Làng Cổ Phong Nam: Một làng quê yên bình, đơn sơ, mộc mạc
- 132
- Khám phá
- 22:07 30/12/2021
DNHN - Nếu ai đã từng đến với làng cổ Phong Nam sẽ cảm nhận được nơi đây mang dáng dấp của một làng quê yên bình, mộc mạc, đơn sơ bên lũy tre xanh, giếng nước, gốc đa. Những năm qua làng cổ Nam Phong đã và đang là địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan tận hưởng không khí trong lành đặc trưng cho làng quê Việt Nam.
Làng cổ Phong Nam là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn vì nơi đây là một ngôi làng cổ không chỉ sở hữu không gian yên bình mộc mạc mà còn mang đến cho du khách những trải nghiệm thân quen lạ thường. Làng cổ Phong Nam hợp thành từ thôn Nam Thạnh, Đông Hòa, Tây An, Bàu Cầu, thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 10km về phía Tây Nam. Ngôi làng nằm trên hướng quốc lộ 1A và là điểm đến được nhiều người lựa chọn trong hành trình du lịch Đà Nẵng.

Trước đây, làng cổ Phong Nam là một phần phía Nam của làng Phong Lệ. Ngôi làng Phong Lệ có diện tích rộng lớn được lập nên từ thời Chăm Pa với bề dày lịch sử hơn 100 năm tuổi. Làng là quê hương của cụ Ông Ích Khiêm - một danh tướng tài triều Nguyễn. Làng Phong Nam đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử với nhiều lần đổi tên, một số tên phụ còn lưu dấu là Phong Lệ, Đà Ly.
Đến nơi đây bạn sẽ thỏa thích ngắm khung cảnh bên đường ngoài ra những bối cảnh ấn tượng cho những bức ảnh check-in cực chất. Nơi đây sở hữu nhiều góc chụp đẹp với khung cảnh cổ kính, có giếng nước, mái hiên, sân đình cùng nhiều ngôi nhà có tuổi đời hàng trăm năm tuổi.
Làng cổ Phong Nam sở hữu hàng loạt công trình vẫn lưu giữ vẹn nguyên kiến trúc cổ kính chiếc cổng làng được xây dựng kiên cố với sắc cam hoài niệm và bên cạnh là cây đa cổ thụ lâu đời, phía trong là những ngôi nhà, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc họ,... ngoài ra bến nước Đông Hòa của xóm hến để tham quan nghề làm hến nổi tiếng tự bao đời. Cách đó không xa là ngôi miếu nhỏ cạnh gốc đa ngàn năm cạnh bến sông Tây An thuộc xóm Đùng.
Nếu mong muốn tìm thấy những phút giây bình yên, hoài cổ thì làng Phong Nam là nơi dừng chân lý tưởng trong hành trình khám phá các khu du lịch Đà Nẵng. Ngôi làng cổ này sẽ chào đón bạn với một khung trời mộc mạc, bình yên của cánh đồng lúa, lũy tre làng. Tất cả tạo nên bức tranh thôn quê, giản dị mang đến cảm giác thân thuộc.
Vũ Tiến
Bài liên quan
Đọc thêm Khám phá
Ẩm thực - Cầu nối đến Cà Mau
Năm 2022 đánh dấu sự hồi sinh mạnh mẽ của du lịch Cà Mau. Chương trình “Cà Mau - Điểm đến 2022” với hàng loạt sự kiện, hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch đã thổi bùng luồng sinh khí sôi động, gia tăng tính cạnh tranh của thị trường du lịch tỉnh nhà. Một trong những điểm nhấn của du lịch Cà Mau được du khách đặc biệt quan tâm đó là văn hoá ẩm thực phong phú, đầy bản sắc, mang đậm hồn cốt của đất và người miền địa đầu cực Nam Tổ quốc.
Châu Đốc (An Giang): Nét đẹp văn hoá từ tín ngưỡng võ tướng thần tại Miếu Hàn Lâm
Khi các du khách thập phương đến với An Giang sẽ thoả mình chiêm ngưỡng nét đẹp văn hoá, du lịch tâm linh được hình thành, giữ gìn và phát triển qua hàng thế kỷ nơi đây trở thành nơi hội tụ và giao hòa nhiều dòng chảy văn hóa khác nhau quá trình giao thoa văn hoá đã đưa nên văn hoá nơi đây đặc sắc với tín ngưỡng thờ võ thần.
An Giang: Lộ diện “Phật thạch thủ” khổng lồ
Vùng đất An Giang vốn nổi tiếng về những câu chuyện mang màu sắc tâm linh huyền bí, Bàn Tay Phật tương truyền trong nhân gian giờ đã “lộ diện” sau bấy lâu ẩn mình trong dãy Thất Sơn hùng vĩ. Mới đây, tiếng lành đồn xa về “cầu được, ước thấy” quá đỗi vi diệu không chỉ thu hút đông đảo Phật Tử đến viếng thăm, nhiều khách du lịch được dịp về đây cũng dừng chân chiêm ngưỡng “tuyệt tác nhiệm màu của tạo hóa” thỏa sự hiếu kỳ.
Hòa Bình: Trải nghiệm Bay dù lượn trên “Trời Mây Xứ Mường”
Ngày 29/4/2022, hơn 40 phi công dù lượn Hà Nội đã tham gia “Chương trình trải nghiệm bay dù lượn “Trời mây Xứ Mường” tại xã Quang Tiến, TP Hòa Bình, Hòa Bình. Chương trình do UBND thành phố Hòa Bình phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh, Công ty CP Thể thao và Du lịch Việt Nam, Hội Dù lượn TP Hà Nội tổ chức nhân dịp chào mừng 47 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất Đất nước.
Mở cửa tham quan Nhà máy Điện mặt trời đẹp nhất Việt Nam
Nhà máy điện mặt trời (ĐMT) An Hảo có vốn đầu tư trên 6000 tỷ đồng, công suất phát điện 210MWp, trải rộng trên diện tích khoảng 275 ha, tọa lạc tại xã An Hảo - huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Công trình có sức sản xuất lượng điện năng hơn 302 triệu KWh/năm, do Sao Mai Group làm chủ đầu tư.
Trà Sư - Bảng màu rực rỡ của thiên nhiên
Trà Sư - một miền kỳ quan thiên tạo sở hữu không gian xanh tuyệt diệu, cảnh sắc yên bình như “viên ngọc ẩn” lênh lênh trong bốn bề non nước. Mỗi độ lễ hội ở An Giang , bức tranh thiên phú Trà Sư càng quyến rũ hơn bởi “bảng màu” rực rỡ, tươi đẹp.
Làng nghề Trường Sơn: Nơi hội tụ nhiều tác phẩm mỹ nghệ độc đáo
Nếu một lần bạn đến với Nha Trang du lịch sẽ mê mẩn với nét đẹp truyền thống làng nghề Trường Sơn, phường Phước Long, thành phố Nha Trang đến nơi đây bạn sẽ cảm nhận được những giá trị văn hoá được cha ông gìn giữ hàng trăm năm cho đến ngày nay qua hàng trăm tác phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, trong đó có 10 bộ tác phẩm đạt kỷ lục Việt Nam.
Độc đáo nghề dệt thổ cẩm
Từ đôi tay khéo léo của những con người dân tộc Cơtu đã tạo ra vô số sản phẩm độc đáo. Những sản phẩm đó đã được bảo lưu nét tinh hoa văn hóa truyền thống có giá trị, trong đó có nghề dệt và trang phục. Đây là một trong những thành tố góp phần hình thành không gian văn hóa đặc sắc của tộc người Cơtu.
Tuyên Quang: Hương vị cơm Lam in sâu trong lòng du khách
Tuyên Quang được biết đến không chỉ là những khu di tích lịch sử nổi tiếng được mệnh danh là “thủ đô kháng chiến” mà còn được biết đến những món ăn dân dã mang đậm hương vị nơi thủ đô kháng chiến đó là món ăn cơm lam tại phường Mỹ Lâm, TP. Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Những gương mặt vui vẻ trìu mến khách, những giọt mồ hôi lăn trên má vì lò cơm lam lửa đỏ hồng.
Thuỷ Xuân (TP. Huế): Nét đẹp độc đáo từ phố làng hương kiến du khách mê mẩn
Khi các du khách thập phương đến với Huế mộng mơ là nhắc ngay đến vẻ đẹp của Làng nghề làm hương tại phường Thủy Xuân, TP.Huế nơi đây được hình thành từ thời nhà Nguyễn lúc đầu là phục vụ cho nhu cầu tâm linh, thờ cúng của Triều đình và nhân dân trong vùng. Nhiều năm trở lại đây, các hộ gia đình đã lập các cơ sở trình diễn nghề, trưng bày và quảng bá sản phẩm đến khách du lịch trong và ngoài nước khiến nhiều du khách cảm thán từ cách làm đến vấn đề lựa chọn nguyên vật liệu.