FamilyMart sử dụng robot sắp xếp hàng hóa để giảm bớt tình trạng thiếu nhân viên

16:00 09/08/2022

Động thái này diễn ra trong bối cảnh sự thiếu hụt lao động ngày càng gia tăng trong khi nền kinh tế đang phục hồi sau đại dịch. Với năng suất lao động ở khu vực bán lẻ thấp, việc thúc đẩy hiệu quả bằng cách sử dụng robot và các biện pháp khác được coi là rất quan trọng trong việc tạo lợi thế cạnh tranh cho các công ty.

Robot dự trữ hàng của FamilyMart lấy đồ uống từ kệ hàng ở bên trái và bổ sung vào hộp bán lẻ ở bên phải. (Ảnh: FamilyMart)

Robot dự trữ hàng của FamilyMart lấy đồ uống từ kệ hàng ở bên trái và bổ sung vào các kệ khác ở bên phải. (Ảnh: FamilyMart).

Chuỗi cửa hàng tiện lợi FamilyMart của Nhật Bản sẽ sử dụng robot để sắp xếp các kệ đồ uống lạnh, điều nàu giúp họ cắt giảm khoảng 20% ​​khối lượng công việc của một chi nhánh.

Các robot do công ty khởi nghiệp Telexistence của Tokyo phát triển, sẽ được bổ sung vào 300 cửa hàng FamilyMart vào cuối tháng 3 năm 2025.

Máy sẽ sử dụng công nghệ nhận dạng hình ảnh để tự động bổ sung sản phẩm khi cần thiết. Bằng cách giảm thiểu vai trò của nhân viên khỏi quy trình về cơ bản, hệ thống được kỳ vọng sẽ tiết kiệm chi phí lao động cho 1 cửa hàng. 

Động thái này diễn ra trong bối cảnh sự thiếu hụt lao động ngày càng gia tăng trong khi nền kinh tế đang phục hồi sau đại dịch. Với năng suất lao động ở khu vực bán lẻ thấp, việc thúc đẩy hiệu quả bằng cách sử dụng robot và các biện pháp khác được coi là rất quan trọng trong việc tạo lợi thế cạnh tranh cho các công ty.

FamilyMart đầu tiên sẽ triển khai các robot tại khoảng 30 địa điểm được quản lý trực tiếp ở khu vực Kanto xung quanh Tokyo, với các nhượng quyền thương mại cũng sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn. Các robot sẽ được lắp đặt chủ yếu trong các cửa hàng có doanh thu hàng ngày từ 500.000 yên (tương đương 3.700 USD) trở lên.

300 cửa hàng sử dụng robot chỉ chiếm khoảng 2% trong số khoảng 16.000 FamilyMart trên khắp Nhật Bản. Công ty sẽ xem xét mở rộng số lượng cửa hàng sử dụng robot  sau khi xác minh được hiệu quả của hệ thống.

Các cửa hàng sử dụng robot có thể kỳ vọng doanh thu sẽ đạt cao hơn. Những nhân viên thường phục vụ khuc vực đồ uống sẽ có nhiều thời gian hơn để cung cấp các dịch vụ khác mang lợi lợi nhuận cao hoặc chuẩn bị đồ ăn mang về cho khách hàng.

Ngành bán lẻ, được biết đến với công việc sử dụng nhiều lao động, lại tụt hậu so với các ngành khác khi xét về hiệu quả. Theo khảo sát của chính phủ năm ngoái, một nhân viên bán lẻ tạo ra 4,94 triệu yên (36,5 nghìn USD) năng suất lao động về giá trị gia tăng. Con số này chưa bằng một nửa trong số 10,73 triệu yên (79,4 nghìn USD) do một công nhân sản xuất thông thường tạo ra.

Lyly