Indonesia công bố mức giảm GDP trong quý thứ tư liên tiếp

14:45 05/05/2021

Nền kinh tế Indonesia suy giảm trong quý thứ tư liên tiếp, do đại dịch Covid-19 vẫn là "lực cản" đối với nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á.

chợ truyền thống ở Medan, Bắc Sumatra, Indonesia, vào ngày 29 tháng 4. © EPA / Jiji

Chợ truyền thống ở Medan, Bắc Sumatra, Indonesia, vào ngày 29 tháng 4. 

Dữ liệu ngày hôm nay cho thấy, tổng sản phẩm quốc nội thực tế giảm 0,74% so với cùng kỳ năm ngoái trong ba tháng tính đến hết tháng 3, một sự cải thiện rõ rệt so với quý trước khi nền kinh tế suy giảm 2,19%. Con số này phù hợp với con số trong một cuộc thăm dò của Reuters với 22 nhà phân tích.

Indonesia là đất nước có số ca COVID-19 mới hàng ngày ở mức khoảng 5.000 ca trong những tháng gần đây, nhưng nền kinh tế tiếp tục bị ảnh hưởng do các lệnh hạn chế về di chuyển vẫn còn phải tiếp tục. 

Trong khi tăng trưởng GDP dự kiến ​​sẽ phục hồi mạnh mẽ trong những quý tới nhưng rủi ro vẫn còn đối với nền kinh tế đất nước.

Chính phủ đã cắt giảm số ngày nghỉ lễ trong dịp lễ Eid al-Fitr (còn gọi là Bayram, là ngày lễ tôn giáo quan trọng của người Hồi giáo) vào giữa tháng 5 từ 8 ngày lễ xuống còn 5 ngày lễ, đồng thời tạm dừng các chuyến du lịch đường biển, đường bộ, đường hàng không và đường sắt trong thời gian diễn ra lễ kỷ niệm. Điều đó dự kiến ​​sẽ làm giảm tiêu dùng trong thời kỳ mà thường đó là thời kỳ chi tiêu tăng cao.

Ngân hàng Indonesia trong cuộc họp tháng 4 đã hạ dự báo tăng trưởng GDP hàng năm của mình trong năm nay xuống 4,15% đến 5,1% từ mức trước đó là  4,3% đến 5,3%.

Chính phủ đang đặt hy vọng tăng trưởng kinh tế vào một chương trình tiêm chủng đại trà. Bắt đầu vào tháng 1 tính đến nay đã có hơn 12 triệu người đã nhận được ít nhất một mũi tiêm. Tỷ lệ tiêm chủng của nước này là 4,5% cao hơn nhiều so với các nước cùng khu vực như Malaysia, Thái Lan và Philippines. Chính phủ đang đặt mục tiêu đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng bằng cách tiêm vắc xin cho 182 triệu người, hay khoảng 70% dân số vào tháng 3 năm sau.

Tuy nhiên, "các lệnh cấm vận vắc xin của các nước sản xuất vắc xin đang chứng kiến ​​tỷ lệ nhiễm bệnh tăng mạnh có thể có khả năng làm chậm chương trình tiêm chủng của Indonesia", Aldian Taloputra, chuyên gia kinh tế cấp cao của Standard Chartered cho biết. "Cả nước đã nhận được 73 triệu liều cho đến nay, hoặc tương đương trung bình 18 triệu liều mỗi tháng; con số này cần phải được tăng gấp đôi để đạt được mục tiêu tiêm chủng."

Quần đảo này gần đây đã chứng kiến ​​những trường hợp đầu tiên nhiễm thêm chủng COVID-19 của Ấn Độ. Với hiệu quả của việc tiêm chủng đối với các chủng đột biến vẫn chưa được biết đến nhiều, chính phủ đang đưa ra một thái độ thận trọng.

"Chúng ta phải luôn cảnh giác và không vội vàng nới lỏng các biện pháp phòng dịch", Airlangga Hartarto, Bộ trưởng Điều phối Kinh tế, nói trong một cuộc họp báo hôm thứ Hai (3/5). "Những đột biến mới này được WHO đang quan tâm vì tốc độ lây truyền tương đối cao. Chúng ta cần hạn chế sự lây lan và đảm bảo các nguyên tắc phòng chống dịch bênh".

Bảo Bảo