Khó tìm thị trường mới hậu đại dịch, may mặc giảm mục tiêu
- Doanh nghiệp
- 08:51 13/05/2020
Nhiều ý kiến cho rằng doanh nghiệp may mặc cần tìm và khai thác thị trường mới nhằm thay thế cho các thị trường chủ lực là Mỹ và EU, vốn là những nền kinh tế chưa thoát khỏi "cơn bão" Covid-19. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong ngành cho rằng điều này là không thể, đặc biệt trong bối cảnh hiện tại, nên giải pháp tình thế là phải giảm mục tiêu doanh thu và lợi nhuận năm.
![]() |
Nhiều doanh nghiệp may mặc đang rất khó khăn vì Covid-19. Ảnh minh họa: Hồng Sơn. |
Khó tìm thị trường thay thế
Công ty TNHH May mặc Thành Đạt là đơn vị chuyên gia công quần áo thời trang xuất đi thị trường Mỹ và châu Âu. Ông Lê Nhung, Giám đốc công ty, cho biết khi dịch bệnh Covid-19 lan rộng ở hai nền kinh tế nói trên đã khiến đối tác ngừng nhập hàng, tình hình sản xuất và xuất khẩu hàng của công ty cũng bị đình trệ theo. Theo ông Nhung, công ty cũng có khách hàng ở thị trường Nhật Bản nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ khá nhỏ.
Để giữ chân người lao động trong tình hình khó khăn này, Thành Đạt đã chuyển sang may khẩu trang vải xuất khẩu, một công việc "thời vụ" mà theo ông Nhung cũng chỉ giúp công ty giữ được khoảng 70% lực lượng lao động và doanh thu cũng không đáng kể.
Đề cập đến việc khai thác thị trường khác để thay thế thị trường Mỹ và châu Âu, ông Lê Nhung cho rằng dịch bệnh Covid-19 này ảnh hưởng toàn cầu nên khó có thể tìm thị trường khác thay thế.
Hiện công ty đang trông chờ vào các đối tác ở thị trường xuất khẩu Mỹ và châu Âu nhập hàng trở lại. Và theo ông Nhung hy vọng các đối tác nhập khẩu ở hai thị trường này sẽ nhận đơn hàng trở lại trong tháng 5 này.
Phần lớn các doanh nghiệp cho rằng Mỹ và EU là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành may mặc Việt Nam, tiếp theo là các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc... Và ai cũng biết rằng hầu hết các thị trường này đều đang bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 nên sẽ dẫn đến suy giảm mạnh về kim ngạch xuất khẩu.
Đại diện Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas) cũng cho rằng ngành dệt may Việt Nam sẽ có một năm suy giảm mạnh về kim ngạch xuất khẩu. Về thị trường thay thế, theo Vitas là "không thể có, bởi dịch bệnh ảnh hưởng toàn thế giới, đến Mỹ và EU còn chao đảo thì các thị trường khác chịu ảnh hưởng lớn hơn nhiều".
Diễn biến dịch Covid-19 ở Mỹ và EU cho thấy còn nhiều phức tạp nên nhiều khả năng đối tác nhập khẩu ở hai thị trường này tiếp tục kéo dài thời gian tạm hoãn nhận hàng hóa. Tại Mỹ và châu Âu tốc độ dịch lây lan quá nhanh khiến nhiều ngành, trong đó có thương mại dịch vụ tê liệt, không ai mua bán, ngoài việc tranh nhau trữ hàng thực phẩm. Chờ đến khi châu Âu kiểm soát được dịch này, ngành bán lẻ khởi động lại, lúc đó mới mở lại kho nhập hàng hóa vào.
Để bù đắp cho sự sụt giảm nhu cầu đối với các mặt hàng may mặc, nhiều công ty may mặc đã chuyển sang sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, do giá trị thị trường của khẩu trang vải khá thấp, hoạt động sản xuất khẩu trang chủ yếu nhằm tạo việc làm cho công nhân hơn là tạo ra lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh.
Xác định lỗ, giảm mục tiêu kinh doanh
![]() |
Doanh nghiệp may mặc xuất khẩu giảm mục tiêu 2020 do Covid-19. Ảnh minh họa: Lê Hoàng |
Dịch Covid-19 đã càn quét, làm cho nền kinh tế nhiều nước gặp rất nhiều khó khăn, các hợp đồng đã ký của công ty may mặc đều bị hủy hoặc hoãn... Việc đơn hàng bị sụt giảm mạnh trong các tháng đầu năm nay đã khiến doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp dệt may sụt giảm. Kết thúc quí 1 vừa qua, nhiều doanh nghiệp ngành này đã báo lỗ hàng tỉ đồng.
Theo báo cáo tài chính quí 1-2020 của Tổng công ty May Nhà Bè (MNB), doanh thu trong quí rồi của doanh nghiệp này đạt gần 1.063 tỉ đồng, chỉ tăng tăng 4% so cùng kỳ. Do giá vốn tăng nhanh hơn doanh thu nên công ty chỉ thu được hơn 174 tỉ đồng lãi gộp, giảm 14% so với cùng kỳ.
Mặc dù đã tiết giảm so với cùng kỳ nhưng chi phí bán hàng (giảm 2%) và chi phí quản lý doanh nghiệp (giảm 12%) vẫn ở mức khá cao so với lợi nhuận gộp thu được. Do đó, May Nhà Bè lỗ thuần hơn 2 tỉ đồng trong khi cùng kỳ lãi gần 8,7 tỉ dồng.
Việc kết quả kinh doanh đi xuống được May Nhà Bè giải trình là do ảnh hưởng từ kết quả kinh doanh của các công ty con như May Đức Linh, May Nhà Bè - Hậu Giang, Công ty TNHH Giặt tẩy Nhà Bè lỗ so cùng kỳ và công ty liên doanh liên kết mới thành lập May Sóc Trăng thua lỗ vì tác động từ dịch.
Tuy vậy, nhờ có khoản lãi khác gần 4,3 tỉ đồng, MNB lãi ròng hơn 2,4 tỉ đồng trong quí 1-2020, giảm 36% so cùng kỳ năm ngoái.
Trên thực tế dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hầu hết thị trường xuất khẩu nên hầu hết các doanh nghiệp dệt may đưa ra mục tiêu khá hạn chế hoặc giảm so với năm ngoái.
Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến (VGG) gần đây đã đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất năm 2020 khoảng 6.300 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 150 tỉ đồng, chỉ bằng 70% doanh thu và 39% lợi nhuận thực hiện của năm 2019.
Không riêng May Việt Tiến đặt mục tiêu lợi nhuận sụt giảm mà theo Công ty cổ phần Chứng khoán SSI, một số công ty hoạt động trong ngành này cũng đã công bố kế hoạch năm 2020 và hầu hết đều ước tính giảm lợi nhuận vì do dịch Covid-19.
Cụ thể theo Báo cáo thường niên được công bố, Công ty cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (Mã: TCM) đặt mục tiêu doanh thu năm 2020 đạt gần 3.780 tỉ đồng, tăng gần 4% so với thực hiện năm 2019; nhưng lợi nhuận trước thuế giảm gần 17%, còn 236 tỉ đồng.
Xuất khẩu dệt may trong bốn tháng đầu năm 2020 đạt 8,9 tỉ đô la, giảm 5,8% so với cùng kỳ. Nhưng mức giảm này chưa phản ánh hết thực tế thiếu đơn hàng xuất khẩu của ngành này. Con số giảm mạnh phải chờ đến tháng 5 và tháng 6, khi lượng đơn hàng bị hủy, hoãn đều nằm trong khoảng thời gian này.
Theo Vitas, với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại hầu hết các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ và EU, chắc chắn, ngành dệt may Việt Nam sẽ có một năm suy giảm mạnh về kim ngạch xuất khẩu.
Theo tính toán của Vitas, trong một kịch bản lạc quan nhất, kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2020 sẽ đạt khoảng 35 tỉ đô la, giảm 10% so với năm 2019. Với kịch bản hiện thực, con số này là 33,5 tỉ đô la và với kịch bản xấu nhất, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may có thể chỉ đạt 30 - 31 tỉ đô la.
Hùng Lê
Tin liên quan
#dệt may

Kim ngạch xuất khẩu dệt may, da giày giảm hàng tỷ USD do tác động của đại dịch Covid 19
Bước sang năm 2020, dưới tác động tiêu cực của dịch Covid-19 từ cả phía cung và phía cầu, dệt may và da giày là một trong những ngành chịu thiệt hại trực tiếp lớn nhất cùng với ngành du lịch, hàng không.

Cần “tăng trưởng xanh” trong phát triển ngành dệt may
Chiều 23/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc làm việc với ngành dệt may, da giày Việt Nam để giải quyết một số kiến nghị, đề xuất nhằm tạo điều kiện cho ngành phát triển.

Doanh nghiệp dệt may khó khăn chồng chất
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tình hình sản xuất, xuất khẩu ngành dệt may vẫn gặp nhiều khó khăn do thiếu hụt đơn hàng xuất khẩu, khiến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may từ đầu năm đến nay giảm đến 12%, so cùng kỳ năm 2019.

Cần sự vào cuộc đồng bộ để dệt may không bỏ lỡ cơ hội từ EVFTA
Các doanh nghiệp dệt may bày tỏ vui mừng khi EVFTA được Quốc hội sẽ được thông qua tại kỳ họp lần này và kỳ vọng sẽ thúc đẩy gia tăng đơn hàng vào thị trường EU. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cho rằng còn nhiều “nỗi lo” cần phải giải quyết để thực thi hiệp định hiệu quả, trong đó có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp ngành từ trung ương tới địa phương.

Dệt may 'mừng và lo' trước thềm EVFTA
EVFTA đi vào thực thi sẽ là "liều thuốc" giúp doanh nghiệp dệt may thoát ra khỏi những khó khăn do Covid-19 gây nên. Tuy nhiên, cơ hội chỉ là cơ hội, nếu doanh nghiệp dệt may không đáp ứng được quy tắc xuất xứ.

CEO Vinatex: Dệt may sẽ tiếp tục thiếu hàng dù Covid-19 được kiểm soát
Việc cần làm ngay tại thời điểm này là tập trung đàm phán với các nhà cung cấp để chuyển nguồn cung nguyên phụ liệu về Việt Nam như Uniqlo, H&M, Zara… đáp ứng được yêu cầu xuất xứ và hưởng lợi thuế quan từ Hiệp định EVFTA, ông Nguyễn Tiến Trường – Tổng Giám đốc Vinatex cho hay.
Đọc thêm Doanh nghiệp
Xí nghiệp May Hà Quảng vượt khó để thành công
Xí nghiệp May Hà Quảng thuộc Tổng Công ty May 10 (Tập đoàn dệt may Việt Nam) chính thức đi vào hoạt động từ tháng 01/2005. Lúc mới thành lập, Xí nghiệp đạt công suất: 1 triệu sản phẩm/năm, thu hút 800 lao động...
Trung Quốc là thị trường quan trọng đóng góp cho sự thành công của Apple
Nhà phân tích Dan Ives của Wedbush nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ chiếm khoảng 20% tổng số iPhone nâng cấp trong năm tới. Ông nói thêm, Trung Quốc vẫn là "thành phần quan trọng" trong thành công của Apple.
Động lực để doanh nghiệp phát triển và hội nhập hiệu quả
Đề án cải cách kiểm tra chuyên ngành vừa được Bộ Tài chính ban hành đã bao quát được toàn bộ nội dung liên quan đến các quy trình, thủ tục kiểm tra chuyên ngành trong hoạt động nhập khẩu, vừa rất cụ thể và chi tiết hóa được từng mục tiêu.
Chuỗi siêu thị tỷ đô đổi tên thương hiệu
Như vậy sau 22 năm gắn bó với người tiêu dùng Việt Nam, thương hiệu Big C sẽ không còn hiện diện ở thị trường này nữa.
Đoàn Thanh niên Than Quảng Ninh tổ chức nhiều công trình kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Đoàn Thanh niên Than Quảng Ninh đã tổ chức gắn biển Công trình “Sửa chữa, bảo dưỡng đầu tàu và các toa xe song loan” nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do Đoàn Thanh niên Công ty Than Nam Mẫu đăng ký đảm nhận.
Doanh nghiệp xuất khẩu kỷ lục 100 triệu USD trong tháng 2
Tập đoàn Hoa Sen (Mã: HSG) cho biết đã xuất khẩu 121.000 tấn tôn mạ trong tháng 2 vừa qua, tương đương doanh thu hơn 100 triệu USD.
Số hóa cho quản trị doanh nghiệp
Đổi mới, sáng tạo phải là trái tim của nền kinh tế Việt Nam và đổi mới sáng tạo phải bắt đầu từ doanh nghiệp; trong đó, số hóa trong quản trị hoạt động doanh nghiệp là điều cần sự quan tâm thích đáng.
Tận dụng lợi thế từ các FTA: Nhiều doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu
Việt Nam liên tục đạt mức xuất siêu trong giao thương quốc tế. Đặc biệt, năm 2021, xuất khẩu đứng trước cơ hội tăng tốc nhanh hơn nếu tận dụng được lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA).
Tràn lan nợ đọng xây dựng: Hiệu quả đầu tư kém, ảnh hưởng đến an ninh tài chính
Các chuyên gia nhận định, tình trạng tràn lan nợ đọng xây dựng cơ bản khiến hiệu quả đầu tư kém; đang ảnh hưởng xấu đến an ninh tài chính, an toàn nợ công và tăng trưởng kinh tế bền vững.
Buffet tiếp tục mua lại cổ phần của Berkshire trong năm nay
Tỷ phú Warren Buffet đang mua lại nhiều cổ phần của chính Berkshire, tập đoàn do ông sở hữu hơn sau thương vụ mua lại kỉ lục 25 tỷ đô la vào năm 2020.