
Dư địa lớn cho xuất khẩu gạo thơm sang thị trường châu Âu
Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), sau 1 năm thực thi Hiệp định Thương mại tự do châu Âu (EU) – Việt Nam (EVFTA), xuất khẩu nông sản nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng của Việt Nam đang dần khẳng định chỗ đứng tại thị trường EU bởi chất lượng gạo của Việt Nam trong nhiều năm qua đã không ngừng được cải thiện.
Các loại gạo thơm, gạo chất lượng cao như ST24, ST25, Jasmine… được người dân khu vực này ưa chuộng. Dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2022 sang thị trường EU sẽ đạt tối thiểu 60.000 tấn, đặc biệt là tại các thị trường truyền thống như Đức, Italy, Ba Lan…
Bộ Công Thương cũng dự báo, xuất khẩu gạo sang EU trong năm 2022 sẽ có sự bật tăng với giá trị kim ngạch cao bởi trong năm 2021, EU cấp hạn ngạch 80.000 tấn gạo với mức thuế suất ưu đãi 0% sau khi EVFTA có hiệu lực thi hành, dư địa cho mặt hàng gạo vẫn còn rất lớn khi số lượng này chưa được các nhà xuất khẩu Việt Nam sử dụng hết trong năm 2021. Hơn nữa, cộng đồng người Châu Á tại thị trường EU vẫn duy trì thói quen sử dụng gạo như lương thực chính, sẽ là cơ hội cho xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này.
Dư địa của gạo Việt Nam tại thị trường EU rất lớn khi hiện nay xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng xuất khẩu gạo của Việt Nam (chiếm 1% về lượng và 1,3% về kim ngạch) nhưng đây lại là thị trường tiềm năng về xuất khẩu các loại gạo có giá trị cao.
Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, năm 2021, lượng gạo thơm của Việt Nam xuất khẩu sang EU đạt gần 38 nghìn tấn với trị giá khoảng 27 triệu USD, tăng trên 9,3% về lượng và tăng gần 28,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Theo Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), một số giống gạo đặc sản của Việt Nam như ST24, ST25 lần đầu tiên được xuất khẩu vào các thị trường trong khối EU. Tỉ trọng gạo thơm trong tổng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU cũng đã tăng lên 70% trong 11 tháng năm 2021 so với 64% của cùng kỳ năm 2020. Các chủng loại gạo khác đều tăng mạnh như gạo trắng tăng 40,9%; gạo giống Nhật tăng 137,6%; gạo nếp tăng 323,2%...
Đặc biệt, mới đây, Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời vừa xuất khẩu sang EU khép lại năm 2021 - chào năm mới 2022 với lô hàng gạo lên tới 4.170 tấn gạo. Lô hàng này bao gồm gạo thơm và gạo trắng, được vận chuyển thông qua tàu biển dạng hàng rời.
Điều này cho thấy, các doanh nghiệp lớn như Lộc Trời, Trung An, Tân Long sẽ là những doanh nghiệp hàng đầu với quy mô lớn, canh tác khép kín… sẽ đáp ứng các yêu cầu mà thị trường EU đòi hỏi, để khẳng định giá trị gạo Việt tại thị trường cao cấp này.
Lâm Nghi
- Chính sách tiền tệ không phải ‘cây đũa thần’ với nền kinh tế
- Quy định áp dụng thuế suất thông thường với hàng hóa nhập khẩu
- "Free ship" đang là "con bài" của các nhãn hàng kinh doanh online
- Cô gái kiếm gần 10.000 USD mỗi tháng nhờ sản xuất video TikTok
- Những bất thường “chưa từng thấy” của doanh nghiệp lên nghị trường
Cùng chuyên mục


Mỹ gia hạn kết luận điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá gỗ dán từ Việt Nam

Việt Nam nhập siêu hơn 46 tỷ USD từ Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Ả-rập Xê-út tổ chức diễn đàn doanh nghiệp tại tỉnh Al Kharj

Tại sao doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần đàm phán lại hợp đồng xuất khẩu gạo với Ấn Độ?

Năm 2022, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào ước tăng 20%
-
3 nhóm hành vi sai phạm của nhân sự cấp cao doanh nghiệp thường mắc phải
-
TS. Đinh Thế Hiển: Không có làn sóng mới của dòng tiền đầu tư vào thị trường bất động sản năm 2024
-
TS Vũ Minh Khương: Xây dựng hệ sinh thái trái phiếu lành mạnh nhiệm vụ cấp bách
-
Chuyên gia kinh tế - TS. Doãn Hữu Tuệ: Cần ưu tiên vốn cho doanh nghiệp sản xuất
-
Đầu tư vào lực lượng lao động là yếu tố quan trọng để đạt được tăng trưởng bền vững