
Hướng dẫn mức chi để đào tạo nhân lực đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 58/2022/TT-BTC quy định nội dung, mức chi chương trình "Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư".
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 58/2022/TT-BTC quy định nội dung và mức chi thực hiện một số hoạt động của chương trình “Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.
Thông tư số 58/2022/TT-BTC quy định các nội dung và mức chi thực hiện một số hoạt động của chương trình đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0) như: chi khảo sát đánh giá thực trạng kỹ năng của người lao động tại các doanh nghiệp để xác định nhu cầu đào tạo, đào tạo lại và mô hình đào tạo phù hợp theo các lĩnh vực, ngành, nghề chịu tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0…
Thông tư số 58/2022/TT-BTC cũng quy định về chi nghiên cứu để vận dụng kinh nghiệm quốc tế về đào tạo các ngành, nghề đào tạo mới, kỹ năng nghề mới trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 triển khai trong chương trình, theo đó, nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN và Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính.
Đối với chi xây dựng danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu và định mức kinh tế - kỹ thuật đối với ngành, nghề đào tạo mới; sửa đổi, bổ sung danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu và định mức kinh tế - kỹ thuật đối với phần đào tạo bổ sung những kiến thức, kỹ năng mới phục vụ triển khai chương trình đào tạo, nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 16 Thông tư số 46/2022/TT-BTC
Đối với chi xây dựng chương trình đào tạo, đào tạo lại đáp ứng chuẩn đầu ra của nghề; xây dựng học liệu dùng chung cho các chương trình đào tạo, nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Điều 22 và khoản 7 Điều 23 Thông tư số 15/2022/TT-BTC.
Đối với chi thực hiện chuyển đổi số, xây dựng thư viện điện tử, hệ thống đào tạo trực tuyến tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia đào tạo trong chương trình, mức chi thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan; quy định tại khoản 9 Điều 23 Thông tư số 15/2022/TT-BTC
Đồng thời, chi tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và các kỹ năng cần thiết phục vụ đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp và người dạy trong doanh nghiệp tham gia Chương trình: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 46/2022/TT-BTC.
Chi xây dựng, vận hành cổng thông tin điện tử để quản lý, kết nối các thành phần tham gia Chương trình, phục vụ việc triển khai và quản lý, theo dõi chương trình hiệu quả: Thực hiện theo quy định về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan; các định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông; quy định của pháp luật về đấu thầu và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thông tư này không áp dụng đối với các khoản tài trợ, viện trợ thuộc ngân sách nhà nước đã có hướng dẫn riêng của cấp có thẩm quyền về chế độ chi tiêu tài chính.
Trường hợp nhà tài trợ hoặc đại diện có thẩm quyền của nhà tài trợ và Bộ Tài chính chưa có thỏa thuận về nội dung, mức chi thì áp dụng theo nội dung, mức chi quy định tại Thông tư này.
Đối tượng áp dụng Thông tư này là các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước thực hiện các hoạt động theo nhiệm vụ được giao của Chương trình.
Thông tư số 58/2022/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/11/2022.
T.H
Cùng chuyên mục


Nghệ An chỉ đạo tập huấn kỹ năng thương mại điện tử xuyên biên giới cho các doanh nghiệp

Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ vai trò nòng cốt trong quá trình chuyển đổi số

Dự báo giá trị kinh tế số của Việt Nam đạt khoảng 120-200 tỷ USD vào năm 2030

Ngành Thuế Phú Thọ đẩy mạnh chuyển đổi số để phục vụ người dân và doanh nghiệp

Phú Thọ: Đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử
-
Đề xuất mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là rất đáng hoan nghênh
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản