả năng sinh lời và nguồn vốn. Chất lượng tài sản tại SeABank được cải thiện khi tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng giảm từ 1,9% (năm 2020) xuống 1,6% vào cuối năm 2021, bất chấp sự gián đoạn do đại dịch gây ra. Khả năng sinh lời được ghi nhận cải thiện và Moody's kỳ vọng tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) của SeABank sẽ duy trì ổn định ở mức khoảng 1% trong 12 - 18 tháng tới khi danh mục cho vay gồm các khoản cho vay bán lẻ và cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn. Cùng với đó, SeABank cũng đã tăng đến mức đầy đủ vốn, tỷ suất vốn cổ phần hữu hình trên tài sản có rủi ro (TCE/RWA) được cải thiện, đạt 9,9% vào cuối năm 2021, tăng so với mức 8,3% vào cuối năm 2020 và có khả năng sẽ dao động ở mức khoảng 10% trong 12 - 18 tháng tới. Moody’s cũng cho thấy thanh khoản tại SeABank được đánh giá cao với tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tài sản hữu hình là 37% vào cuối năm 2021.
Có thể thấy, năm 2021 là năm chuyển hóa mạnh mẽ của SeABank khi Ngân hàng tập trung nguồn lực đầu tư vào công nghệ và liên tục cải tiến chất lượng dịch vụ, khai thác hiệu quả hệ sinh thái đối tác chiến lược, bán chéo sản phẩm dịch vụ… điều này đã giúp SeABank có kết quả tăng trưởng đột phá, đạt lợi nhuận trước thuế 3.268 tỷ đồng, tăng 89% so với năm 2020; tổng tài sản tăng 31.456 tỷ đồng so với 2020, đạt 211.663 tỷ đồng; tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) 36% và tỷ lệ nợ xấu (NPL) tiếp tục giảm ở mức 1,65%. Hệ số an toàn vốn (CAR) của SeABank là 11,7%, cao hơn mức 8% mà Ngân hàng Nhà nước yêu cầu.
Quý 1/2022 SeABank cũng đạt được những kết quả khả quan với lợi nhuận trước thuế 1.306 tỷ đồng, tăng 87,1% so với cùng kỳ 2021; Tổng tài sản 231.222 tỷ đồng, tăng thêm 19.558 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2021. Thu thuần từ dịch vụ đạt 274,21 tỷ đồng, tăng 122,6%. Đồng thời, thu thuần ngoài lãi (NOII) của SeABank cũng ghi nhận con số tăng trưởng ấn tượng 126,5%, đạt 757,8 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu (NPL) duy trì ổn định ở mức 1,64%.
Bên cạnh đó, năng lực tài chính cũng là một trong những yếu tố quan trọng để Moody’s có những ghi nhận và đánh giá tích cực về SeABank khi vốn điều lệ của Ngân hàng liên tục được nâng cao. Trong năm 2021 và quý 1/2022, vốn điều lệ SeABank đã tăng thêm 4.510 tỷ đồng lên mức 16.598 tỷ đồng và sẽ dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên 22.690 tỷ đồng trong năm 2022. Việc tăng vốn điều lệ là một dấu mốc quan trọng trong kế hoạch và định hướng, giúp Ngân hàng có đủ tiềm lực để thực hiện các mục tiêu: triển khai chiến lược hội tụ số, đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ, số hóa toàn diện các quy trình vận hành trong hoạt động tín dụng, thanh toán, dịch vụ khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ…, qua đó mang lại hiệu quả hoạt động và giao dịch, gia tăng trải nghiệm và đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của mọi khách hàng.
Uy tín và hiệu quả hoạt động của SeABank còn được khẳng định qua sự tin tưởng hợp tác của nhiều tổ chức tài chính lớn trên thế giới, điển hình trong số đó là việc Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) một thành viên thuộc Ngân hàng thế giới (World Bank), đã tài trợ 150 triệu USD cho SeABank để mở rộng tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam đồng thời thúc đẩy tài trợ các dự án khí hậu vào tháng 6/2021. Sau 6 tháng hợp tác, IFC và 5 tổ chức cho vay quốc tế Banque Internationale de Commerce-BRED, BlueOrchard Microfinance Fund, KASIKORNBANK PCL, Quỹ OPEC cho phát triển quốc tế (OPEC Fund) và responsAbility Investments AG đã mở rộng gói tín dụng cấp cho SeABank từ 150 triệu USD lên 220 triệu USD. Cũng trong năm 2021, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã quyết định nâng hạn mức tín dụng cho SeABank lên 30 triệu USD sau 8 tháng ký kết hợp tác.
Kết quả kinh doanh ấn tượng năm 2021 cùng những ghi nhận, tin tưởng hợp tác của các tổ chức uy tín trong, ngoài nước như Moody’s, IFC, ADB… là minh chứng cho sự phát triển an toàn, lành mạnh và toàn diện của SeABank và là tiền đề quan trọng để Ngân hàng tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong những năm tiếp theo.
Hạnh Nguyễn
Bài liên quan
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ký kết Thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn BRG và Ngân hàng SeABank
- Tập đoàn BRG, Ngân hàng SeABank và Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Thành phố thông minh Bắc Hà Nội ủng hộ trang thiết bị phòng chống Covid-19 trị giá 50 tỷ đồng cho Thành phố Hà Nội
- Doanh nghiệp có thêm “trợ lực” từ phía ngân hàng SeABank
#SeABank
SeABank thông qua kế hoạch triển khai tăng vốn điều lệ trong năm 2022
Thực hiện nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã thông qua kế hoạch triển khai phương án tăng vốn điều lệ từ 16.598 tỷ đồng lên 20.403 tỷ đồng trong quý II và quý III năm 2022 bằng việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu cho cổ đông hiện hữu và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn dành cho cán bộ nhân viên.

SeABank triển khai và áp dụng các chuẩn mực Basel III
Ngày 19/05/2022, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã tổ chức tọa đàm công bố kết quả triển khai và áp dụng các chuẩn mực Basel III vào hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động quản trị rủi ro của Ngân hàng. Việc trở thành một trong số ít ngân hàng tại Việt Nam triển khai và áp dụng Basel III giúp SeABank nâng cao năng lực quản trị, lành mạnh tài chính và minh bạch trong quản lý rủi ro.
SeABank và Dragon Capital Việt Nam ký kết hợp tác
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) và Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư Dragon Capital Việt Nam (DCVFM) đã ký kết hợp tác nhằm giới thiệu đến khách hàng Dịch vụ tư vấn tài chính ngân hàng trong đó bao gồm các giải pháp và sản phẩm đầu tư Chứng Chỉ Quỹ mở do DCVFM quản lý, vận hành.
SeABank tăng vốn điều lệ lên 16.598 tỷ đồng
Ngày 20/04/2022 vừa qua, được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã chính thức tăng vốn điều lệ lên 16.598 tỷ đồng thông qua việc chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Đại hội đồng Cổ đông SeABank 2022 cũng vừa thông qua phương án tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 22.690 tỷ đồng trong năm 2022 để nâng cao năng lực tài chính, bổ sung thêm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện các mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.
Moody’s nâng mức đánh giá tín dụng cơ sở của SeABank lên B1
Ngày 25/4/2022, Moody’s - 1 trong 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín nhất thế giới, công bố nâng mức đánh giá tín dụng cơ sở (BCA) từ B2 lên B1 cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) trong kỳ đánh giá xếp hạng năm 2022. Đồng thời, Moody’s tiếp tục giữ xếp hạng nhà phát hành và tiền gửi dài hạn của SeABank ở mức B1 năm thứ 4 liên tiếp với triển vọng phát triển Tích cực. Việc Moody’s nâng hạng BCA lên B1 phản ánh sự cải thiện rõ rệt sức mạnh nội tại của SeABank về chất lượng tài sản, khả năng sinh lời và nguồn vốn.
SeABank đạt lợi nhuận hơn 1.306 tỷ đồng quý I/2022
Ngày 25 tháng 4 năm 2022 - Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2022 với lợi nhuận trước thuế đạt 1.306,4 tỷ đồng, tăng trưởng 87,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Đọc thêm Thị trường - Tài chính
Lợi nhuận ngành công nghiệp Trung Quốc trong tháng 5 đã có cải thiện mặc dù tiếp tục sụt giảm do hạn chế COVID-19
Lợi nhuận tại các công ty công nghiệp của Trung Quốc- công xưởng lớn nhất thế giới, đã tiếp tục giảm với tốc độ chậm hơn trong tháng 5 sau khi giảm mạnh vào tháng 4, khi hoạt động ở các trung tâm sản xuất lớn được nối lại, tuy nhiên các hạn chế COVID-19 vẫn đè nặng lên sản xuất và làm giảm tỷ suất lợi nhuận của các nhà máy.
Anh Sơn (Nghệ An): Kịp thời truyền tải hiệu quả nguồn vốn chính sách theo Nghị quyết số 11 của chính phủ đến với người dân
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Anh Sơn (Nghệ An) đã và đang tập trung truyền tải kịp thời, hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách theo Nghị quyết số 11 của chính phủ đến với người dân trên địa bàn huyện này…
Thuê bao Vinaphone có thể vay ứng lương qua VNPT Money
Người lao động thuê bao mạng Vinaphone có thể sử dụng ứng dụng VNPT Money để đăng ký nhận ứng tiền từ 2 đến 3 triệu đồng từ Cake by VPBank, và hoàn ứng trong vòng 7-30 ngày. Mức phí và lãi suất của khoản ứng lương chỉ từ 8%/năm.
Ngân hàng JP Morgan trao giải thưởng chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc cho Eximbank
Eximbank tiếp tục nhận giải thưởng Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc do ngân hàng JP Morgan trao tặng.
Việt Nam được dự đoán là quốc gia có triển vọng tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2022
Theo Báo cáo Dự báo Kinh tế Toàn cầu mới nhất của Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) và Oxford Economics, Việt Nam được dự đoán là quốc gia có triển vọng tăng trưởng cao ở mức trên 6,5% trong khu vực.
Áp dụng mức lãi suất mới khi rút trước hạn tiền gửi
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư số 04/2022/TT-NHNN quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Chứng khoán BIDV ra mắt ứng dụng đầu tư chứng khoán BSC Smart Invest
Ngày 13/06/2022 vừa qua, Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) chính thức giới thiệu tới khách hàng ứng dụng đầu tư chứng khoán thế hệ mới - BSC Smart Invest - trên thiết bị di động. Với nhiều tính năng nổi trội, ứng dụng mới hứa hẹn là công cụ tiện lợi, thông minh, hiệu quả và hỗ trợ đắc lực cho người dùng.
Quy định mới về rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 04/2022 quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn, thay thế Thông tư 04/2011 trước đó, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2022.
Nhiều lãnh đạo cấp cao LienVietPostBank đăng ký mua mạnh cổ phiếu LPB
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (mã cổ phiếu LPB) vừa công bố thông tin cho biết, hầu hết các thành viên Ban Tổng Giám đốc của Ngân hàng và một số thành viên Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát đã đăng ký mua vào cổ phiếu.
Đề án tái cơ cấu ngân hàng: Xử lý nợ xấu, phân nhóm, hiện đại hóa và lại… tái sắp xếp
Đề án lần này tiếp tục nhấn mạnh việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu, với mục tiêu giữ tỷ lệ nợ xấu nội bảng và ngoại bảng dưới 3%, giống như Đề án 1058 cho giai đoạn 2016-2020; ngoài ra cũng đặt mục tiêu trọng tâm phấn đấu đến năm 2025 giảm số lượng các TCTD thông qua khuyến khích hợp nhất, sáp nhập (M&A) tự nguyện mà Đề án 254 cho giai đoạn 2011-2015 đã từng nêu ra.