Kinh doanh tại Nhật Bản thời COVID-19: "Kẻ khóc, người cười"
- 14:18 10/09/2020
Nhờ dịch COVID-19, các doanh nghiệp công nghệ thông tin, thương mại điện tử tại Nhật Bản lại đang "ăn nên làm ra".
Không chỉ tại Nhật Bản mà trên phạm vi toàn cầu, các doanh nghiệp công nghệ, sản xuất chip bán dẫn và thương mại điện tử có thu nhập tăng đáng kể nhờ dịch COVID-19. Ngược lại, lĩnh vực sản xuất ô tô, vận tải đang chịu hậu quả nặng nề.
Báo Kyodo, dẫn số liệu từ công ty chứng khoán SMBC Nikko về kết quả kinh doanh quý II/2020, quý chịu ảnh hưởng nặng nền nhất của dịch COVID-19 tại Nhật Bản, tổng lợi nhuận dòng của các doanh nghiệp niêm yết giảm 53,7% so với cùng kỳ năm trước, giảm mạnh nhất rơi vào các lĩnh vực sản xuất ô tô, sắt thép và vận tải. Tuy nhiên tăng trưởng mạnh lại là lĩnh vực viễn thông tăng tới 5,1% so với năm trước, tiếp đến là các thiết bị điện cơ, nguyên nhân là do mở rộng làm việc tại nhà, tăng nhu cầu về thiết bị, dịch vụ công nghệ thông tin.
Báo Nikkei sử dụng số liệu phân tích của Công ty nghiên cứu QUICK (Nhật Bản) và FactSet (Mỹ) về thu nhập ròng của 44.000 công ty niêm yết trên thế giới, đã được quyết toán trong quý II cho thấy, trong 10 công ty thay đổi thứ hạng lớn nhất so với cùng kỳ năm trước hầu hết thuộc về các công ty công nghệ, thương mại điện tử và sản xuất chip bán dẫn.

Các doanh nghiệp công nghệ, sản xuất chip bán dẫn và thương mại điện tử có thu nhập tăng đáng kể nhờ dịch COVID-19. (Ảnh: Reuters)
Dịch COVID-19 đã làm cho 2 công ty kinh doanh mảng trò chơi điện tử của Nhật Bản là Sony và Nitendo đã có mức tăng trưởng ấn tượng.
Xếp loại dựa theo thu nhập dòng, Sony tăng xếp hạng từ vị trí 128 thế giới lên 48 và Nitendo từ vị trí 1.092 lên 117.
Ngược lại các công ty trong lĩnh vực ô tô, năng lượng và tài chính có mức sụt giảm nghiêm trọng. Công ty Toyota của Nhật Bản đã giảm mức xếp hạng về thu nhập dòng từ vị trí 17 năm trước xuống vị trí 76 trong năm nay.
Các tờ báo của Nhật Bản đang nhắc nhiều đến cơ hội thúc đẩy ngành kinh tế số tại nước này. Lĩnh vực kinh tế số có thể thúc đẩy nền kinh tế phân tán về các địa phương, giảm tình trạng tập trung quá mức vào các khu vực trung tâm như Tokyo, Nagoya hay Osaka.
Quang Hưng - Đức Cường
Tin liên quan
#dịch COVID-19

Gần 1000 doanh nghiệp địa ốc giải thể trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch COVID-19
Theo thông tin mới nhất vừa được Bộ Xây dựng công bố, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, năm 2020, ngành bất động sản có 978 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, số doanh nghiệp thành lập mới giảm 15,5% so với năm 2019...

Kinh tế Việt Nam đầu năm duy trì được đà phục hồi nhưng vẫn sẽ phụ thuộc khá lớn vào “ẩn số” Covid-19
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình kinh tế - xã hội tháng 1/2021 vẫn duy trì được đà phục hồi với nhiều dấu hiệu khởi sắc. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam trong tháng tới ra sao vẫn sẽ phụ thuộc khá lớn vào “ẩn số” Covid-19.

Tạm ngừng nhiều giải thể thao quan trọng trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19
Để phòng dịch COVID-19, Ban Điều hành các Giải Bóng đá chuyên nghiệp quốc gia 2021 quyết định tạm dừng Giải Bóng đá vô địch quốc gia - LS 2021 kể từ vòng 4 của giai đoạn 1.

Vòng xoáy COVID-19 làm 70% người lao động Việt Nam "khó thở"
Do ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, tính đến tháng 12/2020, cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập...

Thủ tướng ban hành Công điện tăng cường phòng, chống dịch COVID-19
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 1699/CĐ-TTg ngày 2/12/2020 về tăng cường thực hiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ: Quốc phòng, Công an tiếp tục tăng cường quản lý biên giới, quản lý chặt chẽ hoạt động nhập cảnh, ngăn chặn triệt để các trường hợp nhập cảnh trái phép.

Ngành dệt may "khát" đơn hàng, xoay xở vượt khó
Hiện chỉ có một số doanh nghiệp nhận được khoảng 50-60% đơn hàng cho tháng 9, đơn hàng các tháng còn lại của năm 2020 và năm 2021 đều chưa có thông tin rõ ràng.