Lo doanh nghiệp nhỏ thất bại trong chuyển đổi số
- 40
- Doanh nghiệp
- 08:59 06/07/2020
Đang có những lo lắng về chuyển đổi số đi cùng với thích ứng xu hướng thương mại điện tử của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam có thể gặp thất bại và chưa thấy dấu hiệu cải thiện.
Báo cáo chỉ số thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam 2020 mới công bố có một số điểm đáng lưu tâm. Đó là tỷ lệ doanh nghiệp (DN) Việt gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ năng về TMĐT và công nghệ thông tin vẫn chỉ dao động trên dưới 30%.
Chưa thấy dấu hiệu cải thiện
Trong số đó, kỹ năng quản trị website và sàn giao dịch TMĐT đang được DN quan tâm nhiều nhất và cũng gặp khó khăn lớn nhất trong quá trình tuyển dụng (49% DN cho biết gặp khó khăn về việc tuyển dụng nhân sự có kỹ năng này).
Việc chuyển đổi số với DN Việt còn lắm gian nan
Đối với chi phí mua sắm, trang bị và ứng dụng công nghệ thông tin và TMĐT, kết quả khảo sát cho thấy đa số DN tới thời điểm hiện tại vẫn tập trung vào việc đầu tư hạ tầng phần cứng, tỷ lệ này dao động trên dưới 40%.
Còn với việc sử dụng các phần mềm quản lý trong giao dịch TMĐT giữa DN với DN (B2B), xét về quy mô DN thì nhóm DN lớn sử dụng các phần mềm quản lý nhiều hơn so với nhóm DN vừa và nhỏ. Thậm chí là có sự chênh lệch rất lớn, đơn cử như ở phần mềm quản trị nguồn lực DN (ERP), DN lớn đã sử dụng tới 40%, trong khi các DN vừa và nhỏ mới chỉ có khoảng 14%.
Đối với tỷ lệ đầu tư, xây dựng và vận hành website hoặc ứng dụng di động, thông qua kết quả khảo sát, xét về quy mô DN thì nhóm DN lớn có tỷ trọng đầu tư vào việc xây dựng và vận hành website hoặc ứng dụng di động đa số dao động từ 20 - 50% trong tổng số vốn đầu tư cho TMĐT (46% DN lớn đầu tư từ 20% - 50%). Còn nhóm các DN vừa và nhỏ đa số đều đầu tư ở mức dưới 20% (63% DN vừa và nhỏ đầu tư dưới 20%).
Nhìn từ những con số nêu trên, giới chuyên gia tỏ ra khá lo lắng cho việc chuyển đổi số ở các DN vừa và nhỏ hiện nay cũng như việc cạnh tranh trong xu hướng phát triển TMĐT.
Thậm chí, nhiều ý kiến lo lắng rằng chuyển đổi số đi cùng với thích ứng xu hướng TMĐT đúng nghĩa là một hành trình gian nan cho bất kỳ DN nào ở Việt Nam. Đặc biệt là với chuyển đổi số, tỷ lệ thành công thấp trong khi tỷ lệ thất bại dao động từ 60 - 80% và tình hình này chưa thấy dấu hiệu cải thiện.
Dựa trên nghiên cứu về nhiều DN hoạt động tại Việt Nam trong 2 năm qua, nhóm nghiên cứu của Ts. Nguyễn Quang Trung (Đại học RMIT) - Nguyễn Tuấn Hồng Phúc (Thành viên điều hành, tư vấn chiến lược khách hàng, vận hành và công nghệ số tại KPMG Việt Nam) đã chỉ ra 5 nhóm lý do phổ biến dẫn đến những thất bại trong chuyển đổi số ở các DN Việt.
Đó là: Thiếu lãnh đạo có khả năng thúc đẩy đổi mới, thiếu hoặc yếu về một hoặc nhiều năng lực động (dynamic capabilities) của tổ chức, chưa xây dựng được nền tảng văn hóa DN phù hợp, hiểu sai về năng lực số, sai lầm trong chiến lược chuyển đổi số.
Lộ những sai lầm
Theo nhóm nghiên cứu này, có nhiều DN “khoán trắng” cho bộ phận công nghệ thông tin (IT) để tìm hiểu và thực hiện các thay đổi có tính ứng dụng công nghệ. Lãnh đạo các DN này xem đây là trách nhiệm của bộ phận IT.
Ở chiều ngược lại, nhiều giám đốc bộ phận IT cũng nghĩ bộ phận mình có thể tạo ra chuyển đổi cho DN mà không cần quá nhiều can thiệp của lãnh đạo. Đây là một trong những lý do chính dẫn đến việc đại đa số các dự án chuyển đổi số trong DN Việt thất bại.
Nhóm nghiên cứu cũng chỉ rõ những tiến bộ trong công nghệ, năng lực động với khả năng tích hợp đã làm nên nhiều kỳ tích cho nhiều DN trên thế giới và họ nhanh chóng trở thành các "ông lớn" trên thị trường chứng khoán (Apple, Amazon, Microsoft, Alibaba…). Cùng với đó là nhiều tên tuổi phải ngậm ngùi tụt hậu, xa dần trong cuộc đua thậm chí phá sản (Sears, Kodak, Nokia, Yahoo, Blockbuster…).
“Những DN thành công là những DN mạnh về khả năng trong năng lực động nêu trên. Trong khi đó, các DN thất bại thì thường là yếu hoặc thiếu các năng lực động trên, bên cạnh các yếu tố khác”, Trung tâm quản trị của Đại học RMIT và KPMG Việt Nam nhận định.
Giới chuyên gia lý giải vì nguồn lực hạn chế nên khi hướng tới chuyển đổi số và thích ứng với trào lưu TMĐT, nhiều DN vừa và nhỏ rất sợ thất bại, thậm chí trừng phạt sai lầm. Thêm vào đó, văn hóa đổ lỗi của lãnh đạo và thói quen ngại thay đổi, ngại bước ra khỏi vùng an toàn của nhân viên ở nhiều DN đã khiến cho việc triển khai chiến lược chuyển đổi số trở nên chông chênh và gian nan.
Trong quá trình phỏng vấn DN, các chuyên gia của RMIT và KPMG đã nhận thấy nhiều DN Việt ngộ nhận hoặc hiểu chưa đầy đủ về năng lực số. Những DN này chỉ chú trọng phần cứng, vì vậy họ lao vào các dự án đầu tư công nghệ tốn kém, trong khi các giải pháp đưa ra không đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng và nhân viên vì sự yếu kém ở những năng lực số khác.
Về sai lầm trong chiến lược chuyển đổi số của DN Việt, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ, nhóm nghiên cứu của Ts. Nguyễn Quang Trung và Nguyễn Tuấn Hồng Phúc cho rằng các DN thường quá thiên về công nghệ mà quên rằng con người mới là chủ thể chính trong quá trình này (đội ngũ nhân viên, cổ đông, khách hàng và nhà cung cấp).
Thậm chí, nhiều DN cũng quá ảo tưởng về khả năng “đại thành công” của chuyển đổi số và đưa ra những mục tiêu không tưởng trong khoảng thời gian thực thi ngắn.
Thế Vinh
Bài liên quan
#doanh nghiệp nhỏ

Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
Chính phủ tiến tới hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội với chính sách miễn, giảm thuế, đảm bảo tính trung lập của thuế để áp dụng ổn định trong trung và dài hạn. Thực hiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ…

Các doanh nghiệp nhỏ tại Trung Quốc gánh chịu hậu quả từ chiến dịch Zero Covid
Để nỗ lực chống lại sự lây lan của biến thể omicron, Trung Quốc đã nhanh chóng áp dụng chính sách cách ly theo chủ trương "Zero Covid" của nhà nước khiến các doanh nghiệp nhỏ phải trải qua năm thứ ba khó khăn trong việc đưa ra các quyết định không rõ ràng về việc liệu có nên dừng lại hay tiếp tục kinh doanh

Làm thế nào để các chủ doanh nghiệp nhỏ có thể thu hút nhân tài trong bối cảnh hậu đại dịch?
Các doanh nghiệp nhỏ thường hoạt động với tỷ suất lợi nhuận eo hẹp và không có đủ nhân viên để chịu những cú sốc như phải đối mặt trong đại dịch. Giữa những trở ngại về tuyển dụng này, có nhiều phương pháp mà chủ doanh nghiệp có thể thực hiện để giải quyết các thách thức tuyển dụng và khuyến khích nhân viên tài năng làm việc lâu dài cho họ.

Tiêm chủng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nhỏ như thế nào?
Trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới triển khai phổ biến tiêm chủng cho người dân, các chủ doanh nghiệp nhỏ băn khoăn liệu mọi thứ có trở về quỹ đạo trước đây.

EVFTA mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
EVFTA mang lại nhiều cơ hội, nhưng nếu doanh nghiệp trong nước không tham gia được vào các chuỗi liên kết thì cũng không được hưởng lợi gì nhiều.
Giải pháp nào để “cứu” doanh nghiệp nhỏ?
Hiện nay, Chính phủ đang thực hiện nhiều chính sách tài khóa để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp (DN), như giảm thuế và tiền thuê đất 180.000 tỷ đồng, chi an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng... tổng số tiền tương đương 4,3% GDP.
Đọc thêm Doanh nghiệp
Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo bị nhắc nhở thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin
Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh nhắc nhở Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin, đồng thời đề nghị công ty rà soát và thực hiện công bố thông tin.
Bóng đèn Phích nước Rạng Đông sắp chi hơn 57 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt
Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông sẽ chi hơn 57 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 25%.
Viglacera báo lãi tăng 2,3 lần lên 1.240 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm
Lũy kế 4 tháng đầu năm, Viglacera công bố lợi nhuận trước thuế đạt 1.240 tỷ đồng, tăng 127% so với cùng giai đoạn năm ngoái.
Bánh kẹo Hải Hà sai phạm về thuế, phải nộp trên 4 tỷ đồng
Nếu quá thời hạn mà Bánh kẹo Hải Hà không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
Tp.HCM "bêu" tên 30 doanh nghiệp nợ thuế hơn 1.900 tỷ đồng
Cục thuế TP.HCM công khai danh sách doanh nghiệp nợ thuế đợt 2/2022. Cụ thể, có 30 doanh nghiệp nợ thuế, với tổng số tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp là 1.911 tỷ đồng, trong đó có doanh nghiệp số nợ thuế lên tới 404,5 tỷ đồng.
BIDV và HBC tăng cường hợp tác toàn diện
Ngày 16/5/2022 tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) đã ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2022 - 2026.
Tọa đàm kinh tế Việt Nam – Asean: Vaccine cho doanh nghiệp tái cấu trúc sau dịch Covid-19
Sau đại dịch Covid-19, sự phục hồi sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đối diện với nhiều thách thức, khó khăn. Tọa đàm chủ đề Vaccine cho doanh nghiệp tái cấu trúc sau dịch Covid -19 tác động đến kinh tế Việt Nam – Asean do Câu lạc bộ Doanh nhân Việt Nam – Asean tổ chức tại TP Hà Nội ngày 15-5 đã thu hút hơn 300 chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp, diễn giả trong và ngoài nước.
DRH Holdings muốn nâng sở hữu tại Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương lên 32%
Công ty CP DRH Holdings dự kiến sẽ phải chi khoảng 180 tỷ đồng để thực hiện giao dịch mua cổ phiếu KSB của Công ty CP Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương.
Hóa chất Cơ bản Miền Nam sắp chi trên 66 tỷ đồng trả cổ tức
Với 44,2 triệu cp đang lưu hành, dự kiến Công ty CP Hóa chất Cơ bản Miền Nam phải chi 66,3 tỷ đồng trả cổ tức cho cổ đông.
Dầu khí Nam Sông Hậu đặt mục tiêu doanh thu 2022 gấp 2,5 lần năm ngoái
Công ty CP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu đề ra mục tiêu doanh thu đạt 14.476 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 348 tỷ đồng.