Filip Tysander: Chỉ cần có thời gian và một chút may mắn, bất kỳ ai cũng có thể trở thành một doanh nhân thành công

09:29 29/11/2021

Vào năm 2011, Filip Tysander đã dùng 24.000 USD tiền tiết kiệm để thành lập lên một thương hiệu đồng hồ của riêng mình. Và giờ đây, người đàn ông 31 tuổi này có thể kiếm được 180 triệu USD mỗi năm từ việc bán đồng hồ và tỷ suất lợi nhuận lên đến trên 50%.

Filip Tysander – ông chủ của thươn hiệu DW. Nguồn: Internet
Filip Tysander – ông chủ của thươn hiệu DW. Nguồn: Internet.

Năm 2006, chàng trai trẻ Filip Tysander người Thụy Điển đến Australia với mục đích ban đầu chỉ để du lịch và khám phá. Một cơ duyên tình cờ hay định mệnh đã giúp ông gặp gỡ được Daniel Wellington. Thời điểm này, Daniel Wellington chỉ là một người bình thường, không phải doanh nhân cũng chẳng phải người chơi đồng hồ chuyên nghiệp. Cả 2 đều chung lý tưởng là thích đi bụi đó đây.

Cũng trong buổi gặp gỡ ấy, Daniel Wellington có đeo một chiếc đồng hồ Rolex dây vải Nato cũ, màu đen. Tất cả đều rất bình thường cho đến khi Filip Tysander tiếp tục đến nước Úc du lịch và trong đầu ông lúc này cứ luôn nghĩ về chiếc đồng hồ dây vải Nato, đến mức ám ảnh và không biết tự bao giờ, mình đã đắm chìm bởi phong cách đơn giản nhưng rất bụi bặm. 

Chính vì thế, sau khi trở về quê nhà tại Uppsala – Thụy Điển, Filip đã thành lập ngay một công ty chuyên về sản xuất dây vải Nato với tên chính thức là Daniel Wellington (một phần là để kỷ niệm cuộc gặp gỡ giữa 2 người xa lạ tại đất nước xa lạ). Ban đầu, công ty này chỉ tạo ra các sản phẩm dây đeo phục vụ cho khách hàng đã có đồng hồ có thể sử dụng để thay thế cho chiếc phụ kiện của mình.

Năm 2009, ông cùng anh trai của mình mở một gian hàng trực tuyến trên eBay nhằm quảng bá rộng rãi hơn các sản phẩm dây vải Nato. Kết quả thu về rất khả quan nhưng điều mà Filip Tysander cứ cân nhắc mãi chính là người dùng sử dụng dây vải Nato (vốn là tâm huyết của ông) đi kết hợp với các sản phẩm Rolex nhái, rẻ tiền thế kia.

Ngay lúc này, Filip Tysander đã có một ý tưởng táo bạo hơn là tại sao mình không tự sản xuất đồng hồ cho riêng mình, với phong cách riêng mình và dựa trên những nền tảng dây đeo sẵn có. Thế là ông đã bắt tay vào thiết kế những mẫu đầu tiên và là “phát súng” để thương hiệu Daniel Wellington chính thức “lấn sân” vào thị trường đồng hồ đang rất khốc liệt.

Năm 2011, chỉ với 15.000 đô trên tay, Filip đã thực hiện được ước mơ của mình là tạo ra các dòng sản phẩm đồng hồ dây vải Nato đơn giản nhưng không giản đơn. Chỉ với số vốn rất hạn hẹp ban đầu đã mang đến doanh thu cực khủng, tăng đến hơn 14.000 lần trong vòng 4 năm (rơi vào 220 triệu đô). 

Với sự thành công nhanh chóng của Daniel Wellington khiến nhiều người nghĩ nó là một chiến dịch Marketing xuất sắc. Đây là một nhận định đúng nhưng không đủ bởi đằng sau đó là những câu chuyện về chất lượng, thiết kế và ý nghĩa truyền tải của ông chủ điều hành Filip Tysander người Thụy Điển.

Tysander nói rằng, chỉ cần có thời gian và một chút may mắn, bất kỳ ai cũng có thể trở thành một doanh nhân thành công. Anh rất tâm đắc với một câu nói của tác giả Malcolm Gladwell rằng: "Phải mất tới 10.000 giờ khởi nghiệp, chúng ta mới có thể hiểu mọi thứ đang kết nối với nhau như thế nào."

Trúc Sam (t/h)