Làn sóng Covid-19 mới tác động thế nào đến nền kinh tế Trung Quốc?

10:24 17/03/2022

Trong vài ngày gần đây, Trung Quốc đã chứng kiến ​​đợt bùng phát Covid tồi tệ nhất kể từ đỉnh điểm ban đầu của đại dịch vào đầu năm 2020. Các nhà phân tích của Citi ước tính đợt bùng phát có thể khiến GDP quý đầu tiên của Trung Quốc giảm ít nhất một nửa điểm phần trăm.

Một người đàn ông bế đứa trẻ lên cửa sổ trên lều để xét nghiệm Covid-19 ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, đông bắc Trung Quốc, vào ngày 15 tháng 3 năm 2022.

Một người đàn ông bế đứa trẻ lên cửa sổ trên lều để xét nghiệm Covid-19 ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, đông bắc Trung Quốc, vào ngày 15 tháng 3 năm 2022.

Mới đây, các nhà phân tích của Citi đã dự báo trong một báo cáo rằng, đợt bùng phát Covid-19 mới nhất của Trung Quốc có thể khiến tổng sản phẩm quốc nội quý đầu tiên giảm ít nhất một nửa điểm phần trăm.

Trong vài ngày gần đây, Trung Quốc đã chứng kiến ​​đợt bùng phát Covid tồi tệ nhất kể từ đỉnh điểm ban đầu của đại dịch vào đầu năm 2020Sự gia tăng mới nhất về số ca, bắt nguồn từ biến thể omicron có khả năng truyền nhiễm cao, đã buộc một số trung tâm sản xuất trên toàn quốc phải tạm ngừng hoặc hạn chế sản xuất.

Theo ước tính của Citi, các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất chiếm 16,7% tổng GDP quốc gia.

Các nhà phân tích cho biết: “Tổn thấy kinh tế có thể thấy rõ trong thời điểm này. Khi xem xét tác động đến các khu vực khác, chúng tôi nghĩ rằng các biện pháp phong tỏa và thắt chặt kiểm dịch trong đợt này có thể có khả năng làm giảm 0,5-0,8% tăng trưởng GDP trong quý 1". 

Trung Quốc đại lục báo cáo 1.860 trường hợp nhiễm Covid vào ngày 15/3, giảm so với hơn 3.500 trường hợp mới một ngày trước đó. Nước này không có báo cáo về ca tử vong mới và số ca mắc mới vẫn thấp hơn nhiều so với các khu vực khác trên thế giới, chẳng hạn như tại các nước châu Âu.

Các biện pháp thực hiện theo chiến dịch zero-Covid của Bắc Kinh đã khiến các nhà phân tích đưa ra báo cáo về những rủi ro ngày càng tăng đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, ngay cả khi ít người có thể đưa ra con số về nó.

Tác động từ làn sóng omicron

“Chúng tôi tin rằng, làn sóng omicron mang lại cả rủi ro và cơ hội cho Trung Quốc”, nhóm chiến lược của Bank of America Securities tại Trung Quốc cho biết trong một báo cáo ngày 15/3. 

Các nhà phân tích cho biết, nếu đại dịch được quản lý tốt, các đợt bùng phát có thể giúp Trung Quốc chuẩn bị mở lại biên giới. Nhưng nếu không, họ cho rằng làn sóng omicron “có thể gây ra tác động xấu đáng kể đến tăng trưởng GDP của Trung Quốc và gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu trong thời gian tới, đồng thời có khả năng đẩy nhanh quá trình tách rời và tái định vị chuỗi cung ứng trong trung hạn".

Cho đến nay, nghiên cứu và kiểm tra của các nhà phân tích với các nhà máy địa phương cho thấy tác động hạn chế đến việc sản xuất chip, ô tô, quần áo và bia, trong số các ngành công nghiệp khác. Báo cáo cho biết, chuỗi cung ứng điện thoại thông minh Android có thể nằm trong số bị ảnh hưởng nặng nề hơn. Tuy nhiên, giống như các ngành công nghiệp khác, hoạt động sản xuất có thể được luân chuyển sang các địa điểm khác.

Đối với ô tô, các nhà phân tích cho biết “theo các kênh kiểm tra, một số tên tuổi có trụ sở tại Thượng Hải đã gặp phải sự gián đoạn lớn hơn. Trong khi các biện pháp đóng cửa và đình chỉ sản xuất do Thâm Quyến và Đông Quan - hai trung tâm sản xuất ở tỉnh Quảng Đông chuyên về xuất khẩu công bố sẽ chỉ kéo dài khoảng một tuần.

Dữ liệu kinh tế cho tháng 1 và tháng 2 được báo cáo mới đây vượt xa mong đợi, và người phát ngôn của Cục Thống kê Quốc gia cho biết tác động của Covid-19 hầu hết sẽ ở cấp địa phương.

Francoise Huang, nhà kinh tế cấp cao tại Euler Hermes, một công ty con của Allianz, cho biết: “Tháng 3 có thể là một bức tranh khác tùy thuộc vào thời gian các lệnh hạn chế ở Thâm Quyến và Cát Lâm kéo dài bao lâu. Nếu nó chỉ kéo dài trong một hoặc hai tuần, nó các dữ liệu kinh tế có thể không qua u ám". 

Làn sóng Covid mới nhất đã ảnh hưởng nặng nề nhất đến tỉnh Cát Lâm, miền Bắc Trung Quốc, khu vực này chiếm phần lớn các trường hợp mắc mới hàng ngày. Tỉnh này đã cấm đi lại các khu vực khác của Trung Quốc vào thứ Hai (14/3), và đang xây dựng các bệnh viện giã chiến. 

Mặc dù thủ phủ Trường Xuân của Cát Lâm là một trung tâm sản xuất ô tô, nhưng đóng góp vào GDP của Trung Quốc là 0,65%, thấp hơn so với mức 0,95% của Dongguan và 2,73% của Thâm Quyến, số liệu theo Citi trích dẫn 

Chính sách zero-Covid vẫn được ưu tiên

Trung Quốc đã duy trì chính sách Zero Covid về hạn chế đi lại và phong tỏa nhanh chóng các khu dân cư hoặc các văn phòng để kiểm soát dịch bệnh bùng phát. Ít nhất ở Bắc Kinh, những cá nhân có lịch sự đi lại liên quan đến các ca nhiếm Covid có thể cần phải cách ly tại nhà trong một tuần hoặc hơn thế.

Việc thực thi chính sách cũng đã có những quy chuẩn nhất định. Ví dụ, một quan chức chính phủ Thượng Hải cho biết hôm thứ Ba (15/3) không cần phải đóng cửa thành phố để kiểm soát sự bùng phát. Và trong khi Thâm Quyến đã yêu cầu ngừng sản xuất tổng thể và làm việc từ xa, các cảng của nó phần lớn vẫn mở.

“Chúng tôi đã được thông báo rằng tất cả các cảng và nhà ga ở Thâm Quyến hiện đang hoạt động bình thường. Điều này bao gồm hoạt động của tàu, xử lý tại bãi và cổng vào, cổng ra", gã khổng lồ vận tải biển Maersk cho biết trong một tuyên bố.

Công ty cho biết: “Tuy nhiên, các kho hàng địa phương đã bị đóng cửa và dịch vụ vận tải đường bộ đã bị ảnh hưởng đáng kể do các lệnh phong tỏa". 

Cảng Yantian cho biết trong một tuyên bố trực tuyến hôm thứ Hai (14/3) rằng, họ đang hoạt động bình thường.

Chính quyền Thâm Quyến hôm thứ Ba (15/3) đã thông báo về việc đóng cửa Cảng Liantang ở biên giới đất liền với Hồng Kông. Thâm Quyến đã báo cáo một số trường hợp Covid được xác nhận từ các tài xế vận tải hàng hóa qua biên giới đó, nhưng không có thông báo về việc đóng cửa các cảng khác.

Một báo cáo của Moody’s Analytics cho biết nếu các đợt phong tỏa gần đây vẫn tiếp diễn, thì “nỗi đau về kinh tế” có thể kéo dài qua quý đầu tiên sang đầu quý thứ hai.

Chiến lược phong tỏa đi kèm với tiêm chủng 

“Trung Quốc có thể thời gian để chứng minh rằng, các đợt phong tỏa khác nhau sẽ làm giảm số ca nhiễm Covid-19 vào cuối tháng 3, không giống như tình hình ở Hồng Kông, nơi sự gia tăng số vụ hiện tại đã diễn ra kể từ tháng 2 mà không có đợt phong tỏa tương đương nào. Tuy nhiên, đây là thử nghiệm lớn nhất đối với lập trường Zero Covid của Trung Quốc", báo cáo của Moody’s Analytics nhận định. 

Trung Quốc bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm chủng trên toàn quốc vào cuối năm 2020 - với liều lượng chủ yếu từ Sinopharm và Sinovac. Tính đến thứ Hai (14/3), khoảng 1,24 tỷ người đã được tiêm chủng đầy đủ, bao gồm 211,62 triệu người trên 60 tuổi, theo Ủy ban Y tế Quốc gia.

Ủy ban cho biết, 65% người lớn tuổi được chẩn đoán mắc bệnh Covid nghiêm trọng đều chưa được tiêm phòng.

Ngày 15/3, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết, tỷ lệ nhiễm biến thể phụ BA.2 của Omicronphụ trong số các trường hợp mắc Covid đã tăng đáng kể trong hai tháng qua.

Biến thể mới có khả năng lây truyền cao hơn các chủng trước đó, nhưng vẫn chưa rõ liệu nó có gây chết người nhiều hơn hay không.

Bảo Bảo