Kế hoạch của Huawei để giành lấy "ngôi vương" trong mảng kinh doanh điện toán đám mây từ Alibaba

09:48 17/07/2021

Theo dữ liệu từ IDC, Alibaba Group Holding chiếm 40,6% thị phần điện toán đám mây của Trung Quốc trong quý 4 năm 2020, theo sau là Tencent Holdings và Huawei Technologies, cả hai đều chiếm 11%. Con số này thể hiện sự trỗi dậy mạnh mẽ của Huawei, công ty chỉ một năm trước đó là hãng đứng thứ 5 trong ngành với thị phần 5,2%.

Thị phần của Huawei trên thị trường điện toán đám mây của Trung Quốc đang tăng mạnh. (Nguồn ảnh Reuters)

Thị phần của Huawei trên thị trường điện toán đám mây của Trung Quốc đang tăng mạnh. (Nguồn ảnh: Reuters).

Alibaba đã nhiều năm đứng đầu thị trường điện toán đám mây của Trung Quốc, chiếm thị phần lớn gấp nhiều lần so với kẻ đứng thứ hai lâu năm Tencent.

Nhưng cả hai gã khổng lồ internet hiện đang phải đương đầu với thách thức từ Huawei mới nổi, công ty đang tập trung lại vào một mảng khác để sinh lời sau khi hoạt động kinh doanh điện thoại thông minh của họ gặp khó khăn bởi các lệnh trừng phạt từ Mỹ

Với phạm vi tiếp cận rộng lớn, sự hỗ trợ của chính phủ và văn hóa doanh nghiệp nổi tiếng, gã khổng lồ công nghệ đang thực hiện một bước đi nghiêm túc trong việc hạ bệ Alibaba, mặc dù việc trở thành một công ty tập trung vào dịch vụ hơn là một nhà cung cấp phần cứng có những trở ngại riêng.

Thị trường đám mây được thúc đẩy bởi đại dịch

Theo dữ liệu từ IDC, Alibaba Group Holding chiếm 40,6% thị phần điện toán đám mây của Trung Quốc trong quý 4 năm 2020, theo sau là Tencent Holdings và Huawei Technologies, cả hai đều chiếm 11%.

Điều đó thể hiện sự trỗi dậy mạnh mẽ của Huawei, công ty chỉ một năm trước đó là hãng đứng thứ 5 trong ngành với thị phần 5,2%.

Theo dữ liệu của IDC cho thấy, thị trường dịch vụ đám mây đã mở rộng gần 50% trong năm 2020, đạt khoảng 18,4 tỷ USD. Điều đó biến quốc gia này trở thành thị trường lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ, với 6,5% thị phần toàn cầu, Và thị phần toàn cầu được dự đoán sẽ tiếp tục tăng lên đạt 10,5% vào năm 2024, IDC dự đoán.

Sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường đám mây của Trung Quốc một phần là do đại dịch Covid-19, khi các doanh nghiệp và bộ phận chính phủ đã chuyển sang hoạt động trực tuyến hơn và tăng chi tiêu cho các dịch vụ đám mây tương ứng.

Mục tiêu vượt qua Alibaba Cloud trước năm 2025

Vào năm 2020, công ty con của Huawei là Huawei Cloud, báo cáo doanh thu đã tăng 23% lên 100 tỷ nhân dân tệ (15,4 tỷ USD). Mặc dù Huawei không đưa ra bảng phân tích chi tiết về con số đó, nhưng Chủ tịch luân phiên của Huawei, Hu Houkun cho biết Huawei Cloud đã ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu 168% trong năm.

Lĩnh vực này đã trở thành một trọng tâm đặc biệt khi công ty đã rời xa trụ cột kinh doanh trước đây là điện thoại thông minh kể từ khi Mỹ bắt đầu áp dụng các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt đối với công ty vào năm 2019, cấm họ tiếp cận với các chip tiên tiến cần thiết để cạnh tranh trong lĩnh vực đó.

Bán cơ sở dịch vụ cho các công ty khác, bao gồm cả điện toán đám mây là không cần nguồn cung chip, vì vậy Huawei có thể kéo giãn kho dự trữ mà họ đã tích lũy trước khi các lệnh trừng phạt tăng cường.

Huawei đặt mục tiêu cho công ty con này của mình mang lại 20 tỷ USD trong năm nay và 50 tỷ USD vào năm 2025, Phó Chủ tịch Chen Banghua tuyên bố vào tháng 4.

Một cuộc khảo sát mà Huawei thực hiện hồi đầu năm nay đã tiếp thêm động lực cho công ty đi sâu vào lĩnh vực điện toán đám mây. Tổng cộng 86% giám đốc điều hành công ty được thăm dò ý kiến ​​trên nhiều ngành công nghiệp nói rằng họ sẽ tăng chi tiêu cho các sáng kiến ​​số hóa vào năm 2021, trong đó mức tăng chi tiêu trong một quý sẽ lên đến 20%.

Bị phấn khích bởi cuộc khảo sát, các giám đốc điều hành của công ty đã quyết định "dốc toàn lực" để phát triển Huawei Cloud và đặt mục tiêu vượt qua Alibaba Cloud trước năm 2025, theo những người quen thuộc với tình hình cho biết. 

Huawei thực sự bắt đầu tập trung vào các doanh nghiệp từ những năm 1980, bán thiết bị mạng và phần cứng khác cho các công ty, trước khi mở rộng sang các thị trường hướng tới người tiêu dùng.

Lịch sử lâu đời đó đã mang lại cho gã khổng lồ công nghệ một mạng lưới liên lạc kinh doanh rộng khắp, đặt nền tảng cho sự mở rộng nhanh chóng trong lĩnh vực điện toán đám mây và tạo cho nó lợi thế so với các đối thủ khác trên thị trường. 

Kinh nghiệm của một nhân viên bán hàng làm việc cho một công ty điện toán đám mây của Trung Quốc đã giải thích lợi thế của Huawei rằng, khi một ngân hàng khu vực có trụ sở tại miền Tây Trung Quốc đấu thầu dịch vụ đám mây, Alibaba chỉ được coi là một trong số những nhà thầu mà mặt khác, Huawei đã có quan hệ mua sắm với ngân hàng và các nhân viên bán hàng của họ.

Một lợi thế khác của Huawei là chính trị, vì các cơ quan chính phủ và các công ty thuộc sở hữu nhà nước - một số công ty chi tiêu hàng đầu cho các dịch vụ công nghệ thông tin rất muốn ủng hộ cho một người đi đầu lĩnh vực công nghệ trong nước mà vốn là mục tiêu của sự đàn áp không công bằng từ Mỹ. 

Theo một người làm việc tại một công ty đối tác của Huawei, các giám đốc điều hành của Huawei thường xuyên được mời đến các sự kiện kín do các doanh nghiệp nhà nước tổ chức trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nơi họ được yêu cầu chia sẻ kinh nghiệm của chính Huawei trong việc thay thế công nghệ của Mỹ.

Động thái phản ứng của Alibaba và Tencent 

Sự thăng tiến vượt bậc của Huawei đã làm dấy lên cảnh báo đối với Alibaba và Tencent. Việc tái cơ cấu tổ chức gần đây ở cả hai công ty phản ánh điều này.

Vào tháng 5, Tencent đã công bố cuộc cải tổ lớn nhất trong hơn một năm tại đơn vị Đám mây và Công nghiệp Thông minh (CSIG). Những thay đổi này nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của CSIG, với việc tập đoàn này được cấp Giám đốc điều hành riêng.

Trong số những người được bổ nhiệm mới lớn nhất là Li Qiang, người đã làm việc gần hai thập kỷ tại tập đoàn phần mềm công nghiệp khổng lồ SAP của Đức. Li đã được bổ nhiệm làm phó chủ tịch, trong một tín hiệu rõ ràng rằng Tencent muốn bán nhiều dịch vụ đám mây hơn cho các công ty công nghiệp, một lĩnh vực mà Huawei đã thực hiện mạnh mẽ.

Một tháng trước khi Tencent bị xáo trộn, Alibaba đã công bố một cuộc đại tu lớn đối với đơn vị dịch vụ đám mây của mình. Một trong những động thái đáng chú ý nhất là thành lập 16 đơn vị khu vực, chịu trách nhiệm về các khu vực địa lý của riêng họ ở Trung Quốc và có quyền tự chủ ra quyết định rộng rãi.

Theo những người quen thuộc với vấn đề này, điều này được thiết kế để mở rộng phạm vi tiếp cận của Alibaba và giảm tỷ lệ rủi ro.

Cả hai đều có một lợi thế đáng kể so với Huawei là họ đều có những ứng dụng đã rất phổ biến với người dùng.

Nền tảng giao tiếp và hợp tác doanh nghiệp DingTalk của Alibaba đã trở nên phổ biến trong đại dịch Covid-19 vào năm 2020 khi nhân viên ở tất cả các loại công ty sử dụng nền tảng này khi họ chuyển sang làm việc tại nhà.

Sự phổ biến của nền tảng DingTalk giữa các doanh nghiệp mang lại lợi thế cho Alibaba, đặc biệt là trong thị trường phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) và nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS), hai phần chính của thị trường đám mây.

Chi tiêu của các công ty Trung Quốc vào PaaS và SaaS - các dịch vụ nền tảng và phần mềm thường chạy trên cơ sở hạ tầng đám mây - tuy khiêm tốn nhưng đang đạt được đà phát triển. Năm 2019, PaaS và SaaS chỉ chiếm 28% và 6% tổng chi tiêu trên đám mây, trong khi cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS) chiếm 66% còn lại, theo dữ liệu từ Học viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trung Quốc . Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng cả năm của PaaS và SaaS trong năm đó lần lượt là 92% và 67%, vượt xa mức 34% của IaaS.

Theo Ye Jun, người đứng đầu DingTalk Enterprise Group cho rằng, các đại diện bán hàng của Alibaba hiện đáp ứng nhu cầu của khách hàng trực tiếp trên DingTalk và người dùng có thể đăng ký các dịch vụ SaaS của Alibaba mà không cần rời khỏi nền tảng này.

Việc Tencent sở hữu ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất Trung Quốc WeChat, với hơn 1 tỷ người dùng đang hoạt động, có nghĩa là Tencent cũng có vị trí tốt để nắm bắt thị trường PaaS và SaaS đang phát triển. Tencent hiện cung cấp các công cụ giao tiếp dựa trên đám mây cho khách hàng trong các ngành.

Để bù đắp cho điểm yếu của mình trong lĩnh vực này, Huawei đang dẫn đầu với chiến lược hợp tác trong thị trường PaaS và SaaS.

Với mục tiêu là xây dựng một hệ sinh thái các đối tác. Vào tháng 5, Huawei đã công bố sáng kiến ​​tuyển dụng các đối tác vào một liên minh để nhắm mục tiêu khách hàng theo cách phối hợp trên sáu ngành công nghiệp chính, bao gồm cả các lĩnh vực chính là tài chính, sản xuất và bán lẻ.

Một cuộc chiến không hề dễ dàng

Huawei được biết đến với văn hóa doanh nghiệp bền bỉ. Nhân viên nội bộ của công ty cho biết quyết định "đánh cược tất cả" trên các dịch vụ đám mây có nghĩa là họ sẽ phát triển công việc kinh doanh bằng mọi cách cần thiết, bất kể chi phí.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu vượt qua Alibaba, Huawei phải trải qua những trận chiến nghiêm túc. Có lẽ, nhiệm vụ khó khăn nhất là chuyển mình từ một người bán phần cứng thành một công ty dịch vụ.

Khó khăn này được nêu rõ trong một loạt các sáng kiến ​​tái cơ cấu của chính công ty được công bố trong năm qua.

Trước sự ngạc nhiên của nhiều người, vào tháng 4, Huawei cho biết họ đang tách nhóm kinh doanh đám mây cốt lõi và trí tuệ nhân tạo thành hai chỉ sau 14 tháng hoạt động. Huawei cũng thông báo người đứng đầu bộ phận đám mây, Richard Yu, sẽ từ chức chỉ sau ba tháng làm việc.

Một thách thức lớn khác là thiếu tài năng và chuyên môn. Huawei đang thiếu nhân công có thể thực hiện các bước bán hàng và hiện hãng đang tung ra một đợt tuyển dụng điên cuồng, theo chuyên gia này.

Bảo Bảo