Cú hích xuất khẩu vào EU sau hai tháng EVFTA có hiệu lực
- Hội nhập
- 14:14 06/10/2020
Những tác động của EVFTA bắt đầu thể hiện sau hai tháng có hiệu lực.
Theo Báo cáo của Bộ Công Thương, sau 9 tháng năm 2020, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 202,4 tỷ USD, tăng 4,0% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, khu vực kinh tế trong nước tiếp tục là động lực cho tăng trưởng, khi kim ngạch xuất khẩu 9 tháng của khu vực kinh tế trong nước đạt 71,4 tỷ USD, tăng mạnh 19,5%, chiếm gần 35,3% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Trong khi đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 131,03 tỷ USD, giảm 2,9%, chiếm 64,7%.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, thời gian qua Việt Nam đã tận dụng tốt các ưu đãi về thuế quan trong các FTA đã ký kết để mở rộng các thị trường xuất khẩu mới. Việc tham gia các FTA, nhất là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực và đi vào thực thi đã làm tăng khả năng cạnh tranh và giúp hàng hóa của Việt Nam mở rộng thị phần tại các thị trường đối tác, là động lực thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu.
Cụ thể, kể từ khi EVFTA có hiệu lực (từ 01/8) đến nay, các tổ chức được ủy quyền đã cấp gần 15.000 bộ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 với kim ngạch gần 700 triệu USD đi 28 nước EU.
Các mặt hàng đã được cấp C/O mẫu EUR.1 chủ yếu là giày dép, thủy sản, nhựa và các sản phẩm nhựa, cà phê, hàng dệt may, túi xách, va li, rau quả, sản phẩm mây, tre, đan; nông sản; hàng điện tử...
Thị trường nhập khẩu đa phần là các nước có cảng biển và trung tâm phân phối, trung chuyển của EU như Bỉ, Đức, Hà Lan, Pháp, Anh. Trong đó, nhiều lô hàng đã tới thị trường EU, thông quan và được hưởng ưu đãi.

Chỉ tính riêng tháng 8, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đã đạt 3,25 tỷ USD, tăng 4,65% so với tháng 7 và tăng 4,2% so với cùng kỳ, đưa kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường EU đạt 22,76 tỷ USD, tăng gần 500 triệu USD so với bình quân 7 tháng đầu năm (bình quân 7 tháng là 2,79 tỷ USD).
Sang tháng 9, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, tăng 14,4% so với cùng kỳ.
Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực tại thị trường EU sau hai tháng EVFTA được thực thi. Điển hình, từ đầu tháng 8 đến nay, xuất khẩu thủy sản có số lượng đơn hàng tăng khoảng 10% so với tháng 7; kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, xuất khẩu tôm tháng 8/2020 tăng 15,7% so với cùng kỳ (đạt mức tăng trưởng cao nhất kể từ đầu năm nay).

Bên cạnh thủy sản, gạo Việt xuất khẩu sang châu Âu cũng có những tín hiệu khả quan khi giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đã tăng phổ biến từ 80-200 USD/tấn, tùy loại so với thời điểm trước khi EVFTA có hiệu lực.
Ngoài ra, nhiều mặt hàng khác như điện thoại và linh kiện, máy móc, thiết bị phụ tùng, dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ, cà phê… cũng đang được nhận định kỳ vọng lớn trong việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này thời gian tới.
Tuy nhiên, do tốc độ tăng xuất khẩu quá nhanh vào thị trường EU, một số mặt hàng như dệt may, thủy sản sắp chạm quy định vượt ngưỡng theo cam kết trong hiệp định và các nhà xuất khẩu Việt Nam cần có điều chỉnh kịp thời nếu không bị vượt ngưỡng và chịu mức thuế rất cao.
Cụ thể, vừa qua Bộ Công Thương thông báo đã nhận được Công hàm số 14-572 của Ủy ban Kinh tế Á - Âu (EEC) cảnh báo về việc các mặt hàng dệt may của Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan xuất khẩu vào EAEU theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EAEU (VN-EAEU FTA) có nguy cơ vượt mức ngưỡng (trigger level) áp dụng biện pháp phòng vệ năm 2020 theo quy định VN-EAEU FTA.
Cụ thể, các mặt hàng váy, đầm, quần áo phụ nữ (mã HS 6104.41, 6104.42, 6104.43, 6104.44, 6104.49, 6204.42, 6204.44, 6204.49) của Việt Nam xuất khẩu vào EAEU trong thời gian từ tháng 01/2020 đến tháng 7/2020 đã đạt 79,4% mức ngưỡng quy định cho năm 2020.
Theo Điều 2.10 của VN-EAEU FTA, tùy thuộc lượng xuất khẩu vượt ngưỡng, các mặt hàng dệt may của Việt Nam sẽ bị áp mức thuế MFN trong thời gian 6 tháng hoặc 9 tháng.
Ở diễn biến khác, ngoài thị trường EU, trong 9 tháng năm 2020, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 54,73 tỷ USD, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 31,75 tỷ USD, tăng 12,4%.
Một số thị trường chủ chốt khác do ảnh hưởng của Covid-19 đều bị suy giảm. Thị trường ASEAN đạt 17 tỷ USD, giảm 12,2%. Hàn Quốc đạt gần 14,5 tỷ USD, giảm 2%. Nhật Bản đạt 14,1 tỷ USD, giảm 5,7%.

Tuấn Việt
Tin liên quan
#vốn đầu tư nước ngoài

Bình Dương: Thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài (FDI)
Đặt mục tiêu hoàn thành kế hoạch thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI) trên 9 tỷ USD trong giai đoạn 2020 – 2025.

Thị trường năng lượng tái tạo thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Hàng loạt dự án năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường gồm điện mặt trời, điện gió, điện LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng)… được đầu tư. Nhiều chuyên gia kỳ vọng hoạt động M&A trong lĩnh vực năng lượng tái tạo sẽ bắt đầu thu hút được nhiều lợi nhuận trong những năm tới.

Thu hút FDI: Hành động nhanh và mạnh hơn
Dù dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đang sụt giảm, nhưng không thể “nằm im” chờ đại dịch đi qua, mà đã đến lúc, phải có những hành động nhanh và mạnh hơn.

Bất động sản công nghiệp, “cú hích” từ Hiệp định EVFTA
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ tác động mạnh giúp thị trường bất động sản công nghiệp tiếp tục thu hút được vốn đầu tư nước ngoài.
Đọc thêm Hội nhập
Bitcoin có thể dễ bị thao túng như thế nào khi 40% vốn hóa của tiền ảo Bitcoin hiện chỉ nằm trong tay khoảng 1.000 người
Tờ Telegraph của Anh mới đây dẫn dữ liệu của ngành cho biết khoảng 13% tổng số Bitcoin đang lưu thông trên thị trường - tương đương 80 tỷ USD nằm trong chỉ hơn 100 tài khoản.
Chuyện lạ: Các siêu doanh nhân chỉ rửa xe cũng hết... 3 tỷ đồng?
Sinh ra với nhiệm vụ làm sạch cho những siêu phẩm ôtô bậc nhất hành tinh như Bugatti La Voiture Noire, Rolls-Royce Sweptail hay Bugatti Centodieci... Ultimate Shine Car Washa (trụ sở ở Scotland) chính là tiệm rửa siêu xe đắt nhất thế giới...
Đồng Tháp: Chính quyền thân thiện - Thu hút các nhà đầu tư ...
Ngày 01/3 vừa qua, lãnh đạo tỉnh Đồng tháp cùng lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh có buổi tiếp và làm việc với nhóm nhà đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh đến tìm hiểu môi trường đầu tư, kinh doanh tại Đồng Tháp.
Trung Quốc muốn duy trì đà tăng của Nhân dân tệ
Giới chuyên gia kinh tế cho rằng Trung Quốc dường như muốn duy trì đà tăng Nhân dân tệ vì điều này có thể giúp tái cân bằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và hướng đến tiêu dùng, đồng thời giúp giảm chi phí nhập khẩu hàng hóa nguyên liệu và chip.
Walmart tiến vào lĩnh vực ngân hàng và trở thành cơn ác mộng với các ngân hàng lớn nhất nước Mỹ
Mới đây, "ông trùm" ngành bán lẻ đã nỗ lực chiêu mộ các nhân sự cấp cao của Goldman Sachs để hỗ trợ việc "dẫn dắt" một start up fintech mới của mình.
Xuất khẩu thủy sản tháng 3 dự báo đạt 640 triệu USD
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep) dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 3/2021 sẽ đạt khoảng 640 triệu USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Bên trong biệt thự 129 triệu USD của tỷ phú địa ốc Jeff Greene
Tỷ phú địa ốc Jeff Greene sở hữu một dinh thự hào nhoáng ở bang California, Mỹ. Bất động sản này có giá lên đến 129 triệu USD.
10 yếu tố rủi ro hàng đầu đối với Bitcoin và các loại tiền điện tử khác
Đầu tư hoặc giao dịch thành công bitcoin và các loại tiền điện tử khác đòi hỏi kỹ năng kỹ thuật và ít nhất là kiến thức cơ bản về cách thức hoạt động của Blockchain. Dưới đây, chúng tôi đưa ra một yếu tố mà các nhà đầu tư cần lưu ý.
Tiền ảo Pi đang hoạt động phạm pháp
Nhiều luật sư, chuyên gia nhận định như vậy khi nói về hoạt động của tiền ảo Pi ở Việt Nam.
Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ: "Tình hình tài khóa của Trung Quốc cực kỳ nghiêm trọng với nhiều rủi ro và thách thức"
Cựu Bộ trưởng Tài chính Lou Jiwei cảnh báo tình hình tài khóa của Trung Quốc "cực kỳ nghiêm trọng với nhiều rủi ro và thách thức", bao gồm hậu quả từ chính sách kích thích kinh tế mạnh tay của Mỹ, suy thoái kinh tế toàn cầu, già hóa dân số.