Thứ sáu 13/09/2024 14:58
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Giảm giới hạn về sở hữu của cổ đông nhằm hạn chế việc thao túng, sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng

10/06/2023 23:04
Đó là khẳng định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng khi giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề mà các đại biểu Quốc hội quan tâm khi thảo luận
aa
Ảnh minh họa
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng.

Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm góp ý là quy định Ngân hàng Nhà nước được can thiệp sớm trong một số trường hợp.

Đó là khi ngân hàng bị rút tiền hàng loạt dẫn tới mất khả năng chi trả, hoặc tổ chức tín dụng không duy trì được tỷ lệ chi trả và an toàn vốn lần lượt trong 3 và 6 tháng liên tục, có lỗ lũy kế lớn hơn 20% giá trị vốn điều lệ cùng các quỹ dự trữ.

Trong các trường hợp này, Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi và các ngân hàng khác, có thể cho vay đặc biệt, không cần tài sản đảm bảo, lãi suất 0%/năm.

Thống đốc cho hay, quy định này được ban soạn thảo dựa trên cơ sở thực tiễn những vướng mắc trong quá trình tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém thời gian qua, cũng như thực tiễn từ sự kiện rút tiền hàng loạt của SCB tháng 10/2022.

Đặc biệt, ban soạn thảo tham khảo kinh nghiệm từ sự đổ vỡ của các ngân hàng trên thế giới, mà gần đây là các ngân hàng thương mại của Mỹ.

“Nếu các tổ chức tín dụng có những diễn biến xấu hơn và có nguy cơ mất khả năng chi trả thì mức độ quản lý của cơ quan quản lý sẽ cần mạnh hơn và thông qua quá trình can thiệp sớm”, bà Hồng nhấn mạnh.

Trong quá trình can thiệp sớm, trước hết phải là trách nhiệm của các cổ đông và chủ sở hữu của ngân hàng. Họ phải có phương án xây dựng để khắc phục những khó khăn và cơ quan quản lý sẽ đưa ra những hạn chế trong hoạt động của họ, đặc biệt trong giai đoạn này thì cần các giải pháp hỗ trợ.

Luật hiện hành có quy định biện pháp can thiệp sớm nhưng chỉ có thời hạn 1 năm, rất là ngắn và không quy định các biện pháp hỗ trợ nên trong thực tiễn rất khó triển khai.

Chính vì vậy, dự thảo luật lần này quy định có các biện pháp hỗ trợ, có cả hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước với vai trò là người cho vay “cứu cánh cuối cùng”.

Dự luật cũng quy định huy động được nguồn lực hỗ trợ từ các tổ chức tín dụng khác, bảo hiểm tiền gửi và từ Ngân hàng Hợp tác xã.

Về quy định điều chỉnh giảm các giới hạn về sở hữu của cổ đông cũng như giới hạn về cấp tín dụng cho một khách hàng với người có liên quan, Thống đốc cho biết, dự thảo luật được thiết kế như vậy nhằm mục đích hạn chế việc thao túng và sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng.

“Đây là yêu cầu của các cấp có thẩm quyền, nghị quyết của Quốc hội đều yêu cầu việc này. Đây cũng là một trong những giải pháp để hạn chế việc thao túng, sở hữu chéo”, bà Hồng nhấn mạnh.

ĐBQH Nguyễn Hải Trung (TP. Hà Nội) cho rằng, tình trạng sở hữu chéo, thao túng lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng vẫn là vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt là huy động vốn với doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái đối với tập đoàn tư nhân. Do vậy, việc dự thảo Luật sửa đổi, điều chỉnh giảm tỷ lệ sở hữu của các cá nhân, tổ chức tăng tính đại chúng của các tổ chức tín dụng và mở rộng thêm các diện đối tượng liên quan là cần thiết. Điều này giúp cơ cấu cổ đông của ngân hàng có độ phân tán lành mạnh hơn, tránh tập trung quyền tự quyết vào một ông, bà chủ nào đó, từ đó hạn chế hành vi điều hành tổ theo hướng phục vụ cho các công ty sân sau, lợi ích của các cổ đông lớn, làm tổn hại đến lợi ích của ngân hàng, các cổ đông khác.

Ngoài ra, ban soạn thảo đã điều chỉnh theo hướng mở rộng người có liên quan. Tuy nhiên, muốn thực hiện triệt để các quy định này, bà Hồng cho rằng, đi đôi với quy định trong luật phải là vấn đề tổ chức thực hiện. Bởi trên thực tế có trường hợp các cổ đông nhờ những người có liên quan đứng tên mà ngân hàng không thể nắm được.

Vì vậy, muốn giải quyết được tình trạng sở hữu chéo, theo Thống đốc, đòi hỏi rất nhiều công cụ và giải pháp từ nhiều cơ quan khác nhau, trong đó có việc minh bạch hóa cơ sở dữ liệu thông tin.

“Còn chỉ với quy định này, nếu như các cổ đông thực hiện đúng thì cũng đã hạn chế được rủi ro đối với hoạt động ngân hàng, còn triệt để thì cũng đòi hỏi phải các giải pháp đồng bộ”, Thống đốc nói.

T.H

Tin bài khác
VASEP đề xuất bổ sung đối tượng hỗ trợ trong dự thảo Nghị định khôi phục sản xuất nông nghiệp

VASEP đề xuất bổ sung đối tượng hỗ trợ trong dự thảo Nghị định khôi phục sản xuất nông nghiệp

VASEP đề xuất bổ sung doanh nghiệp vào danh mục đối tượng hỗ trợ trong dự thảo Nghị định khôi phục sản xuất nông nghiệp, nhấn mạnh vai trò then chốt.
Bộ GTVT đưa ra các biện pháp khẩn cấp ưng phó sau bão số 3

Bộ GTVT đưa ra các biện pháp khẩn cấp ưng phó sau bão số 3

Trước tình hình mưa lũ và sạt lở đất phức tạp sau bão số 3, Bộ GTVT đã yêu cầu các đơn vị và cơ quan liên quan triển khai ngay các biện pháp cấp bách.
CLB Doanh nhân họ Nguyễn Việt Nam tặng quà tại tỉnh Bắc Giang

CLB Doanh nhân họ Nguyễn Việt Nam tặng quà tại tỉnh Bắc Giang

CLB Doanh nhân họ Nguyễn Việt Nam tặng quà tại tỉnh Bắc Giang
Thép Việt Nam bị áp thuế chống trợ cấp tại Ấn Độ

Thép Việt Nam bị áp thuế chống trợ cấp tại Ấn Độ

Các mặt hàng như ống thép và ống thép không gỉ hàn sẽ bị đánh thuế chống trợ cấp trong vòng 5 năm tới, nhằm bảo vệ ngành công nghiệp thép nội địa của Ấn Độ.
Ngành ngân hàng triển khai giải pháp hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão

Ngành ngân hàng triển khai giải pháp hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão

Ngành ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp khẩn cấp để hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão, bao gồm cơ cấu lại thời hạn nợ, giảm lãi vay, cho vay mới.
lp-bank
tms-group
dic-vu-minh-tuan