Khối tài sản khổng lồ của các gia tộc giàu nhất tại Mỹ
- Hồ sơ doanh nhân
- 11:19 05/03/2019
Tổng giá trị tài sản của 15 gia đình giàu nhất tại Mỹ là 618 tỷ USD, trong đó hơn một nửa thuộc về top 3...
Theo Khảo sát tài chính tiêu dùng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và dữ liệu từ danh sách Forbes 400 của Tạp chí Forbes, một gia đình Mỹ trung bình chỉ sở hữu hơn 80.000 USD, trong khi đó, 15 gia đình giàu nhất nước này có tổng tài sản 618 tỷ USD.
Dưới đây là 15 gia tộc giàu nhất tại Mỹ với tài sản của mỗi gia đình là tổng tài sản của các thành viên có mặt trong Forbes 400 - không bao gồm tất cả thành viên trong gia đình bởi một người phải sở hữu ít nhất 2,1 tỷ USD mới lọt vào danh sách.
15. Gia đình Cathy - Tài sản: 11 tỷ USD

Dan Cathy - Ảnh: Getty Images.
Theo Business Insider, tài sản của gia đình Cathy đến từ chuỗi hàng ăn nhanh Chick-fil-A, được thành lập vào năm 1967 bởi Samuel Truett Cathy. Các con của Samuel là Bubba và Dan hiện sở hữu tài sản 5,5 tỷ USD mỗi người.
14. Gia đình Stryker - Tài sản: 11,1 tỷ USD

Ronda (trái) và Jon Stryker
Gia đình Stryker sở hữu khối tài sản 11,1 tỷ USD, chủ yếu đến từ công ty thiết bị y tế Stryker Corp do Homer Stryker sáng lập. Năm 2017, Stryker đạt doanh thu 12 tỷ USD. Hiện các cháu của ông gồm Pat, Jon, và Ronda đều sở hữu cổ phần tại công ty này. Trong đó, Ronda là thành viên duy nhất của gia đình có mặt trong hội đồng quản trị. Cả ba đều là những nhà từ thiện lớn và đã quyên góp mỗi người ít nhất 855 triệu USD cho nhiều tổ chức.
13. Gia đình Goldman - Tài sản: 13,2 tỷ USD

Ảnh: Getty Images.
Gia đình sở hữu công ty bất động sản Solil Management. Vào những năm 1950, Sol Goldman khởi đầu đế chế bất động sản bằng việc mua lại các tài sản bị tịch thu với giá hời. Công ty này sở hữu 17% tại World Trade Center. Hiện con gái của Sol Goldman - Jane Goldman là người điều hành công ty và sở hữu tài sản 12 tỷ USD. Cùng với các em của mình, bà nắm giữ 25% cổ phần công ty.
12. Gia đình Bass - Tài sản: 13,3 tỷ USD

Sid Bass và vợ Mercedes Bass - Ảnh: Getty Images.
Gia đình Bass hiện sở hữu tài sản 13,3 tỷ USD nhờ đế chế kinh doanh dầu mỏ. Năm 1959, ôn trùm dầu mỏ Sid Richardson để lại cho các cháu trai Robert, Sid, Lee, và Edward 2,8 tỷ USD mỗi người. Từ đó, họ tiếp tục gia tăng số tài sản thừa kế đó. Bốn anh em nhà Bass nhận được 5,6 tỷ USD bằng cổ phiếu sau khi bán công ty dầu mỏ của mình cho ExxonMobil vào năm 2017.
11. Gia đình Ziff - Tài sản: 14,4 tỷ USD

Dirk Ziff (phải) - Ảnh: Getty Images.
Gia đình Ziff sở hữu tài sản trị gái 14,4 tỷ USD bắt nguồn từ hãng xuất bản Ziff Davis Inc., công ty mẹ của PC Magazine. Năm 1994, William Ziff Jr. đã bán Ziff Davis Inc. với giá 1,4 tỷ USD và để lại cho 3 con trai Daniel, Robert, và Dirk Ziff. Hiện 3 người đã tăng số tài sản thừa kế đó lên gấp nhiều lần thông qua công ty đầu tư Ziff Brothers Investments.
10. Gia đình S.C. Johnson - Tài sản: 18,2 tỷ USD

Herbert Fisk Johnson III - Ảnh: Getty Images.
S.C. Johnson, công ty sản xuất sản phẩm vệ sinh như Pledge, Glade, và Windex, được thành lập vào năm 1882 bởi Samuel Curtis Johnson, Sr. và sau đó được tiếp quản bởi con trai ông Herbert Fisk Johnson.
Herbert Fisk Johnson qua đời vào năm 1928 mà không có di chúc, khiến gia đình rơi vào cuộc chiến tranh chấp tài sản cho đến khi được chia đôi cho hai con của ông Herbert Fisk Johnson Jr. và Henrietta Johnson Louis.
9. Gia đình Lauder - Tài sản: 22,4 tỷ USD

Gia đình Lauder - Ảnh: Getty Images.
Cũng giống nhà S.C. Johnson, gia đình Lauder sở hữu khối tài sản 22,4 tỷ USD nhờ đế chế bán lẻ Estée Lauder. Năm 1947, Estée Lauder nhận được đơn hàng lớn đầu tiên, trị giá 800 USD cho các sản phẩm chăm sóc da, từ Saks Fifth Avenue. Hiện nay, công ty này sở hữu 30 thương hiệu mỹ phẩm trang điểm, gồm MAC và Clinique và đạt doanh thu 13,8 tỷ USD trong năm 2018.
8. Gia đình Duncan - Tài sản: 24,8 tỷ USD

Con gái của Dan L. Duncan, Randa Williams (phải) cùng chồng và mẹ chồng - Ảnh: Getty Images.
Năm 1968, công ty dầu mỏ và khí gas Enterprise Products Partners được thành lập bởi Dan L. Duncan với số tiền chỉ 10.000 USD. Sau khi ông qua đời vào năm 2010, công ty này vẫn thuộc sở hữu của gia đình và 4 con của ông được thừa hưởng tài sản 10 tỷ USD. Từ đó đến nay, khối tài sản này đã tăng gấp đôi.
7. Gia đình Pritzker - Tài sản: 26,6 tỷ USD

Anthony Pritzke cùng vợ và các con - Ảnh: Getty Images.
Tài sản của gia đình Pritzker đến từ công ty do A.N. Pritzker cùng 3 con trai Jay, Donald, và Robert thành lập với chuỗi khách sạn Hyatt và đầu tư vào các công ty như Marmon Group. Hiện tại, 11 thành viên trong gia đình này là tỷ phú, trong đó 8 người có mặt trong danh sách Forbes 400.
6. Gia đình Cox - Tài sản: 37,2 tỷ USD

Katharine Raynor, cháu gái của người sáng lập James Cox, và chồng - Ảnh: Getty Images.
Gia đình Cox sở hữu khối tài sản trị giá 37,2 tỷ USD nhờ công ty Cox Enterprises, hoạt động trong nhiều lĩnh vực từ truyền hình cáp, phát thanh, báo chí cho tới ôtô, mang về doanh thu khoảng 20 tỷ USD một năm. 5 người cháu của nhà sáng lập công ty James Cox hiện chia nhau khối tài sản của gia đình.
5. Gia đình Edward C. Johnson - Tài sản: 38,7 tỷ USD

Abigail Johnson - Ảnh: Getty Images.
Năm 1946, Edward C. Johnson thành lập Fidelity - hiện là quỹ tương hỗ lớn thứ 2 thế giới. Từ đó, công ty được điều hành bởi các thế hệ nhà Johnson. Gia đình này hiện sở hữu 49% cổ phần công ty, phần lớn nằm trong tay con gái của Edward C. Johnson - Abigail Johnson.
4. Gia đình Cargill-MacMillan - Tài sản: 38,8 tỷ USD

Martha MacMillan.
Khối tài sản 38,8 tỷ USD của gia đình Cargill-MacMillan bắt nguồn từ Cargill Inc.- công ty kinh doanh nông nghiệp được thành lập vào năm 1865. Hiện nay, 23 thành viên gia đình Cargill-MacMillan sở hữu tổng cộng 88% cổ phần của công ty có doanh thu hàng năm hơn 100 tỷ USD này. Trong số này, 14 người là tỷ phú và 9 người có mặt trong danh sách Forbes 400.
3. Gia đình Cargill-MacMillan - Tài sản: 72 tỷ USD

Jacqueline Mars - Ảnh: Getty Images.
Khối tài sản 72 tỷ USD của gia đình Mars đến từ đế chế kẹo lớn nhất thế giới Mars Inc. Hiện gia đình này có 6 thành viên trong danh sách Forbes 400, trong đó anh em Jacqueline và John Mars chiếm phần lớn nhất với tài sản 24 tỷ USD mỗi người. 4 thành viên còn lại mỗi người sở hữu 6 tỷ USD.
Con trai của Jacqueline Mars, Stephen Badger, hiện là chủ tịch của Mars Inc - công ty mang về doanh thu năm khoảng 35 tỷ USD. Gia đình Mars cũng điều hành tổ chức từ thiện Mars Foundation, quyên góp cho các hoạt động giáo dục, văn hóa, sức khỏe và môi trường.
2. Gia đình Koch - Tài sản: 107 tỷ USD

David Koch - Ảnh: Getty Images.
Koch Industries đã giúp gia đình Koch xây dựng khối tài sản 107 tỷ USD. Hai anh em Charles và David Koch phát triển công ty khai thác dầu của cha trở thành một đế chế với doanh thu hàng năm gần 100 tỷ USD.
1. Gia đình Walton - Tài sản: 169,7 tỷ USD

Rob, Alice, và Jim Walton - Ảnh: Getty Images
Già đình giàu nhất tại Mỹ sở hữu tài sản gần 170 tỷ USD, đến từ cổ phần tại hãng bán lẻ Walmart - được thành lập bởi Sam và Bud Walton vào năm 1962, trước khi cho ra đời Sam's Club vào năm 1983.
Hiện nay, Walmart đạt doanh thu năm 500 tỷ USD, là hãng bán lẻ có doanh thu lớn nhất thế giới. Tài sản của gia đình Walton phân bổ giữa 7 thành viên, trong đó có 3 con của người đồng sáng lập Sam Walton, gồm Rob, Jim, và Alice.
Tin liên quan
#gia tộc

Sự suy tàn của gia tộc họ Hu và bài học sâu sắc về văn hóa doanh nghiệp gia đình
Đầu thế kỷ 20, trong giới doanh nhân người Hoa ở Đông Nam Á lưu truyền câu chuyện huyền thoại về “Tứ thiên vương”. Một trong số đó là Hu Wenhu kế nghiệp gia đình vực dậy một tiệm thuốc Yong'antang đầy nợ nần trở thành một thương hiệu dược phẩm đình đám. Tiger Balm Yong'an Tang Pharmacy và Tiger Leopard Brothers Co., Ltd. Mà Hu quản lý đều nổi tiếng trong và ngoài nước.

“Đế chế gia vị” 2,4 tỷ NDT của gia tộc Trung Quốc
Bắt đầu muộn màng năm 60 tuổi nhưng “bố già ngành gia vị” Wang Shouyi đã thu được nhiều thành tích đáng nể và là người sáng lập nên "Đế chế" gia vị nổi tiếng thứ hai trong nước.

Phương châm làm giàu của Andrew Mellon: “Đừng bao giờ dùng đến tiền vốn, hãy cố gắng chi tiêu chỉ 1% thu nhập”
Huyền thoại Andrew William Mellon - chủ ngân hàng, doanh nhân, nhà công nghiệp, nhà từ thiện, nhà sưu tầm nghệ thuật và chính trị gia người Mỹ đã có những lời khuyên để đời cho con cháu sau này.

Các gia tộc giàu nhất châu Á nhiều tiền đến mức nào
Theo Bloomberg, nhóm 20 gia tộc giàu nhất châu Á kiểm soát khối tài sản lên đến 450 tỷ USD. Đứng đầu là nhà Ambani với 50 tỷ USD.

Gia tộc giàu nhất thế giới kiếm 100 triệu USD mỗi ngày
Tài sản của nhà Walton liên tục tăng 70.000 USD/phút, 4 triệu USD/giờ và 100 triệu USD/ngày, hiện có 190,5 tỷ USD, thêm 39 tỷ so với 2018.

Các gia tộc giàu nhất châu Á sở hữu tài sản khổng lồ tới mức nào
Chưa thể so sánh được với các gia tộc Âu - Mỹ sở hữu khối tài sản lên đến hơn 100 tỷ USD nhưng các gia đình giàu nhất châu Á cũng xây dựng được những đế chế kinh doanh khổng lồ.
Đọc thêm Hồ sơ doanh nhân
Ông chủ Ladoda - Đinh Quang Bào: Thành công là phải có đam mê và tâm huyết với nghề
Ở độ tuổi nhiều người bắt đầu ham hưởng thụ và nghỉ ngơi thì trong doanh nhân Đinh Quang Bào, Chủ tịch HĐQT Công ty may Ladoda vẫn rực cháy ngọn lửa nhiệt huyết, khát khao cống hiến và nỗ lực học hỏi không ngừng. Có lẽ, vì ngọn lửa ấy mà Ladoda liên tục duy trì tăng trưởng và giữ vững được vị trí về ngành hàng đồ da trong lòng người tiêu dùng Việt Nam.
Những nữ doanh nhân nổi bật trong lĩnh vực công nghệ Đông Nam Á
Cũng như nhiều lĩnh vực khác, kinh doanh và công nghệ do nam giới thống trị. Tuy nhiên, điều đó đang dần thay đổi khi ngày càng nhiều phụ nữ đóng vai trò quan trọng tại các công ty. Dưới đây là những nữ doanh nhân nổi bật trong lĩnh vực công nghệ Đông Nam Á như Tan Hooi Ling (Grab), Cheryl Yeoh (MaGIC), Rachel de Villa (Cropital)...
Tan Hooi Ling - Từ cô kỹ sư thiết bị đến "Nữ tướng" của Grab
Tan Hooi Ling không chỉ là nhà đồng sáng lập cùng với Tan Long mà còn là người điều hành từ nơi hậu trường, tạo nên sự thành công cho Grab, nhưng hơn hết là người xây dựng sự nghiệp cho giới nữ trong một ngành mà tưởng như chỉ nam giới mới làm được. Tại nhiều nước, đội ngũ nữ tài xế của Grab đã đông hơn nam giới, và đang chiếm nhiều vị trí lãnh đạo trong công ty.
Doanh nhân Nguyễn Xuân Quang – người đứng sau sự thành công của “con rồng phương Nam”
Khởi nghiệp từ một doanh nghiệp siêu nhỏ nhưng với sự quyết tâm mạnh mẽ cùng những cái “bắt tay chiến lược”, ông đã làm thay đổi xây dựng Nam Long trở thành một trong những doanh nghiệp bất động sản lớn nhất Việt Nam...
Chân dung Nguyễn Hà Đông - “cha đẻ” game Flappy Bird từng gây sốt toàn cầu
Năm 2014, Nguyễn Hà Đông là cái tên gây bão không chỉ trong nước mà cả trên thế giới. Thành công bất ngờ của trò chơi Flappy Bird giúp Nguyễn Hà Đông có mặt trong danh sách "10 triệu phú Internet đi lên từ con số 0" của tờ The Richest. Flappy Bird cũng nằm trong danh sách 25 ứng dụng được CNET đánh giá là có tầm ảnh hưởng nhất trong một thập kỷ qua...
TS. Đỗ Ngọc Chung: Nhà khoa học tạo nên những sản phẩm tuyệt với, nhà kinh doanh giúp nó có giá trị
Tiến sĩ Đỗ Ngọc Chung, người vẫn được giới nghiên cứu khoa học gọi là "tiến sĩ giá đỗ, tăm tre". Tiến sĩ Đỗ Ngọc Chung là một doanh nhân khá đặc biệt. Xuất thân từ nhà khoa học, với số vốn khởi nghiệp ban đầu là 300 triệu đồng, chỉ nhờ bán thiết bị làm giá đỗ, Công ty TNHH Giải pháp Năng lượng Toàn Diện của vị Tiến sĩ đã có doanh thu hàng chục tỉ đồng trong 3 năm.
Doanh nhân Tạ Minh Tuấn - người tiên phong về mô hình "Bác sĩ riêng" tại Việt Nam
Năm 2011, nhờ sáng kiến phát triển hệ thống y tế tại nhà, Tạ Minh Tuấn được CSIP, British Council và World Bank chọn là một trong 15 doanh nhân xã hội tiêu biểu của Việt Nam. Năm 2015, ông lọt vào danh sách 30 người trẻ dưới 30 tuổi ảnh hưởng nhất Việt Nam của Tạp chí Forbes (Forbes 30 Under 30 Vietnam 2015) và tiếp tục lọt vào danh sách này ở phạm vi châu Á vào năm 2016 (Forbes 30 Under 30 Asia 2016).
Ông chủ Kềm Nghĩa - Nguyễn Minh Tuấn: Hãy trả lại cho cộng đồng khi bạn đã gặt hái thành quả từ họ
Đằng sau sự thành công như hiện nay, mấy ai biết được rằng; trước kia ông Nguyễn Minh Tuấn – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Kềm Nghĩa – chỉ là một thợ mài kềm nhỏ nhoi bên đường. Nhưng ông đã không vì thể mà dừng đi khát vọng phát triển bản thân và nâng tầm thương hiệu Việt.
Mary Terasa Barra - người phụ nữ quyền lực trong ngành sản xuất ô tô thế giới
Toàn bộ sự nghiệp của bà Barra gắn liền với General Motors. Năm 18 tuổi, bà theo học General Motors Institute và sau đó bắt đầu công việc của một kĩ sư nội bộ tại nhà máy Pontiac. Năm 2014, bà đảm nhiệm chức vụ Giám đốc điều hành và cũng là người phụ nữ đầu tiên nằm trong ban lãnh đạo một nhà sản xuất ô tô lớn trên thế giới. Ngay sau đó bà đã vươn lên đứng đầu trong danh sách 50 phụ nữ quyền lực nhất năm của Tạp chí danh tiếng Fortune.
Chân dung doanh nhân Phan Quốc Công - Cha đẻ dầu gội X-men
Câu chuyện khởi nghiệp của doanh nhân Phan Quốc Công xem ra cũng là điển hình của các doanh nhân trẻ thời nay: đi làm thuê để lấy kinh nghiệm, trước khi tự mình đứng ra làm chủ. Năm 1993, anh chàng kỹ sư điện tốt nghiệp Đại học Bách khoa Tp.HCM này bắt đầu công việc tại Tổng Công ty Dệt (nay là Tổng Công ty Dệt may Việt Nam). Thời gian đầu anh làm kỹ thuật, sau đó được chuyển về phòng xuất nhập khẩu và bắt đầu gắn bó với “nghiệp kinh doanh”...