Hàm Ninh mùa dưa hấu đỏ
- 127
- Vấn đề
- 10:40 08/06/2021
DNHN - Chúng tôi về với xã Hàm Ninh (huyện Quảng Ninh - Quảng Bình) vào một ngày mà thời tiết được Đài Truyền hình Quốc gia dự báo là nóng nhất kể từ đầu mùa: gần 40o C. Tiếp chúng tôi tại phòng làm việc, sau lời chào thân mật, Chủ tịch UBND xã Hàm Ninh - ông Hà Xuân Hưng bê một dĩa dưa hấu đỏ lịm mời khách.
Ông Hà Xuân Hưng - Chủ tịch UBND xã Hàm Ninh - Quảng Ninh Quảng Bình.
Ông Hưng đi vào câu chuyện: cách nay hơn 2 năm, tháng 3/2019, Công ty TNHH TM Quyến Lương và Chủ nhiệm HTX kinh doanh dịch vụ Nông nghiệp Hàm Hòa chính thức ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ dưa hấu Hàm Ninh. Lễ ký kết được diễn ra có sự chứng kiến của đại diện Lãnh đạo HĐND và UBND xã Hàm Ninh. Bản ký kết nêu rõ: Công ty TNHH Quyến Lương có trách nhiệm thu mua dưa hấu trên diện tích 60ha. Ký kết cũng nêu rõ trách nhiệm giữa các bên với mục tiêu nhằm đưa dưa hấu Hàm Ninh ra thị trường trong tỉnh, trong nước, đảm bảo chất lượng, tạo thương hiệu tốt cho một vùng đất với những con người cần cù, chịu khó và giàu mến khách.
Ông Hà Xuân Hưng khẳng định: Việc có một doanh nghiệp đứng ra bao tiêu sản phẩm cho người trồng dưa, có thể coi đây là một trong những bước đột phá cho người nông dân xã Hàm Ninh trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tiêu thụ nông sản. Là động lực để người nông dân yên tâm sản xuất và ổn định giá bán ra thị trường. Sản phẩm dưa hấu Hàm Ninh được sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGap. Dưa Hàm Ninh được đăng ký Logo tại Cục Sở hữu trí tuệ, dán tem truy xuất nguồn gốc, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng khi sử dụng “Dưa hấu Hàm Ninh”.
Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết: Hàm Ninh thuộc vùng giữa của huyện Quảng Ninh, người dân sống nhờ vào trồng lúa nước. Cách nay chừng 12 năm, một số người dân trong xã đi làm ăn ở miền Nam, biết được giống dưa quý, họ đã mang về thực hiện công tác chuyển đổi canh tác, đưa cây dưa hấu vào thâm canh trong diện tích trồng lúa. Hàm Ninh là vùng đất sâu, thổ nhưỡng tốt, nên cây dưa hấu sinh trưởng tốt, cho sai quả và chất lượng tốt. Năm 2020 vừa qua, xã Hàm Ninh đã xây dựng chuỗi giá trị sản xuất dưa hấu với 85 hộ tham gia trồng 50ha, năng suất bình quân đạt 240 tạ/ha, xuất ra thị trường 2.500 tấn sản phẩm. Dưa Hàm Ninh có mặt trên thị trường từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm, trọng lượng quả đạt từ 2-4kg. Dưa Hàm Ninh có màu đỏ tươi, vị thơm đặc biệt, khác với các loại dưa hấu được trồng trên vùng đất xã Lý Trạch, xã Phú Định (thuộc huyện Bố Trạch).
Dưa hấu Hàm Ninh đã được đăng ký Logo tại Cục Sở hữu trí tuệ, dán tem truy xuất nguồn gốc, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Theo tính toán của người nông dân Hàm Ninh, hiệu quả của việc trồng dưa hấu đem lại thu nhập gấp 5 lần so với trồng lúa nước. Với cách tính sơ bộ, một 1ha diện tích đất trồng lúa cho năng suất đạt 6 tấn, đem lại thu nhập 38 triệu đồng. Trồng dưa hấu, 1ha đạt 25 tấn, đem lại cho người trồng dưa xấp xỉ 225 triệu đồng. Không những vậy, người trồng dưa đã tạo ra thị trường buôn bán sôi động, xích lại gần hơn giữa thành thị và nông thôn. Thấy tôi chăm chú lắng nghe, Chủ tịch UBND xã Hàm Ninh, ông Hà Xuân Hưng cho biết thêm: Trong lộ trình chuyển đổi cây trồng mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020-2025 có nêu rõ: Năm 2023 tới, Hàm Ninh phấn đấu tăng diện tích trồng dưa lên 60ha. Rồi anh nhẩm tính: “1 ha thu hoạch 25 tấn, 60 ha thu về 1.500 tấn, mỗi tấn giá bán khoảng 9 triệu đồng. Giá trị mang về trên diện tích 60 ha là: 13.500.000.000đ, một con số không hề nhỏ!
Cỗng làng - Một công trình có sự đóng góp của con em xa quê.
Rời trụ sở, chúng tôi cùng ông Hà Xuân Hưng “thị sát” mô hình trồng cây dưa hấu trên đất lúa 1 vụ đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Ông lại say sưa nói về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đầu tư thâm canh, bố trí lịch thời vụ và kế hoạch nâng cấp hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng. Kinh tế Hàm Ninh tiếp tục phát triển đã có tác động tích cực đến các chỉ tiêu Văn hóa - Xã hội. Nếu như nhiệm kỳ trước, tỷ lệ hộ nghèo của xã Hàm Ninh chiếm 2,4%, thì nhiệm kỳ 2020 - 2025 này, Hàm Ninh giảm xuống dưới 2%. Ông Chủ tịch xã cũng không ngớt lời ngợi ca đến các thế hệ con em Hàm Ninh đang sinh sống, công tác trên mọi miền Tổ quốc mà lòng vẫn luôn hướng về quê hương bằng những việc làm thiết thực, như đóng góp để xây dựng các công trình phúc lợi, công trình Văn hóa - Tâm linh. Dù ở nơi xa, nhưng con em Hàm Ninh vẫn mong cho quê mình ngày một đổi thay, giàu mạnh, sánh ngang với những miền quê khác trong tỉnh.
Công trình Văn hóa - Tâm linh như là một biểu tượng của “Cây có cội - nước có nguồn” của con em xã Hàm Ninh xa quê.
Chia tay Hàm Ninh giữa cái nắng gần 40oC mà vẫn cảm nhận vị dịu ngọt đầu lưỡi của dưa hấu. Rồi tự dặn lòng: Hãy về với Hàm Ninh nhiều hơn để biết được một vùng quê đang từng ngày “Thay da đổi thịt”. Một vùng quê biết làm giàu từ đồng đất chiêm trũng của mình để tạo nên một thương hiệu “Dưa hấu Hàm Ninh”.
Trọng Lãnh
Bài liên quan
Đọc thêm Vấn đề
Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt theo chỉ thị của Chính phủ
Ngày 6/8, tại phiên họp Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030 đã đề ra những giải pháp mang tính đột phá nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện, bao trùm. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt đối với thu, nộp thuế, phí, lệ phí và thu phạt vi phạm hành chính, trong đó có thu phí không dừng đường bộ.
Đồng Nai chi trả gần 1.200 tỷ đồng tiền bảo hiểm thất nghiệp
Hơn 7 tháng đầu năm 2022, Trung tâm Dịch vụ việc làm Đồng Nai đã tiếp nhận hồ sơ, ra quyết định trợ cấp thất nghiệp cho gần 41.500 người với số tiền gần 1.200 tỷ đồng. Nhiều trường hợp được nhận trợ cấp thất nghiệp trong 12 tháng với tổng số tiền trên dưới 100 triệu đồng.
Vĩnh Long: Hỗ trợ hơn 23 tỉ đồng cho 21.000 trường hợp F0, F1
Theo Nghị quyết số 68 và 126 của Chính phủ, vừa qua tỉnh Vĩnh Long vừa có quyết định chi hơn 23 tỉ đồng hỗ trợ cho hơn 21.000 trường hợp F0, F1.
Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị quy hoạch Điện khí LNG Hiệp Phước giai đoạn 2
UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa có báo cáo số 132/BC-UBND kiến nghị Chính phủ tháo gỡ vướng mắc của các dự án trên địa bàn Thành phố, trong đó có các dự án điện và điện mặt trời mái nhà.
Hòa Bình: Thu ngân sách nhà nước 7 tháng năm 2022 đạt 75,9% dự toán Chính phủ giao
Cục Thuế tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức giao ban đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 7 tháng và triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác tháng 8 và các tháng tiếp theo năm 2022.
Cảnh báo lừa đảo qua mạng: Giả danh công an, sẵn sàng video call với nạn nhân
Trung tâm VNCERT/CC đã đưa ra nhiều khuyến cáo người dân cần cảnh giác với các vụ việc giả danh công an để lừa đảo, tuy nhiên nhiều người vẫn mất cảnh giác và bị sập bẫy lừa đảo.
Hà Tĩnh đề xuất điều chỉnh một số vị trí dự án cao tốc Bắc - Nam qua huyện Cẩm Xuyên
Trước đó, Sở GTVT nhận được văn bản của huyện Cẩm Xuyên về việc đề xuất điều chỉnh quy mô một số cống chui và cầu vượt dân sinh trên đoạn cao tốc Hàm Nghi – Vũng Áng.
Phi lí khi giá xăng dầu giảm, giá hàng hoá không giảm
Thời gian qua, giá xăng dầu trong nước đã giảm khá sâu do giá xăng dầu thế giới giảm và Việt Nam tiến hành cắt giảm các loại phí, thuế cho xăng dầu, tuy nhiên, nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, điển hình như giá giao thông vẫn cao. Báo chí ghi nhận ý kiến của một số chuyên gia về vấn đề này:
Tỉnh Ninh Thuận hướng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thành vùng kinh tế động lực, tăng trưởng xanh
UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt Đề án Phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu tỉnh đề ra đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam về tốc độ tăng trưởng bình quân (GRDP) là đến năm 2025, tỷ trọng của vùng này chiếm khoảng 28- 29% GRDP của tỉnh, con số này đến năm 2030 là 50-51%.
Kinh tế TP.HCM đang phục hồi tích cực
Vừa qua, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi chủ trì cuộc họp định kỳ về tình tình kinh tế - xã hội trên địa bàn 7 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ tháng 8-2022.