Chuyển đổi số: Chìa khóa giúp các DN thoát hiểm và bứt tốc trên hành trình phát triển sau Covid-19

15:12 13/11/2020

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, để doanh nghiệp có thể thoát hiểm và bứt tốc, không còn con đường nào khác là phải thay đổi phương thức kinh doanh truyền thống sang chuyển đổi số, thương mại điện tử. Kinh tế số đã trở thành một xu thế tất yếu đối với các quốc gia trên giới. Trước nỗi lo bị khối ngoại chiếm lĩnh thị trường, các DN Việt cần làm chủ công nghệ và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực của mình.

Tô điểm bản sắc văn hoá nhà xe bằng sắc màu chuyển đổi số trong ngành xe  khách thời đại 4.0 - Phần mềm nhà xe

Chuyển đổi số có thể coi là xu hướng tất yếu trong vận hành doanh nghiệp

Định hướng cho chuyển đổi số tại Việt Nam

Số hóa hiện đang là xu hướng tất yếu của nhân loại và chúng ta cũng không ngạc nhiên khi các tỷ phú hàng đầu thế giới đa phần là là các nhà công nghệ. Covid-19 sẽ tạo ra một cú hích khủng khiếp làm cho xu hướng này trở nên không thể nào đảo ngược được. Số hóa có thể coi là điều mà chúng ta cần phải làm

Tại Việt Nam, Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị đã định hướng cho chuyển đổi số, với mục tiêu kinh tế số chiếm tới 30% GDP vào năm 2030. Để thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, ngay trong tháng 1/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Chỉ thị nêu rõ, dựa trên nền tảng của nhiều công nghệ mới mà cốt lõi là công nghệ số, chuyển đổi số đang tạo ra không gian phát triển mới - kinh tế số, xã hội số, Chính phủ điện tử. Đặc biệt, chuyển đổi số mở ra cơ hội to lớn cho Việt Nam phát triển đột phá, nhanh chóng bắt kịp các nước phát triển cũng chỉ mới bắt đầu quá trình chuyển đổi số.

Theo Chỉ thị, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần đi đầu, tạo đột phá trong thực hiện chiến lược "Make in Vietnam" với hàm ý "doanh nghiệp Việt Nam phấn đấu từng bước làm chủ về công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm, chủ động trong sáng tạo các dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới".

Chương trình cũng xác định 8 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số gồm: y tế, giáo dục, tài chính - ngân hàng, nông nghiệp, giao thông vận tải và logistics, năng lượng, tài nguyên và môi trường, sản xuất công nghiệp.

Từ khía cạnh quản lý nhà nước, Việt Nam đã xác định tầm nhìn đến năm 2030 trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới. Đến năm 2045, Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh, trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo thuộc nhóm dẫn đầu khu vực châu Á, có năng suất lao động cao, có đủ năng lực làm chủ và áp dụng công nghệ hiện đại trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh.

Với tầm nhìn này, chuyển đổi số là giải pháp quan trọng để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn. Tháng 5 năm nay, Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 đã được Thủ tướng phê duyệt. Tháng 6, Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng đến năm 2030 cũng đã được ban hành, góp phần hiện thực hóa tầm nhìn.

Sẵn sàng chuyển mình cho kinh tế số, xã hội số

Năm 2020 là năm Việt Nam tuyên bố chiến lược chuyển đổi số quốc gia, là năm chuyển đổi số quốc gia sâu rộng và toàn diện. Bên cạnh thể chế, công nghệ được xác định là động lực để phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, đưa Việt Nam trở thành một quốc gia số, một quốc gia thông minh.

Ông Nguyễn Minh Vũ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao phát biểu trong Diễn đàn Doanh nghiệp & Chuyển đổi số Việt Nam 2020: “Covid-19 ảnh hưởng rất nặng tới nền kinh tế. Xong, đại dịch cũng là cơ hội giúp doanh nghiệp thức tỉnh, định vị lại bản thân, thích ứng, xác định chuyển đổi số là một trong những chiến lược để bứt phá. Trong 6 tháng qua, chúng ta đã chứng kiến sự chuyển biến lớn trong việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động khối cơ quan Chính phủ, đặc biệt là khối y tế, giáo dục. Đã có gần 1.000 cá nhân đến từ hàng chục công ty công nghệ, cùng nhau xây dựng hơn 20 ứng dụng nhằm phục vụ người dân, xã hội, phục vụ các cơ quan chức năng”.

Ông Nguyễn Minh Vũ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

Thời gian qua, ngành ngân hàng đã chứng kiến những bước đột phá trong ứng dụng chuyển đổi số, theo một thống kê gần đây của Ngân hàng Nhà nước, có 42% các ngân hàng của Việt Nam coi ngân hàng số là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của họ, 94% các ngân hàng đã đầu tư vào chuyển đổi số ở các mức độ khác nhau. Trong 2 năm gần đây, các ngân hàng liên tiếp ra mắt các sản phẩm, dịch vụ số tạo nên một cuộc đua có tính cạnh tranh cao trong hệ thống ngân hàng và dịch vụ tài chính. Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, trong 6 tháng đầu năm 2020, lưu lượng thanh toán không dùng tiền mặt tăng 180%. Nhiều ngân hàng báo cáo, tỷ lệ giao dịch tại các kênh chi nhánh còn dưới 10%.

Chiến lược chuyển đổi số các dịch vụ tài chính ngân hàng không chỉ tạo ra nhiều cơ hội cho chính các ngân hàng như gia tăng doanh thu, tăng năng suất lao động và tiết kiệm chi phí, tăng khả năng tiếp cận thông tin, dữ liệu, kết nối hợp tác mà còn gia tăng giá trị trải nghiệm của người dùng. Đây được xem là điểm đột phá so với phương thức truyền thống.

Top 7 trends driving digital transformation in banking (II) - Akeo

 42% các ngân hàng của Việt Nam coi ngân hàng số là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược kinh doanh

Có thể nói công cuộc chuyển đổi số đang được quan tâm rất lớn từ Chính phủ đến doanh nghiệp. Thời gian qua, Chính phủ đã triển khai nhanh và hiệu quả nhiều quy trình quản trị và vận hành hệ thống quản lý hành chính đã xác định xây dựng Chính phủ số là xu thế tất yếu và là con đường đúng đắn để phát triển đất nước thịnh vượng. Tuy nhiên, nền kinh tế số sẽ chưa thể hình thành và hiện hữu khi lực lượng nòng cốt là các doanh nghiệp còn chậm chễ và chưa thành công với chuyển đổi số. Trên thực tế, cho dù kết quả khảo sát của năm 2019 chỉ ra rằng có hơn 80% doanh nghiệp trong nước chuyển đổi số thất bại, song các doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục hành trình chuyển đổi số vì đó là tất yếu khách quan quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Cũng trong lĩnh vực chuyển đổi số, thương mại điện tử cũng đang là một lĩnh vực có nhạy cảm đặc biệt với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thêm vào đó là tác động lớn từ đại dịch Covid-19 buộc các quốc gia phải thực hiện giãn cách xã hội. Theo số liệu báo cáo từ chỉ số mua sắm của công ty chuyên về phần mềm quản lý quan hệ khách hàng Salesforce cho rằng: Doanh thu của hoạt động bán hàng trực tuyến trên toàn cầu quý II/2020 đã tăng vọt 71% so với cùng kì năm trước, lượng truy cập của trang thương mại điện cũng tăng 37%. Tỷ lệ chuyển đổi từ khách truy cập thành khách mua hàng tăng tới 35% và mức chi tiêu của người dùng cũng tăng 34% . Đây là những con số kỷ lục.

Tại thị trường Việt Nam, theo báo cáo chỉ số thương mại điện tử của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, năm 2019, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nước ta đạt trên 32%, quy mô thương mại điện tử bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đạt khoảng 11,5 tỷ USD và ước tính năm 2020 vẫn duy trì ở mức tăng trưởng trên 35%, quy mô thương mại điện tử sẽ vượt con số 15 tỷ đô la Mỹ. Theo đó thị trường thương mại điện tử Việt nam đang có sức thu hút mạnh mẽ, đặc biệt với các tên tuổi lớn của khu vực và thế giới như Amazon, Alibaba,.. trong chiến lược đầu tư và mở rộng phạm vi hoạt động. Trước xu thế đó, một hệ sinh thái thương mại điện tử đang dần hình thành, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các startup trên khắp lãnh thổ Việt Nam có cơ hội tiếp cận và phát triển kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử.

Amazon và Alibaba: Ai là

Gắn với thương mại điện tử là logistic, thương mại điện tử muốn phát triển mạnh thì không thể thiếu các dịch vụ logistic và chuyển phát chất lượng. Tốc độ phát triển của thương mại điện tử đặt ra yêu cầu về khả năng và chất lượng cung ứng dịch vụ củ ngành dịch vụ logistic. Covid-19 như một đòn giáng chí mạng vào các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và logistic. Do các quốc gia đều hạn chế các kênh vận chuyển hàng hóa và giao nhận xuyên biên giới. Đối mặt với rất nhiều khó khăn các doanh nghiệp logistic phải xoay chuyển tình thế, tìm phương thức ứng phó với bối cảnh để tồn tại, tái cấu trúc doanh nghiệp và ứng dụng số hóa nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ khai thác, tối ưu hóa khả năng luân chuyển hàng hóa, rút ngắn thời gian giao nhận, giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận hành.

Ngành Logisics là gì ? Những điều cần biết về Logistics – Vận Chuyển Sagawa  Japan Nhật Bản Việt Nam

Thương mại điện tử muốn phát triển mạnh thì không thể thiếu các dịch vụ logistic

Điều đáng quan tâm là trong khi hầu hết các doanh nghiệp coi trung tâm của chuyển đổi số là công nghệ, thì các chuyên gia lại cho rằng chính yếu tố con người từ chủ doanh nghiệp đến người lao động mới là yếu tố cốt lõi đảm bảo sự thành công của chuyển đổi số

Rõ ràng chuyển đổi số không chỉ là hoạt động đầu tư và vận hành công nghệ số mà còn là quá trình ứng dụng công nghệ để tạo ra hoặc thay đổi các quy trình quản trị doanh nghiệp, phương thức kinh doanh, văn hóa và trải nghiệm khách hàng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Điều này đòi hỏi lãnh đạo của doanh nghiệp phải có khả năng thúc đẩy đổi mới, hiểu đúng về năng lực số, có chiến lược chuyển đổi số phù hợp, hiệu quả với hiện trạng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần đảm bảo và duy trì một tinh thần sáng tạo, có tâm thế sẵn sàng tiếp nhận cái mới  của toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp.

Cú huých cho chuyển đổi số từ Hiệp định EVFTA

Muốn không chậm chân, doanh nghiệp phải thay đổi

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là nền tảng để thúc đẩy nhanh chuyển đổi số cho Việt Nam

Số hóa trong vài năm qua trở thành xu hướng lớn trên thế giới. Chính đại dịch Covid-19 làm phát triển xu thế này hơn không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.

Tại Hội nghị bàn tròn về "Kinh tế số, Chuyển đổi số tại Việt Nam và Hiệp định EVFTA" do Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (Vinasa) và Eurocham tổ chức đã đưa ra nhận đỉnh rằng: “Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là nền tảng để thúc đẩy nền kinh tế số tại Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam cũng cần thay đổi tư duy để tận dụng được cơ hội, hình thành nền tảng cho sự phát triển trong một thế giới số hóa trong tương lai”.

Vào tháng 10/2020, EU đã thông qua chiến lược về số hóa. Rất nhiều hạ tầng cho số hoá được tạo ra, tương đương 120 tỷ USD ở EU sẽ được đem lại nhờ các hoạt động liên quan đến kinh tế số. EU sẽ trở nên mạnh mẽ hơn khi áp dụng công nghệ số này.

Việt Nam đang là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới và là một thị trường rất hấp dẫn. Hàng ngày, hàng tuần các bộ, ngành của Việt Nam đều đề cập rất nhiều đến chuyển đổi số, điều này cho thấy Việt Nam đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, Viêt Nam có nhiều lợi thế, đó là đội ngũ kỹ sư có trình độ cao để có thể phát triển kinh tế số trong tương lai.

Ông Giorgio Aliberti - Đại sứ Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam trong Hội nghị bàn tròn về "Kinh tế số, Chuyển đổi số tại Việt Nam và Hiệp định EVFTA" đã cho rằng: “Chính phủ Việt Nam nên sử dụng EVFTA như nền tảng để cải thiện môi trường kinh doanh. Trong EVFTA dành hẳn một chương về thương mại điện tử bàn về ngành bán lẻ, logistics... Chúng ta có thể mua bán qua mạng, làm các thủ tục nhanh chóng nhờ sự phát triển của kĩ thuật số. Với những thay đổi này, các quy trình sẽ trở nên ít phức tạp hơn, ít tốn thời gian hơn. Và EVFTA chính là nền tảng rất tiềm năng để cùng chia sẻ những giá trị chung, không chỉ là lợi ích về kinh tế, mà còn là giải pháp để hai bên cùng thắng”.

EVFTA thúc doanh nghiệp tăng tốc chuyển đổi số

Ông Giorgio Aliberti - Đại sứ Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam

Kinh tế số đang là ưu tiên của EU, đây cũng là chủ đề xuyên suốt của các ngành. Hiện các đàm phán song phương của Việt Nam và EU điều khoản cụ thể về thương mại số được đưa vào một chương của EVFTA. Các cam kết loại bỏ nhưng rào cản gây khó khăn cho các doanh nghiệp, đảm bảo các hoạt động online và offline mang lại hiệu quả nhất, có giá trị pháp lý là như nhau. Song EVFTA có thể được sử dụng như một cơ hội để chúng ta đi xa hơn nữa, đem lại kết quả tốt hơn những gì trong hiệp định đề cập.

Thế giới đã, đang và sẽ phải duy trì trạng thái bình thường mới để đạt được mục tiêu kép vừa phát triển kinh tế, vừa chủ động ứng phó với những biến động khó lường của đại dịch covid-19. Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số chính là chìa khóa để các quốc gia và doanh nghiệp thoát hiểm và bứt tốc trên hành trình phát triển

Bảo Trinh