Công trình thuỷ lợi lớn nhất Việt Nam trên 3.300 tỷ đồng
- Vấn đề
- 16:41 05/01/2021
DNHN - Dự án Cái Lớn - Cái Bé là công trình cống thủy lợi lớn nhất Việt Nam hiện nay với kinh phí xây dựng trên 3.300 tỉ đồng, dự kiến một phần của dự án sẽ đưa vào vận hành ngay mùa khô 2021

Công trình cống thuỷ lợi kiểm soát mặn Cái Lớn- Cái Bé (thuộc địa bàn 2 huyện An Biên và Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) được khởi công tháng 11/2019 với tổng mức đầu tư của dự án hơn 3.309 tỉ đồng. Thời gian thi công của công trình dự kiến là 24 tháng. Khi hoàn thành, cống sẽ có nhiệm vụ kiểm soát nguồn nước mặn, lợ, ngọt, tạo điều kiện sản xuất ổn định cho các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái (ngọt, mặn - lợ, ngọt – lợ luân phiên) trên vùng diện tích hơn 384.000 ha. Ngoài ra, công trình này còn kết hợp tuyến đê biển Tây tạo thành cụm công trình chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, giảm thiên tai, kết hợp phát triển cơ sở hạ tầng giao thông bộ, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội… Với quyết tâm hoàn thành sớm so với kế hoạch để kịp đưa vào vận hành phục vụ nhu cầu đa mục tiêu của người dân trong vùng đất gần 400.000 ha của bán đảo Cà Mau, hàng trăm lao động trên công trình tỉnh Kiên Giang đã miệt mài làm việc để dự án hoàn thành kịp tiến độ.
Cống Cái Lớn được xây dựng dưới lòng sông Cái Lớn, có tổng chiều dài 470 mét, gồm 11 khoang cống rộng 40 m/khoang, có cao trình ngưỡng -3,5 đến -6,5 m; hai âu thuyền rộng 15 m/âu thuyền, cao trình ngưỡng -5 m, đi theo hai chiều ngược nhau. Cống Cái Bé được xây dựng dưới lòng sông Cái Bé, có tổng chiều dài 85 m, gồm 2 khoang rộng 35 m/khoang, cao trình ngưỡng -5 m và âu thuyền rộng 15 m, cao trình ngưỡng -4 m. Còn tuyến đê nối 2 cống với Quốc lộ 61 có tổng chiều dài 5,843 km được chia làm hai giai đoạn, gồm đoạn từ cống Cái Lớn đến cống Cái Bé có chiều dài 1,031 km; đoạn từ cống Cái Bé đến Quốc lộ 61 có chiều dài 4,812 km. Mặt đê được xây dựng có bề rộng 9 m, cao trình 2 m. Trong khoảng một tháng nữa công trình cống Cái Bé sẽ lắp đặt van và vận hành để kiểm soát mặn, tác động tích cực đến vùng sản xuất nông nghiệp rộng khoảng trên 20.000 ha chủ yếu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Dự kiến công trình này hoàn thành các hạng mục chính đủ điều kiện phục vụ sản xuất, ngăn mặn ngay từ đầu tháng 2/2021, hoàn thành toàn bộ công trình tháng 6/2021.
Trần Hà
Tin liên quan
#mùa khô

Chủ động ứng phó với hạn, mặn mùa khô 2021
Nhằm chủ động các biện pháp ứng phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô 2021, tỉnh Kiên Giang triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống thiếu nước, đảm bảo an toàn nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo… với tổng kinh phí thực hiện hơn 17 tỷ đồng.
Đọc thêm Vấn đề
Nikkei Asia: Vượt qua những khó khăn của năm 2020, Việt Nam đang đứng trước cơ hội để bứt phá kinh tế mạnh mẽ
Nikkei nhận định, nhờ tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã đạt được một cột mốc mới, thu nhập bình quân vượt Philippines. GDP của Việt Nam vượt Singapore và Malaysia, lần đầu tiên Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn thứ tư ở Đông Nam Á.
Đề xuất xây sân bay tại Ninh Bình
Trong Quy hoạch tổng thể phát triển cảng hàng không, sân bay toàn quốc, UBND tỉnh Ninh Bình vừa đề xuất bổ sung một vị trí cảng hàng không tại tỉnh. Vị trí sân bay có thể tại huyện Kim Sơn hoặc huyện Yên Khánh.
Cải cách "hệ sinh thái kinh doanh" còn rất nhiều điểm nghẽn cần xóa bỏ
Mặc dù Việt Nam đã có những cải cách về môi trường kinh doanh, song khoảng cách về chất lượng môi trường kinh doanh của Việt Nam so với nhóm nước ASEAN 4 đang ngày càng cách biệt...
Trưởng Đại diện UNDP đề xuất 4 hành động chính để Việt Nam có thể phục hồi mạnh mẽ sau Covid-19
Bà Wiesen, Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam đề xuất bốn hành động chính để Việt Nam có thể phục hồi mạnh mẽ sau Covid-19 và không để lại ai phía sau.
ADB: Việt Nam cần tăng cường kỹ năng để tạo điều kiện cho công cuộc chuyển đổi sang cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Theo một nghiên cứu mới của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Việt Nam cần phát triển các chương trình giáo dục kỹ thuật và dạy nghề chuyên biệt để tạo điều kiện cho công cuộc chuyển đổi sang cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0),...
Tiếp tục duy trì và khẳng định ngành nông nghiệp là “bệ đỡ” của nền kinh tế
Nhờ tích cực mở cửa thị trường, tháo gỡ các rào cản thương mại bằng các giải pháp linh hoạt, dù dịch COVID-19 khiến chuỗi cung ứng có lúc gián đoạn nhưng xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2020 tiếp tục lập những kỷ lục mới.
Đổi mới sáng tạo sẽ là giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế "hậu Covid-19"
Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để có thể bứt phá và tăng tốc nhờ khoa học công nghệ và tiệm cận dần với giai đoạn của đổi mới sáng tạo, một số lĩnh vực có thể bước cùng với các nước đã đi trước...
TP Hồ Chí Minh ưu tiên hỗ trợ tối đa lãi suất khi doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ
Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, thành phố sẽ hỗ trợ lãi suất tối đa khi doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ.
Phó Thủ tướng chỉ đạo xem xét xử lý vấn đề cá tầm Trung Quốc
Tình trạng buông lỏng quản lý, có dấu hiệu tiếp tay cho việc nhập khẩu cá tầm từ Trung Quốc vào Việt Nam, vi phạm gian lận về số lượng nhập khẩu, gian lận xuất xứ phải được xem xét, xử lý...
WB: Kinh tế Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới
Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB), kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4,5% (so với cùng kỳ năm trước) trong quý 4/2020, nhờ đó đã tăng trưởng 2,9% trong năm 2020.