Hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU)
- Hội nhập
- 09:11 14/02/2020
DNHN - Trong bối cảnh phải cân nhắc giữa lợi ích hợp tác kinh tế và những vấn đề cần quan tâm, Nghị viện châu Âu (EP) đã chọn đặt niềm tin vào Việt Nam qua hiệp định EVFTA. Có thể nói trong mắt EU, Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng và sẵn sàng cải cách để đáp ứng các tiêu chuẩn mới, khắt khe nhất .
Như đã thông tin, EP đã phê chuẩn hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam, còn gọi là EVFTA. Thỏa thuận này thực chất bao gồm hai hiệp định riêng biệt: Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA).
Theo số liệu của Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công Thương, từ năm 2000 đến năm 2017, kim ngạch quan hệ thương mại Việt Nam – EU đã tăng hơn 13,7 lần, từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên 56,45 tỷ USD năm 2019; trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng 14,8 lần và nhập khẩu vào Việt Nam từ EU tăng hơn 11,4 lần (1,3 tỷ USD lên 14,90 tỷ USD). Năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU đạt trên 56,45 tỷ USD, tăng 1,11% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó xuất khẩu đạt trên 41,54 tỷ USD (giảm 0,81%) và nhập khẩu đạt 14,90 tỷ USD (tăng 6,84%). Các thị trường có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD trong năm 2019 là Hà Lan, Đức, Pháp, Italia, Áo, Tây Ban Nha, Bỉ, Ba Lan, Thụy Điển.
Các nước xuất khẩu chính của Việt Nam tại thị trường EU trong thời gian qua vẫn tập trung vào các thị trường truyền thống như Hà Lan, Đức, Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bỉ và Ba Lan. Đối với thị trường Áo, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là nhờ xuất khẩu mặt hàng điện thoại di động. Năm 2019, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU đạt 41,54 tỷ USD, giảm 0,81% so với năm 2018.
Xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang EU là thiết bị viễn thông, thực phẩm và quần áo. Trong khi đó, phía EU sẽ đẩy mạnh xuất khẩu vào Việt Nam ở các lĩnh vực như máy móc, thiết bị giao thông vận tải, hóa chất và sản phẩm nông nghiệp.
Nghị viện châu Âu vừa thông qua Hiệp định EVFTA.
Trong đó, chất dẻo nguyên liệu, giấy và các sản phẩm từ giấy, máy ảnh, máy quay phim và linh kiện, chè và dây điện và dây cáp điện là các mặt hàng có mức tăng trưởng cao nhất trong năm 2019. Năm 2019, EU có 2.375 dự án (tăng 182 dự án so với năm 2018) từ 27/28 quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU) còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 25,49 tỷ USD (tăng 1,19 tỷ USD) chiếm 7,70% số dự án của cả nước và chiếm 7,03% tổng vốn đầu tư đăng ký của các nước.
Trong đó, Hà Lan đứng đầu với 344 dự án và 10,05 tỷ USD, chiếm 39,43% tổng vốn đầu tư của EU tạiViệt Nam (tăng 26 dự án và 692,76 triệu USD vốn đầu tư). Vương quốc Anh đứng thứ hai với 380 dự án và 3,72 tỷ USD tổng vốn đầu tư, chiếm 14,58% tổng vốn đầu tư (tăng 29 dự án và 210,10 triệu USD vốn đầu tư. Pháp đứng thứ ba với 563 dự án và 3,60 tỷ USD tổng vốn đầu tư, chiếm 14,13% tổng vốn đầu tư (tăng 23 dự án nhưng giảm72,07 triệu USD vốn đầu tư).
Việt Nam hiện có khoảng 78 dự án đầu tư sang 10 nước EU (Anh, Ba Lan, Bỉ, Bồ Đào Nha, Đức, Hà Lan, Pháp, CH Séc, Tây Ban Nha và Xlô-va-ki-a) với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 320,20 triệu USD. Trong đó chủ yếu sang Đức với 29 dự án với tổng vốn đăng ký trị giá 120,3 triệu USD, sang Anh và Quần đảo Virgin thuốc Anh (20 dự án trị giá 144,5 triệu USD), sang Pháp (10 dự án trị giá 5,4 triệu USD), sang Xlo-va-kia (2 dự án trị giá 36,4 triệu USD).
Một số tập đoàn lớn của EU đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam như BP (Anh), Shell Group (Hà Lan), Total Elf Fina (Pháp Bỉ), Daimler Chrysler (Đức), Siemen, Alcatel Comvik (Thuỵ Điển). Xu thế đầu tư của EU chủ yếu vẫn tập trung vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, tuy nhiên, gần đây có xu hướng phát triển tập trung hơn vào các ngành dịch vụ (bưu chính viễn thông, tài chính, văn phòng cho thuê, bán lẻ). Về đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang EU, nhìn chung đầu tư Việt Nam sang EU là không nhiều, chủ yếu tập trung vào một số nước như Hà Lan, Séc, Đức.
Đối với Việt Nam, EU là thị trường lớn thứ hai cho hàng xuất khẩu Việt Nam; việc thực hiện EVFTA dự kiến sẽ giúp GDP của ta tăng 4,6% và xuất khẩu sang EU tăng gần 42,7% vào năm 2025. Do vậy, quyết định của EP đã nhận được sự hoan nghênh rất lớn từ cộng đồng doanh nghiệp hai bên.
BT (TH)
Tin liên quan
#EVFTA

Hiệp định EVFTA đã là đòn bẩy tạo thêm nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam và Hà Lan
Bộ Công Thương cho biết, kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực, nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam như thủy sản, hạt tiêu, cao su và gạo sang Hà Lan tăng mạnh.

Những Hiệp định thương mại tự do nổi bật Việt Nam tham gia năm 2020
2020 cũng là năm Việt Nam có thêm nhiều FTA có hiệu lực và được ký kết mới, trong đó nổi bật là RCEP và UKVFTA. Với những nội dung cam kết toàn diện và ở mức cao, các FTA này đã tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020 và các năm tới.

Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2020 sắp cán mốc trên 500 tỷ USD
Thông tin do Tổng cục Hải quan công bố cho thấy, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đang có nhiều dấu hiệu khả quan. Cụ thể, trị giá xuất khẩu tháng 11 đạt hơn 25 tỷ USD, giảm 7,4% so với tháng 10. Trong khi đó, trị giá nhập khẩu đạt 24,7 tỷ USD, tăng 1,5%.

EVFTA mở ra cơ hội cho ngành nông nghiệp Việt Nam
Tham gia hàng loạt Hiệp định Thương mại tự do, trong đó có Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đã mở ra nhiều cơ hội cho nông nghiệp Việt Nam, thúc đẩy ngành hàng nông nghiệp nước ta khẳng định được chất lượng và nâng cao giá trị trên thị trường nước ngoài.

Tìm lời giải để nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông nghiệp Việt Nam
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực được ví như “con đường cao tốc” dẫn hàng hóa Việt vào thị trường châu Âu, đặc biệt là các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam là nông thủy sản.

Tính chuyện đường dài hoạt động xuất khẩu phát triển bền vững
Cho đến nay, các cơ hội mà Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) mang lại đã bắt đầu được hiện thực hóa, nhiều doanh nghiệp, ngành hàng Việt Nam đã chủ động tận dụng ưu đãi để gia tăng xuất khẩu vào thị trường EU. Tuy nhiên, để hoạt động xuất khẩu phát triển bền vững, vẫn còn nhiều vấn đề phải quan tâm.
Đọc thêm Hội nhập
Thị trường kinh doanh khách sạn châu Á dự kiến sẽ hồi phục vào năm 2023
Theo đại diện Colliers International, dự kiến từ năm 2023, nếu được tạo điều kiện đầy đủ, thị trường kinh doanh khách sạn châu Á sẽ quay về mức phát triển như năm 2019.
Thương mại toàn cầu phục hồi trở lại sau đại dịch Covid-19
Thương mại toàn cầu đã phục hồi sau khi sụp đổ trong giai đoạn đầu của đại dịch, với việc Trung Quốc và các nước sản xuất châu Á khác giành được thị phần lớn hơn trong xuất khẩu, từ khẩu trang đến những chiếc xe đạp.
Australia chính thức thông qua luật mới nhắm tới các nền tàng như Facebook, Google
Chính phủ Australia đã thông qua luật mới yêu cầu các nền tảng kỹ thuật số như Facebook và Google trả tiền cho các nhà xuất bản và phương tiện truyền thông địa phương để liên kết nội dung của họ trên nguồn cấp tin tức hoặc trong kết quả tìm kiếm.
Thai Airways ghi nhận khoản lỗ kỷ lục 4,7 tỷ USD trong năm 2020
Thai Airways đã báo cáo khoản lỗ kỷ lục vào năm ngoái sau khi virus corona bùng phát khiến hầu hết các dịch vụ của hãng phải ngừng hoạt động.
Tất cả thông tin liên quan đến quân đội Myanmar đều bị Facebook cấm
Ngày 25/2, gã khổng lồ truyền thông xã hội Facebook đã thông báo cấm tất cả các tài khoản có liên quan đến quân đội Myanmar cũng như quảng cáo từ các công ty do quân đội kiểm soát.
Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông lâm thủy sản mang thương hiệu của Việt Nam
Theo Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 05/02/2021, Chính phủ đặt mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản (NLTS), tham gia toàn diện và bền vững vào chuỗi cung ứng NLTS, thực phẩm toàn cầu.
Kỹ thuật số hoá được ứng dụng để phục hồi ngành du lịch Singapore
Trong thời điểm dịch bệnh đang gây ra những ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế, Singapore hướng đến mục tiêu định hình lại tương lai của ngành du lịch, bằng cách ứng dụng công nghệ kỹ thuật số để góp phần phục hồi và phát triển ngành kinh tế mũi nhọn.
Nhiều quốc gia đã bắt đầu tung ra tiền điện tử
Thời gian vừa qua, nhiều quốc gia đã bắt đầu tung ra tiền điện tử, nhằm mở rộng tiếp cận đối với các dịch vụ tài chính và củng cố niềm tin đối với đồng tiền của họ.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đòi Facebook mở lại tài khoản
Đã gần 2 tháng kể từ khi ông Trump bị Facebook và nhiều nền tảng khác thông báo khóa tài khoản vĩnh viễn sau cuộc bạo loạn tại nhà Quốc hội ngày 6/1.
Đại đa số các công ty tại các nước đang phát triển khu vực Đông Á hiện không tìm tòi đổi mới
Nhận định trên được ông Xavier Cirera, một trong những tác giả chính của báo cáo "Đổi mới sáng tạo cho các quốc gia đang phát triển Đông Á" được Ngân hàng Thế giới (WB)công bố ngày 23/2.