Thứ bảy 05/10/2024 12:59
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Công ty phóng vệ tinh của Richard Branson xin phá sản sau khi "cạn kiệt" nguồn lực

05/04/2023 16:49
Virgin Orbit đã nộp đơn phá sản lên tòa án quận Delaware để xin bán tài sản. Vào tuần trước, công ty của tỷ phú Richard Branson đã sa thải khoảng 85% số nhân viên.
aa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Vào năm 2021, cả thế giới phải chú ý đến tỷ phú Richard Branson, nhà sáng lập hãng hàng không nổi tiếng Virgin Blue khi ông thực hiện thành công chuyến bay vào vũ trụ bằng con tàu tên lửa có cánh của riêng mình, đưa ngành du lịch vũ trụ tiến gần hơn với thực tế.

Cùng năm đó, Virgin Orbit của Richard Branson lên sàn chứng khoán thành công với tổng giá trị hàng tỷ USD. Công ty này được kỳ vọng là sẽ cạnh tranh trong mảng phóng vệ tinh lên vũ trụ cùng với đế chế nhà Elon Musk hay Jeff Bezos. Hai năm sau, dự án này của tỷ phú Branson từ cục cưng hóa cục nợ khi tuyên bố phá sản.

Virgin Orbit, công ty phóng vệ tinh của tỷ phú Richard Branson đã nộp đơn xin phá sản vào ngày 4/4 do không đủ kinh phí vực dậy sau sự cố tên lửa hồi tháng 1.

Theo Reuters, công ty có trụ sở tại California (Mỹ) nộp đơn phá sản lên tòa án quận Delaware để xin bán tài sản. Vào tuần trước, Virgin Orbit đã sa thải khoảng 85% trong số 750 nhân viên.

Tỷ phú Richard Branson
Tỷ phú Richard Branson.

Là một công ty phóng vệ tinh, Virgin Orbit của Richard Branson có cách đưa vệ tinh vào không gian khá lạ: họ dùng máy bay Boeing 747 đã được chuyển đổi để mang theo tên lửa trang bị vệ tinh bên dưới cánh của nó. Khi ở trên cao, tên lửa sẽ tách ra và phóng động cơ, bay vào quỹ đạo trước khi thả các vệ tinh.

Dù vậy, nỗ lực gần đây nhất của hãng đã thất bại sau khi tên lửa không lên được quỹ đạo và 9 vệ tinh bị thất lạc. Vụ phóng đầu tiên của Virgin Orbit tại Cornwall, Anh là sự kiện quan trọng được cộng đồng không gian vũ trụ Mỹ theo dõi và ủng hộ mạnh mẽ.

Sau đó, Virgin Orbit nói sẽ thử lại lần nữa nhưng tài chính bắt đầu cạn kiệt và cổ phiếu sụt giảm.

Theo đơn xin phá sản, công ty này niêm yết tài sản trị giá khoảng 243 triệu USD và tổng nợ 153,5 triệu USD tính đến ngày 30/9 năm ngoái. Tại thời kỳ đỉnh cao, hãng được định giá 3,5 tỷ USD.

Công ty Virgin Orbit được niêm yết trên sàn chứng khoán từ năm 2021, huy động được mức vốn ít hơn 255 triệu USD so với dự kiến. Tách ra từ hãng du lịch vũ trụ Virgin Galactic của ông Branson năm 2017, Virgin Orbit chuyên phóng vệ tinh lên quỹ đạo.

CEO Dan Hart cho biết sẽ tìm một người mua lại Virgin Orbit. Ông tin rằng công nghệ phóng hiện đại mà họ đã tạo ra sẽ có sức hút lớn.

Hình thức phóng này linh hoạt hơn và rẻ hơn so với các bệ phóng tên lửa thẳng đứng vì có thể hoạt động từ mọi đường băng trên thế giới. Vì vậy, một số nhà phân tích nhận định nó vẫn được các chính phủ, trong đó có Mỹ, quan tâm.

Tập đoàn Virgin của tỷ phú Branson sở hữu khoảng 75% cổ phần tại Virgin Orbit, trong khi quỹ đầu tư quốc gia Mubadala thuộc chính phủ Abu Dhabi nắm 17,9% cổ phần.

Virgin Investments, công ty con của Virgin Group, sẽ cung cấp 31,6 triệu USD để hỗ trợ tìm kiếm chủ sở hữu mới cho Virgin Orbit khi phá sản. Trước đó, Tập đoàn Virgin đã đầu tư hơn 1 tỷ USD cho Virgin Orbit, bao gồm 60 triệu USD khoản vay bảo đảm kể từ tháng 11/2022.

Tháng trước, hãng tin Reuters (Anh) đưa tin công ty đầu tư Matthew Brown đang đàm phán để đầu tư 200 triệu USD vào Virgin Orbit, nhưng quá trình đàm phán không đạt kết quả.

Minh Phương (t/h)

Tin bài khác
Thái Lan khởi xướng điều tra thép không gỉ xuất xứ Việt Nam

Thái Lan khởi xướng điều tra thép không gỉ xuất xứ Việt Nam

Doanh nghiệp liên quan phải gửi văn bản yêu cầu gửi câu hỏi điều tra trong vòng 15 ngày kể từ ngày công bố khởi xướng điều tra trên Công báo Hoàng gia Thái Lan.
VASEP: Quay lại quỹ đạo tăng trưởng, ngành thủy sản đang bứt tốc

VASEP: Quay lại quỹ đạo tăng trưởng, ngành thủy sản đang bứt tốc

VASEP dự báo rằng, nhu cầu từ các thị trường sẽ tiếp tục hồi phục, cùng với sự gia tăng về giá xuất khẩu, tạo động lực để ngành thủy sản đẩy mạnh xuất khẩu.
Dự báo kém tích cực với xuất khẩu gỗ và lâm sản cuối năm

Dự báo kém tích cực với xuất khẩu gỗ và lâm sản cuối năm

Mặc dù xuất khẩu gỗ và lâm sản đang có những bước tiến vững chắc, nhưng quý 4/2024 được dự báo sẽ đối mặt với nhiều thách thức lớn do ảnh hưởng bởi bão số 3.
Ấn Độ gỡ lệnh cấm xuất khẩu, gạo Việt Nam có rớt giá?

Ấn Độ gỡ lệnh cấm xuất khẩu, gạo Việt Nam có rớt giá?

Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ lưu ý, doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam nên tiếp tục theo dõi các động thái xuất, nhập khẩu của Ấn Độ.
Đài Loan (Trung Quốc) sẽ kiểm tra từng lô hàng sầu riêng tươi và cải thảo Việt Nam

Đài Loan (Trung Quốc) sẽ kiểm tra từng lô hàng sầu riêng tươi và cải thảo Việt Nam

Sau bão Gaemi, khi nhu cầu rau quả tại Đài Loan gia tăng đột biến, buộc nước này phải nhập khẩu nhiều hơn sầu riêng Việt Nam để ổn định giá cả trong nước.