Háo hức chuyến hành trình khám phá cửa Ba Lạt Nam Định

17:24 02/01/2022

Khi các du khách trong và ngoài nước về thăm cửa Ba Lạt Nam Định sẽ được nghe những huyền thoại ly kỳ, choáng ngợp bởi khung cảnh rộng lớn, bao la của đất trời, sông biển. Được biết đây là một trong những địa điểm giao giữa con sông Hồng chảy ra biển Đông. Nét đẹp hoang sơ kỳ bì như bức tranh Mặc Thủy trong lòng du khách.

Được biết đây là địa điểm nơi sông Hồng đổ ra biển Đông. Cửa sông Ba Lạt có tọa lạc nằm ở phía Bắc - xã Giao Thiện - huyện Giao Thủy - tỉnh Nam Định. Phía Nam giáp với xã Nam Phú - Tiền Hải - Thái Bình. Cồn Vành thuộc huyện Tiền Hải, doi đất ngay bờ Nam chính là Cồn Lu thuộc huyện Giao Thủy. Cửa Ba Lạt chính là cửa ngõ quan trọng về đường thủy để vào Thăng Long và nay nó là ranh giới tự nhiên giữa 2 tỉnh Nam Định và Thái Bình.

Ảnh minh họa
Cửa Ba Lạt bình yên là địa điểm nơi sông Hồng đổ ra biển Đông.

Nơi đây luôn ẩn chứa những câu chuyện li kỳ và bí ẩn; Người ta thường truyền miệng rằng, tên cửa Ba Lạt bắt nguồn từ những xác người chết đói vào những năm 1945 khi không được chôn cất, phải cột 3 mối lạt tre và thả trôi ra sông Hồng để đến nấm mồ lớn ở Biển Đông. Theo lời kể khác, Ba Lạt xuất phát từ thời xa xưa khi cửa sông được phân ra làm 3 nhánh nhỏ chứ không như bây giờ. Còn một số tài liệu ghi chép khác thì cho rằng Ba Lạt chính là một cái tên làng xưa.

Ảnh minh họa
Nơi di trú của nhiều loài chim.

Theo ghi chép lịch sử thì  đến thế kỷ 18 vẫn thuộc nhánh sông nhỏ khi nhánh sông chính là sông Sò với 2 cửa Lân và cửa Hà Lan. Năm 1787, một cơn lũ lớn dâng nước ngập và đã khai thông cửa Ba Lạt thành cửa lớn trong khi sông Sò đã bị lấp. Sự kiện đó đã được lịch sử ghi lại là "Ba Lạt phá hội" với nhiều ruộng vườn đã biến mất khi dải đất màu mỡ xuất hiện.

Khi tới cửa sông Ba Lạt chính là những con đường nhựa phẳng lì chạy giữa những cánh đồng xanh tươi, ngút ngàn. Ngoài ra những giáo đường cổ kính khiến cho con đường đến cửa Ba Lạt khiến du khách sẽ cảm nhận rõ hơn về con gió biển mang theo chút vị nồng mặn của muối cộng với hương rừng sú, rừng đước... Những đầm nước lợ ở đây chỉ có cây sú, cây đước là sống được. Vẻ đẹp tươi xanh của những cồn đước giữa vùng đầm phá ven biển đã tô vẽ lên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ.

Ảnh minh họa
Những trải nghiệm thú vị khi đến cửa Ba Lạt.

Cả một vùng nước lợ kết hợp với kênh rạch, đầm phá, rừng đước, rừng sú chằng chịt giống như mạng nhện đã tạo nên vườn quốc gia Xuân Thủy. Nơi đây chính là nguồn cung thủy hải sản phong phú, trù phú và cũng là điểm đến của nhiều loài chim di trú từ phương Bắc đến. Và đó cũng là lý do mà nhiều du khách đến thăm cửa sông Ba Lạt để được tham quan vườn quốc gia Xuân Thủy và lưu lại nhiều hình ảnh đẹp của các loài chim.

Bên cửa Ba Lạt Nam Định- nơi sông hòa mình với biển và đây cũng chính là mảnh đất mưu sinh, kiếm sống của biết bao người dân từ thế hệ này đến thế hệ khác. Và du khách có thể trải nghiệm bắt ngao, bắt cá cùng người dân để thấu hiểu hơn về cuộc sống thường nhật của họ. Du khách có thể tham gia cào ngao, bắt cá, mò cua... bằng cách ngâm mình trong bùn đất, trong dòng nước lợ, nước mặn. Và chắc chắn, bạn sẽ được cảm nhận sự khắc nghiệt của nắng và gió của cư dân miền biển.

Vũ Tiến