Gia tộc sở hữu số lượng tỷ phú nhiều nhất trên thế giới
- 42
- Hồ sơ doanh nhân
- 22:00 19/01/2022
DNHN - Gia tộc Cargill, gia tộc được xem là sở hữu số lượng tỷ phú nhiều nhất thế giới cho đến thời điểm hiện tại. Gia tộc Cargill luôn duy trì quyền sở hữu công ty cho con cháu...

Với lực lượng người lao động lên đến hơn 155.000 người làm việc tại 70 quốc gia, tổng doanh thu của Cargill hàng năm luôn đạt trên 115 tỷ USD. Đây cũng là một trong những gia tộc giàu nhất nước Mỹ theo bảng xếp hạng năm 2020 của Forbes với tổng tài sản ròng 47 tỷ USD.
Tập đoàn Cargill hiện là tập đoàn đa quốc gia sản xuất và phân phối các sản phẩm nông nghiệp như đường, dầu tinh chế, chocolate, gia súc gia cầm. Ngoài ra, tập đoàn này còn cung cấp các dịch vụ khác như: vận chuyển, giao dịch hàng hóa, tư vấn quản trị rủi ro cho các doanh nghiệp trên thị trường.
Nhiều người nói đùa rằng, dù muốn hay không thì cũng có lúc bạn đã nếm thử một trong những sản phẩm của tập đoàn Cargill trong bữa ăn của mình. Từ quả trứng được cung cấp bởi nông trại McDonald, cho đến nước giải khát có gas, kem, yogurt, bia, và nhiều loại đồ ăn thức uống khác nữa… Tất cả đều có thể là sản phẩm thuộc chuỗi sản xuất và cung ứng thuộc sở hữu của "ông lớn" Cargill đến từ xứ cờ hoa.
Kho chứa ngũ cốc là một khái niệm "lạ lùng" thời điểm đó khi mà phần lớn nông dân thiếu nơi để cất giữ nông sản của mình khiến cho dẫn đến việc giảm sút chất lượng nông sản, rồi bị giảm giá bởi các nhà buôn đến thu mua. Thế là ông Cargill nắm bắt ngay nhu cầu của nông dân bằng cách cung cấp dịch vụ lưu trữ nông sản cho đến khi họ có được "mối" để bán với giá cao.
Về sau, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng, Cargill đã cho xây dựng thêm nhiều nhà kho và trạm trung chuyển nông sản trên khắp tiểu bang Minnesota.
Gia tộc MacMillan bắt đầu tham gia công việc điều hành công ty vào năm 1895 sau khi Edna, con gái của nhà sáng lập William Wallace Cargill kết hôn với John MacMillan. Chàng rể này cũng là người tiếp quản công ty khi bố vợ mình qua đời năm 1909. Kể từ khi được chính thức thừa kế công ty vào năm 1912, John MacMillan phải đối mặt với tình trạng công ty làm ăn thua lỗ và nợ đầm đìa.
Thời điểm đó, một số dự án đầu tư của Cargill cũng thất bại khiến công ty ngày càng lún sâu vào cơn khủng hoảng tài chính. Để có thể vực dậy được công ty, MacMillan buộc phải tiến hành những đợt tái cấu trúc quy mô lớn, tái đàm phán với chủ nợ để được khoanh nợ, xin gia hạn thời gian thanh toán các khoản vay đồng thời chấp nhận bán đi những mảng kinh doanh kém hiệu quả của công ty.
Một trong những bước đi cụ thể của MacMillan đã mang lại tác động lớn cho công ty chính là việc tái cấu trúc cơ cấu lãnh đạo của Cargill. Đó là những người dâu, rể thuộc dòng họ MacMillan được trao quyền kiểm soát phần lớn cổ phần của công ty, trong khi các thành viên trong gia đình Cargill thì chấp nhận đóng vai trò của những cổ đông thiểu số. Với chiến lược này, chỉ trong vòng 6 năm, Cargill đã có thể thanh toán hết toàn bộ các khoản nợ nần, và bắt đầu trỗi dậy trở lại.

Trong suốt những năm đầu của thế kỷ 20, công ty Cargill đổ rất nhiều tiền vào "canh bạc" mở rộng những thị trường mới cũng như đầu tư vào công nghệ. Doanh nghiệp này đã thâu tóm thành công một công ty mua bán ngũ cốc cùng với một hệ thống thông tin nội bộ riêng vào năm 1923. Thương vụ này đã giúp Cargill trở thành một trong những đối thủ khó vượt qua thời bấy giờ. Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc, Cargill ngay lập tức thực hiện chiến lược đa dạng hóa lĩnh vực làm ăn của mình bằng hàng loạt cuộc chinh phục và thâu tóm các doanh nghiệp chăn nuôi, thực phẩm làm từ đậu nành cho đến các nhà máy chế biến dầu ăn thực vật.
Thừa thắng xông lên, Cargill bắt đầu tính đến việc vươn ra khỏi nước Mỹ bằng cách liên tục tìm kiếm và xâm nhập các thị trường mới trên khắp thế giới trong suốt giai đoạn 1950 đến 1980 với sự hiện diện của mình tại châu Âu và châu Á. Vào những năm 1960, lần đầu tiên trong lịch sử của mình, tập đoàn gia đình này quyết định thuê một nhân sự cấp cao từ bên ngoài vào quản lý Cargill.
Đó là thời điểm khó khăn của Cargill khi Chủ Tịch Cargill MacMillan bị đột quỵ và Chủ Tịch John MacMillan, Jr., đột ngột qua đời và không có thành viên nào trong gia đình sẵn sàng lãnh đạo doanh nghiệp. Đúng lúc đó, Erwin Kelm xuất hiện và là người đã lãnh đạo công ty vượt qua quá trình chuyển đổi và lãnh đạo Cargill trong suốt 17 năm sau đó với dấu ấn của việc đưa Cargill gia nhập thị trường toàn cầu cũng như hiện đại hóa hoạt động của công ty.
Nhân vật nội tộc cuối cùng của gia tộc MacMillan tham gia điều hành doanh nghiệp chính là Whitney MacMillan, người đã có công trong việc nhìn ra cơ hội, và biến Cargill thành một chuỗi sản phẩm bao trùm, lấn sân hàng loạt lĩnh vực sản xuất, từ hóa chất, dầu mỏ, cao su, sắt thép, vải sợi, dịch vụ tài chính, cà phê, hạt cacao, đậu phộng, chăn nuôi gia súc gia cầm… Ông nghỉ hưu năm 1995.
Ngày nay, Cargill đang duy trì hoạt động của mình ở 70 quốc gia trên khắp thế giới. Đây cũng là doanh nghiệp tư nhân hiếm hoi chiếm lĩnh danh sách bình chọn thường niên của Forbes 28 lần trong suốt 30 năm qua. Giờ đây, bên cạnh lĩnh vực truyền thống là ngành nông nghiệp, tập đoàn này còn lấn sân vào các lĩnh vực khác như: chế biến thép, thị trường tài chính, quản lý rủi ro, vận chuyển bằng đường biển, công nghệ sinh học, thức ăn chăn nuôi, gia súc gia cầm, dược phẩm, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cho con người,...
Chìa khóa cho sự thành công của Cargill không là gì khác ngoài sự kiên trì theo đuổi tinh thần "Đổi mới".
Là một "ông lớn" trong vai trò người trung gian, là chiếc cầu nối giữa người nông dân với khách hàng là một mô hình kinh doanh mà Cargill khởi xướng và theo đuổi trong nhiều năm, thế nhưng điều đó không có nghĩa là Cargill sẽ mãi là kẻ độc tôn trong lĩnh vực này, nhất là khi mà người nông dân ngày nay dễ dàng tiếp cận thông tin về giá cả và dịch vụ chỉ bằng cái click chuột trên laptop hay nút nhấn trên smartphone. Tiến bộ công nghệ đã hiện diện và thâm nhập một cách sâu rộng vào lĩnh vực nông nghiệp không hề thua kém bất cứ lĩnh vực nào.
Hiểu được điều đó, Cargill tiếp tục đầu tư nguồn lực tài chính và con người vào công nghệ mới cũng như thường xuyên đánh giá nhu cầu của khách hàng trên phạm vi toàn cầu để có sự điều chỉnh và thích ứng trong chiến lược của mình.
Giờ đây, doanh nghiệp với tuổi đời 156 tuổi này đang cung cấp cho người nông dân những phần mềm nhận diện khuôn mặt để giúp họ theo dõi lượng thức ăn và chất lượng sữa của từng con bò riêng biệt. Đối với những nông dân nuôi tôm thì một hệ thống mang tên iQuatic hoạt động dưới nước sẽ giúp họ kiểm soát các tiêu chí đã đặt ra một cách chính xác và nhanh chóng.
Vào năm 2018, 4 tập đoàn chuyên kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp lớn nhất thế giới là Archer-Daniels-M+idland Co., Bunge Ltd., Cargill Inc. và Louis Dreyfus Co., (được biết đến như là liên minh ABCD trong lĩnh vực nông nghiệp) đã đồng ý cùng nhau bắt tay để thiết lập nên chuẩn mực của ngành kinh doanh nông nghiệp trong thời đại kỹ thuật số. Những "ông lớn" này đang thể hiện quyết tâm tìm kiếm các giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và blockchain để cắt giảm chi phí cũng như tăng cường tính minh bạch trong kinh doanh sản xuất.
Hương Trà (t/h)
Bài liên quan
#gia tộc

Sự cường thịnh của gia tộc Walton
Trong danh sách 25 gia tộc giàu nhất thế giới năm 2021 mà Bloomberg vừa công bố, Walton vẫn giữ vị trí đầu bảng. Trong 12 tháng qua, họ kiếm được 23 tỷ USD, nâng tổng tài sản lên 238 tỷ USD, nhiều hơn gần 100 tỷ USD so với gia tộc giàu thứ hai thế giới là Mars (141,9 tỷ USD).

Những đế chế gia tộc tỷ đô hùng mạnh nhất thế giới
Sáu gia tộc giàu nhất thế giới được tiết lộ từ đế chế Ambani của Ấn Độ, khối tài sản khổng lồ hàng tỷ đô la Birkin của Hermès đến "vương quốc kẹo" Mars của Mỹ. Những giàu gia đình giàu nứt đố đổ vách tích lũy gia sản qua các đời và ngày càng mở rộng khối tài sản trong tương lai.

Sự suy tàn của gia tộc họ Hu và bài học sâu sắc về văn hóa doanh nghiệp gia đình
Đầu thế kỷ 20, trong giới doanh nhân người Hoa ở Đông Nam Á lưu truyền câu chuyện huyền thoại về “Tứ thiên vương”. Một trong số đó là Hu Wenhu kế nghiệp gia đình vực dậy một tiệm thuốc Yong'antang đầy nợ nần trở thành một thương hiệu dược phẩm đình đám. Tiger Balm Yong'an Tang Pharmacy và Tiger Leopard Brothers Co., Ltd. Mà Hu quản lý đều nổi tiếng trong và ngoài nước.

Các gia tộc giàu nhất châu Á nhiều tiền đến mức nào
Theo Bloomberg, nhóm 20 gia tộc giàu nhất châu Á kiểm soát khối tài sản lên đến 450 tỷ USD. Đứng đầu là nhà Ambani với 50 tỷ USD.

Các gia tộc giàu nhất châu Á sở hữu tài sản khổng lồ tới mức nào
Chưa thể so sánh được với các gia tộc Âu - Mỹ sở hữu khối tài sản lên đến hơn 100 tỷ USD nhưng các gia đình giàu nhất châu Á cũng xây dựng được những đế chế kinh doanh khổng lồ.

Bí kíp giúp "tiền đẻ ra tiền" của gia đình giàu nhất thế giới Walton
Theo hồ sơ của công ty đầu tư gia đình WIT LLC (Walton Investment Team) gửi lên Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) vào cuối tháng 12 năm ngoái, khoản đầu tư của gia đình này có giá trị 3,8 tỷ USD. Trong năm nay, con số này tăng lên và phân lớn được đầu tư vào các quỹ ETF có chi phí thấp như Vanguard FTSE Emerging Markets và các quỹ ETF theo dõi trái phiếu ngắn hạn. Ngoài ra, gia đình này cũng tiết lộ về khoản nắm giữ trong các công ty bao gồm Apollo Global Management Inc., Snowflake Inc. và China’s Pinduoduo Inc.
Đọc thêm Hồ sơ doanh nhân
Tân Tổng giám đốc Viettel Post Hoàng Trung Thành: Thúc đẩy Viettel Post chuyển đổi số nhanh nhất
Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post, Upcom: VTP) vừa có thông báo về việc thay đổi nhân sự cấp cao tại công ty này. Cụ thể, ông Hoàng Trung Thành sẽ đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc Viettel Post kể từ ngày 18/05/2022.
Bà Trần Anh Đào giữ chức Tổng giám đốc HoSE
Bà Trần Anh Đào là thế hệ nhân sự đầu tiên vận hành HoSE từ 7/2000. Giữa năm 2013, bà được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc phụ trách mảng đấu giá và quản lý niêm yết cho đến nay.
Doanh nhân Lê Hùng Anh, CEO BIN Corporation Group: "Muốn xuất khẩu áo ấm, phải trải nghiệm mùa đông"
Lê Hùng Anh khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, từng thất bại nhiều lần trước khi gây dựng thành công BIN Corporation Group tại nhiều quốc gia. Theo ông Lê Hùng Anh, chìa khóa thành công khi kinh doanh tại thị trường quốc tế chính là phương pháp tiếp cận. Muốn cung cấp sản phẩm dịch vụ ở quốc gia nào đó, mỗi startup phải hiểu khách hàng ở đó cần gì, văn hóa, thói quen, tính cách đặc trưng của họ ra sao,…
Doanh nhân Nguyễn Đỗ Lăng, vị đại gia đứng sau hệ sinh thái Apec làm gì để giá trị tài sản đã tăng rất nhanh?
Năm 2021 là một năm thành công với ông Nguyễn Đỗ Lăng, vị đại gia đứng sau hệ sinh thái Apec với giá trị tài sản tăng rất nhanh. Hiện nay, ông Nguyễn Đỗ Lăng cũng nằm trong top 200 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Chưa dừng lại ở đó, Apec còn từng có dự định hướng tới một công ty khác vốn lên đến 10.000 tỷ đồng.
Doanh nhân Thái Hương được vinh danh Top 10 Phụ nữ vì sự phát triển bền vững
Ngày 9/5/2022, tại Singapore, bà Thái Hương - Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH (đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK) đã được CSRWorks International vinh danh là một trong 10 lãnh đạo nữ tại châu Á trong danh sách những “Phụ nữ vì Phát triển Bền vững” (Asia’s Top Sustainability Superwoman 2021), ghi nhận những thành tựu của bà trong hành trình dẫn dắt phát triển bền vững trong doanh nghiệp cũng như những đóng góp cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế, xã hội, môi trường.
William Hiếu Nguyễn - Tập đoàn IPPG: Niềm tự hào thế hệ kế cận thứ hai của vợ chồng “vua hàng hiệu”
Hôm 7/5, William Hiếu Nguyễn xuất hiện khá chững chạc trong vai trò là người đại diện cho IPPG, thay mặt Chủ tịch Tập đoàn là bố mình - ông Johnathan Hạnh Nguyễn để cắt băng khánh thành Trung tâm trí tuệ nhân tạo (AIC) đầu tiên tỉnh Lâm Đồng.
Ông Kim Byoungho - tân Chủ tịch Hội đồng quản trị HDBank: Đưa các chuẩn mực quốc tế tốt nhất vào công tác quản trị
HDBank vừa công bố nghị quyết của Hội đồng quản trị (HĐQT) bầu ông Kim Byoungho – thành viên HĐQT độc lập giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị HDBank từ ngày 29/4/2022, với kế hoạch đưa ngân hàng vào giai đoạn phát triển mới, hội nhập mạnh mẽ hơn.
Tiềm lực của IDS Equity Holdings - ông chủ mới của Ocean Group
Sau nhiều năm cuộc chiến nội bộ cổ đông tại Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) đã có kết quả với phần thắng nghiêng về IDS Equity Holdings - một quỹ đầu tư với nhiều thành viên HDQT là người Nhật.
Bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch HĐTV Deloitte Việt Nam: 3 chữ C để thành công
Trên hành trình gần 40 năm gắn với một ngành nghề đặc thù (kiểm toán) và gần 30 năm ở vị trí lãnh đạo cấp cao của công ty, bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch HĐTV Deloitte Việt Nam không chỉ mang theo mình 3 chữ C để thành công, không chỉ duy trì sự bền bỉ qua năm năm tháng, mà còn chia sẻ những giá trị này và coi đó là một cầu nối để dẫn dắt những thế hệ của Deloitte Việt Nam trong việc kiến tạo những giá trị ảnh hưởng cho khách hàng và cộng đồng.
Chân dung ông Vũ Đình Độ tân Chủ tịch HĐQT "trùm BOT" Tasco
Mới đây, ông Vũ Đình Độ - Chủ tịch Nhựa Đồng Nai vừa được bầu làm Chủ tịch HĐQT Tasco nhiệm kỳ 2022-2027, thay ông Hồ Việt Hà. Ông Vũ Đình Độ đã nhận được 100% phiếu bầu từ các thành viên HĐQT sau khi kết thúc phiên họp thường niên của Tasco chiều 29/4. Ông Hồ Việt Hà vẫn giữ vai trò thành viên HĐQT Tasco nhiệm kỳ mới.