Doanh nghiệp thuỷ sản biến phế phẩm thành “mỏ vàng”
- 29
- Doanh nghiệp
- 05:30 26/12/2018
Hiện thực mục tiêu chế biến sâu và “chế biến hết” trong tái cơ cấu sản xuất, các doanh nghiệp thuỷ sản cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ chế biến các phụ phẩm, đưa ra sản phẩm giá trị gia tăng cao.
Mặc dù được cho là mang về khoảng 3 tỷ USD mỗi năm cho Việt Nam, tuy nhiên hiện ngành xử lý phụ phẩm tôm vẫn bị bỏ ngỏ. Với 320.000 tấn phụ phẩm tôm mỗi năm, chỉ một phần nhỏ này được sử dụng, chưa kể, phần nhỏ này lại thiếu công nghệ để tinh sạch và chiết xuất ra sản phẩm giá trị cao.
Ngành xử lý phụ phẩm tôm được cho là có tiềm năng mang về khoảng 3 tỷ USD mỗi năm cho thuỷ sản Việt Nam.
Doanh nghiệp “ném tiền qua cửa sổ”
Trao đổi với DĐDN, ông Trần Đình Luân, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, trong tổng sản lượng chế biến thủy sản trên 7 triệu tấn/năm, phụ phẩm chiếm khoảng 15-20%. Nguồn phụ phẩm này có thể chế biến ra các sản phẩm giá trị gia tăng phục vụ nhiều ngành khác nhau.
Trên thực tế, không phải doanh nghiệp không ý thức được điều này, tuy nhiên, khoảng cách về công nghệ, máy móc thiết bị, khả năng phát triển ứng dụng cũng như chiến lược thương mại hóa chưa chưa đồng bộ trong việc xử lý phụ phẩm tôm được cho là những nguyên nhân cản đường các doanh nghiệp trong việc chế biến phụ phẩm tôm.
Nói như TS. Nguyễn Mạnh Dũng - Nguyên Trưởng phòng Phát triển thị trường nông sản, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản: “Có thể nói phụ phẩm tôm hiện đang là nỗi ám ảnh của nhiều cơ sở chế biến tôm nói riêng và chế biến thủy sản nói chung do bị phân hủy tự nhiên gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, nhưng nếu biết tận dụng để chế biến thì đó là một nguồn nguyên liệu quý, một “mỏ vàng” cho ngành chế biến tạo ra các sản phẩm sinh học”.
Đồng quan điểm, ở góc độ doanh nghiệp, vị đại diện Công ty cổ phần VietNamFood từng đánh giá, sẽ là hành động “ném tiền qua cửa sổ” nếu không khai thác phụ phẩm, vì không thể tích trữ lại sau khi lấy phần nguyên liệu cần thiết. Hơn nữa, nếu không khai thác đúng cách, sẽ gây hiểm hoạ ô nhiễm môi trường.
“Nếu dùng cách tính như nước ngoài, phụ phẩm tôm Việt Nam có thể đóng góp ít nhất 10% trong chiến lược giá trị ngành tôm. Nhưng để đạt được điều đó, cần phải đầu tư ‘cho tới’ vào khoa học công nghệ, máy móc thiết bị, cũng như người lao động có tay nghề”, Vị đại diện VietNamFood chia sẻ.
Thậm chí, không chỉ với riêng ngành tôm, cá tra cũng tương tự, ông Võ Phú Đức, Giám đốc Công ty Vĩnh Hoàn Collagen cho biết, Vĩnh Hoàn là một doanh nghiệp chế biến đầu cá, ruột cá, xương cá, đuôi cá làm bột cá - nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi. Từ năm 2015, Công ty đã xây dựng một nhà máy sản xuất collagen và gelatin từ da cá tra. Quá trình nghiên cứu, thực nghiệm, thử nghiệm đến khi sản phẩm cuối cùng đạt chất lượng yêu cầu mất 4 năm, kèm theo chi phí khá lớn.
“Nhà máy của chúng tôi có công suất 2.000 tấn thành phẩm/năm và đang hoạt động khoảng 70% công suất thiết kế. Nếu bán bột cá, mỡ cá thì chỉ có giá 1,2 -1,5 USD/kg, nhưng sản xuất collagen có thể thu về từ 15-20 USD/kg thành phẩm”, ông Đức nói và ước tính, việc tận dụng phụ phẩm có thể gia tăng 15 -25% giá trị cho toàn bộ chuỗi nuôi và chế biến cá tra.
Ứng dụng công nghệ vào “chế biến hết”
Được biết, phụ phẩm tôm là những phần sẽ bị bỏ đi trong quá trình chế biến như: đầu, vỏ, gan, tụy. Năm 2017 con số phụ phẩm riêng ngành tôm khoảng trên 320.000 tấn phụ phẩm tôm và dự kiến tới năm 2025 sẽ tăng thêm lên 60%, đây được coi là “mỏ vàng” nếu được ứng dụng công nghệ để tạo ra các sản phẩm có giá trị cao.
Tuy nhiên, điểm nghẽn trong chuỗi giá trị ngành thủy sản Việt Nam là các doanh nghiệp ít chú trọng việc sản xuất các sản phẩm từ phụ phẩm. Do đó, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản nhấn mạnh, doanh nghiệp cần đẩy mạnh hoạt động này trong quá trình sản xuất.
Đặc biệt, trong tái cơ cấu sản xuất ngành thuỷ sản, mục tiêu là chế biến sâu, tăng cường chế biến sản phẩm giá trị gia tăng và đặc biệt là “chế biến hết”. “Để hiện thực mục tiêu“chế biến hết”, thời gian tới, doanh nghiệp cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ tận dụng tốt nhất nguyên liệu sẵn có, chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao có thể phục vụ cho con người, cho ngành mỹ phẩm, y tế”, ông Trần Đình Luân nhấn mạnh.
Cụ thể, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản chỉ rõ, các phụ phẩm từ tôm và cá có thể chế biến thành các sản phẩm bột canxi nano giàu dinh dưỡng hay nhiều sản phẩm collagen phục vụ trong ngành mỹ phẩm mang lại giá trị cao.
Cùng với đó, để phát triển các sản phẩm này, doanh nghiệp cần chú trọng vấn đề phát triển thị trường với sự hỗ trợ của toàn hệ thống như các cơ quan tại nước ngoài tìm hiểu điều tra hướng tới giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm tiếp cận thị trường nhanh và hiệu quả nhất.
Bài liên quan
- Ngân hàng đứng trước áp lực nợ xấu khi Thông tư 14 hết hiệu lực
- Bộ Xây dựng: Công bố thông tin nhà ở, thị trường bất động sản hàng quý
- NHNN: Mục tiêu 65-70% người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản ngân hàng
- Việt Nam sẽ phải xóa bỏ thuế nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu trong ASEAN
- Tại sao tiếp thị bằng mùi hương lại phổ biến tại các khách sạn và cửa hàng ở Singapore
- Quy định về hình thức và phương thức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ
- UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 lên 7,04%
- Những điều cần biết về mũi tiêm tăng cường ngăn chặn biến thể Omicron
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến góp ý về đấu thầu chọn nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf
- Tỷ lệ lạm phát Indonesia tăng lên mức cao nhất trong 5 năm
- Tiến độ triển khai hệ thống thu phí không dừng: Vẫn chưa hết nóng!
- Doanh nghiệp nhỏ là nền tảng của các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á
- Bảo quản sữa tươi, sữa chua đúng cách – Điều đơn giản nhưng nhiều người bỏ qua
- Giải thưởng Chất lượng quốc tế vinh danh nhà sản xuất sữa tươi sạch từ đồng đất Việt
- Khẩn trương tổ chức đấu thầu tập trung thuốc ở Trung ương
- Quy định mới về lộ trình lựa chọn nhà thầu tham gia mua sắm thuốc
- Sẽ xử lý các cá nhân, đơn vị không hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công
- "Phản pháo" về nghi vấn "làm đẹp" số liệu chỉ số CPI
- Ngành hàng không Việt Nam có tốc độ phục hồi trong top 10 các thị trường hàng không trên thế giới
- Hàng tồn kho sản xuất đạt kỷ lục 1,8 tỷ đô la trên toàn thế giới
#thủy sản

Tín hiệu tích cực từ chăn nuôi, thủy sản, lâm sản
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2022 dự báo tăng trưởng khoảng 3 - 3,6%, thấp hơn so với kỳ vọng ban đầu.

GDP quý II/2022 tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,02%, đóng góp 4,56% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,87%, đóng góp 46,85%

Năm vượt khó của ngành thủy sản
Kết thúc một năm đầy sóng gió, ngành thủy sản Việt Nam đã có cho mình những bài học, kinh nghiệm vượt khó, kỳ vọng về một năm mới thuận lợi hơn, khởi sắc hơn.

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản Đài Loan có xu hướng tăng lên
Kim ngạch nhập khẩu của thị trường này khá lớn, đạt gần 667,9 triệu USD chỉ trong nửa đầu năm 2021.

Xuất xứ hàng hoá - rào cản lớn đối với thuỷ sản xuất vào EU theo EVFTA
Tiêu chí xuất xứ thuần túy đối với thủy sản trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đang là thách thức đáng kể đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Chiến lược thủy sản tập trung trí tuệ các vùng miền
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã kí Quyết định số 339/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Đọc thêm Doanh nghiệp
Sáu tháng đầu năm 2022 Phú Thọ có gần 500 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
Tính từ đầu năm đến ngày 21/6/2022 theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ có 491 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt 7.077,0 tỷ đồng, tăng 28,2% về số doanh nghiệp và tăng 127,7% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2021.
Chủ tịch Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Tân Kỷ muốn thoái sạch vốn
Nếu thoái thành công, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Tân Kỷ sẽ không còn là cổ đông tại Công ty.
HSBC lựa chọn Vinamilk là 1 trong 5 cổ phiếu đáng quan tâm nhất tại Đông Nam Á
Vinamilk được Bộ phận Nghiên cứu toàn cầu HSBC lựa chọn là 1 trong 5 cổ phiếu đáng quan tâm nhất Đông Nam Á với kỳ vọng hưởng lợi khi mặt bằng giá cả hàng hóa đang bước vào giai đoạn ổn định.
Vận tải biển Châu Á Thái Bình Dương thành cổ đông lớn tại PTT
Vận tải biển Châu Á Thái Bình Dương không sở hữu cổ phiếu nào tại PTT. Sau khi mua thành công 1 triệu cp, tương đương 10%, Vận tải biển Châu Á Thái Bình Dương trở thành cổ đông lớn tại PTT.
Những xu hướng chính của ngành bảo hiểm năm 2022
Những xu hướng chính của ngành bảo hiểm trong năm 2022 chủ yếu liên quan đến công nghệ số và con người, đặc biệt là trong bối cảnh sau giai đoạn khó khăn của đại dịch.
Đầu tư và Kinh doanh Nhà ITC bị phạt, truy thu hàng tỷ đồng tiền thuế
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh chỉ ra Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh Nhà - ITC đã có hành vi khai sai thuế. Tổng số tiền phạt và truy thu là 3 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Á Châu có tân Chủ tịch
Ông Đỗ Minh Toàn được bổ nhiệm vị trí Chủ tịch tại ACBS với nhiều tham vọng là đầu tư và thực hiện hàng loạt cải tiến mới trong thời đại công nghệ số; tập trung phát triển nguồn lực công nghệ thông tin hiện đại nhằm xây dựng hệ thống giao dịch nhanh chóng và tiện lợi cho khách hàng.
Phạt và truy thu thuế Cao su Sao Vàng
Số tiền chậm nộp tiền thuế được tính đến hết ngày 28/06/2022, Công ty CP Cao su Sao vàng tự tính và nộp số tiền chậm nộp kể từ ngày 29/06/2022 đến ngày nộp đủ tiền thiếu vào ngân sách Nhà nước.
Bia Sài Gòn Sông Tiền trả cổ tức đến 128%
Với 4 triệu cp đang lưu hành, Công ty CP Thương mại Bia Sài Gòn Sông Tiền cần bỏ số tiền hơn 51 tỷ đồng để thực hiện.
Tập đoàn FLC muốn mua lại tòa nhà 265 Cầu Giấy
Trước đó, tòa nhà tại 265 Cầu Giấy, Hà Nội đã được sử dụng để cấn trừ toàn bộ nghĩa vụ trả nợ, gồm toàn bộ dư nợ gốc, lãi, dư nợ quá hạn (nếu có) của FLC, FLC Faros, FLCHomes, Bamboo Airways tại Ngân hàng Phương Đông (OCB).