
Vì sao Apple vắng mặt trong danh sách những nơi làm việc tốt nhất
Apple đã thiết lập chính sách làm việc từ xa nghiêm ngặt hơn so với các công ty khác ở Thung lũng Silicon. Nhiều nhân viên chủ chốt đã rời công ty sau khi nhà táo yêu cầu họ phải làm việc trực tiếp ít nhất ba ngày một tuần.
Apple và Meta đều vắng mặt trong danh sách những nơi làm việc tốt nhất
Trong nhiều năm, Apple và Meta luôn được coi là những tập đoàn “tốt của tốt” - nơi nhân viên say sưa chia sẻ về văn hóa, lợi ích và đặc quyền. Tuy nhiên, theo dữ liệu mới từ Glassdoor, hai gã khổng lồ công nghệ này không còn giữ được phong độ như trước.
Cụ thể, trong danh sách những nơi làm việc tốt nhất năm 2023, cả Apple và Meta đều vắng mặt. Năm ngoái, Meta được xếp hạng #47, giảm đáng kể so với vị trí #11 vào năm 2021. Apple xếp thứ #56 vào năm ngoái, cũng giảm đáng kể so với hạng #31 vào năm 2021.
Tiêu chí Glassdoor đặt ra dựa trên bài đánh giá ẩn danh của nhân viên đăng tải trên nền tảng. Họ xem xét “hàng trăm nghìn” công ty có 1.000 nhân viên trở lên trong khoảng thời gian từ ngày 19/10/2021 đến ngày 17/10/2022, sau đó chấm trên thang điểm từ 1 đến 5: 1 là rất không hài lòng và 5 là rất hài lòng. Daniel Zhao, nhà kinh tế hàng đầu tại Glassdoor, cho biết sự vắng mặt của Apple và Meta trong danh sách năm nay là “khá kỳ lạ”.
“Apple đã có mặt trong danh sách này trong suốt 15 năm qua, ngay từ thời kỳ đầu. Meta thì có tên trong danh sách từ năm 2011. Tuy nhiên, xếp hạng 2023 không có nghĩa là Meta và Apple là nơi làm việc tồi tệ. Họ chỉ tụt hạng do mức độ cạnh tranh của danh sách trong năm nay”, Daniel Zhao nhận định.
Lý do cho sự đi xuống
Ông Daniel Zhao lập luận, Apple và Meta đã phải đối mặt với những thách thức khi giao tiếp với nhân viên của họ trong những năm gần đây, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19.
Apple đã thiết lập chính sách làm việc từ xa nghiêm ngặt hơn so với các công ty khác ở Thung lũng Silicon. Nhiều nhân viên chủ chốt đã rời công ty sau khi nhà táo yêu cầu họ phải làm việc trực tiếp ít nhất ba ngày một tuần.
Mặt khác, Meta đã thông báo sa thải hàng loạt vào tháng 11.2022. 13% nhân viên của Meta đã bị sa thải do doanh thu của công ty sụt giảm.
Tất nhiên, điều này cũng khiến những nhân viên tiếp tục làm việc ở đó lo lắng về khả năng bị sa thải hàng loạt. Doanh thu của Meta đã giảm 4% trong quý 3 của năm tài chính 2022, ở mức 27,71 tỉ USD.

Mặc dù rất nhiều công ty đang gặp khó khăn sau đại dịch COVID-19 và chiến tranh đang diễn ra, chưa kể lạm phát ảnh hưởng đến toàn thế giới, nhưng một số công ty đang xử lý tình huống tốt hơn những công ty khác. Và khi nói đến việc quản lý nhân viên, có vẻ như Apple và Meta đang gặp khó khăn hơn so với các đối thủ của họ.
Trở lại tháng 5.2022, Ian Goodfellow, giám đốc bộ phận máy học của nhà sản xuất iPhone đã rời công ty do không đồng ý với chính sách làm việc trực tiếp.
Vào năm 2021, nhiều giám đốc điều hành của Apple cũng đã rời công ty do chính sách quay trở lại văn phòng của Apple. Vì Apple không muốn nới lỏng các chính sách làm việc từ xa, nên không có gì ngạc nhiên khi nhân viên của họ không hài lòng với công ty.
Thật không may, cùng lúc đó, Apple đã bị nhiều nhà tuyển dụng cáo buộc không xử lý các báo cáo về quấy rối tình dục tại nơi làm việc một cách hiệu quả.
Nếu Apple vẫn không muốn thay đổi cách thức hoạt động, có vẻ như họ sẽ tiếp tục mất đi nhân tài và ý kiến tốt mà nhân viên của họ dành cho công ty.
Đình Lâm
Cùng chuyên mục


Meta sẵn sàng để đối đầu Twitter với ứng dụng mạng xã hội mới

Meta đã sẵn sàng để tích hợp AI vào từng sản phẩm của công ty

Người mua xe điện GM sẽ sớm được sử dụng hệ thống sạc pin của Tesla

Sony sẽ có thêm doanh thu nếu kính Apple Vision Pro đạt được thành công

AI là nguyên nhân khiến gần 4.000 công việc bị cắt giảm trong tháng 5 tại Mỹ
-
Thạc sĩ Hà Quách: Sao Michelin kiếm không dễ mà giữ càng khó
-
Xử lý DNNN kém hiệu quả cần rành mạch hóa nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ thị trường
-
Triển khai hệ thống kiểm soát nội bộ để đảm bảo tính chính xác của báo cáo tài chính
-
Coi trọng tiếng nói của doanh nghiệp trong xây dựng chính sách
-
3 nhóm hành vi sai phạm của nhân sự cấp cao doanh nghiệp thường mắc phải