
Bao lâu thì lều tăng cường vaccine Covid-19 giảm tác dụng?
Theo dữ liệu vừa được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ công bố, liều tăng cường vaccine Covid-19 sẽ giảm tác dụng sau 4 tháng.

Trước đây, CDC từng công bố dữ liệu cho thấy liều vaccine Covid-19 thứ 2 và thứ 3 của Pfizer, Moderna kém hiệu quả hơn với biến chủng Omicron. Trong nghiên cứu mới, CDC thu thập dữ liệu từ 10 bang từ ngày 26/8/2021 đến ngày 22/1/2022.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích hơn 240.000 ca nhập viện cấp cứu hoặc phải vào khu hồi sức tích cực, 93.000 ca nhập viện thông thường ở người trên 18 tuổi và không lấy dữ liệu từ các ca nhẹ.
Độ bảo vệ của vaccine giảm từ 69% xuống còn 37% trong 2 tháng sau liều thứ 2. Liều tăng cường nâng mức bảo vệ lên 87%. Song 4 tháng sau, liều tăng cường giảm hiệu quả xuống 66%. Tỷ lệ này tiếp tục giảm còn 31% trong tháng thứ 5.
Nghiên cứu cho thấy, vaccine giảm hiệu quả ngừa bệnh nặng ở người trên 65 tuổi, nhưng vẫn có thể bảo vệ người trẻ, có sức khỏe tốt. Do đó, giới chức y tế liên bang sẽ cần xác định nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao cả khi đã tiêm 3 mũi, để đề xuất người cần tiêm mũi 4.
"Có thể, họ sẽ cần thêm một liều vaccine nữa. Trong trường hợp này, liều 4 dành cho người tiêm vaccine mRNA. Điều kiện tiêm dựa trên tuổi tác cũng như tình trạng sức khỏe cơ bản", Tiến sĩ Anthony Fauci - cố vấn cấp cao về Covid-19 của Nhà Trắng phát biểu vào tuần trước.
Trước đó, dữ liệu từ Anh cho thấy, khả năng ngăn ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2 có triệu chứng của liều vaccine tăng cường sẽ giảm trong 10 tuần sau tiêm. Ở người tiêm 2 liều vaccine AstraZeneca và 1 liều tăng cường Moderna hoặc Pfizer, hiệu quả ngăn ngừa triệu chứng là 60% trong 2-4 tuần sau tiêm. Nhưng sau 10 tuần, liều tăng cường Pfizer chỉ tác dụng 35%. Liều tăng cường Moderna hiệu quả 45% trong tối đa 9 tuần.
Đối với người đã tiêm 3 liều vaccine Pfizer, hiệu quả giảm từ 70% xuống 45% trong 10 tuần. Người tiêm 2 liều Pfizer và liều tăng cường Moderna có kết quả khả quan hơn. Vaccine vẫn bảo vệ tới 75% trong tối đa 9 tuần.
PV (t/h)
Cùng chuyên mục


Kiến nghị giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phục hồi và phát triển

Bộ Xây dựng đặt 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm cho mục tiêu phát triển

Thông qua việc xây Nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù cho TP HCM

Yêu cầu Bộ TN&MT trình dự án Luật Đất đai sửa đổi trước ngày 1/4

Doanh nghiệp nước ngoài đặt câu hỏi về tác động của thuế tối thiểu toàn cầu
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản
-
Vì sao Nghị định 08 đã "cấp cứu" xong cho thị trường TPDN nhưng "căn bệnh" vẫn còn?