
CHỦ TỊCH NGUYỄN KIM HÙNG THAM LUẬN TẠI DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM LẦN THỨ V
Ban Kinh tế Trung ương khai mạc Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - cùng hội thảo với chủ đề “Kinh tế Việt Nam 2023: Ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức". Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và chủ trì.


Phát biểu khai mạc, ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương bày tỏ mong muốn các đại biểu, chuyên gia tham dự diễn đàn sẽ tích cực trao đổi, nhận diện đúng các cơ hội, những khó khăn, thách thức và đề xuất các chủ trương, chính sách thích ứng phù hợp, góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tham dự diễn đàn, Ông Nguyễn Kim Hùng – Viên trưởng Viện quản trị doanh nghiệp và kinh tế số Việt Nam (VIDEM), Chủ tịch Tập đoàn Kim Nam đã thay mặt cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nêu lên quan điểm tại hội thảo chuyên đề “Đẩy nhanh tiến độ giải ngân và nâng cao hiệu quả đầu tư công, tạo động lực tăng trưởng kinh tế năm 2023”.
Ông nhận định, Việt Nam hiện có hơn 800.000 DN trong đó gần 98% là các DN nhỏ và vừa, đóng góp đến 40% GDP nền kinh tế. Vì vậy khối DN này có tác động không nhỏ đến sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Thế nhưng, với đặc thù về quy mô, các DN SMEs cũng chính là những đối tượng bị tác động mạnh mẽ nhất trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế….Đầu tư công chính là một trong những giải pháp cứu cánh thực tế nhất.
Trên thực tế, trong lĩnh vực đầu tư công, các doanh nghiệp SMEs chỉ được tham gia là các nhà thầu “phụ của phụ” do những rào cản về Thủ tục pháp lý, Hồ sơ năng lực công ty chưa đạt, Minh bạch đánh giá tài chính hay Nguồn lực về vốn, trang thiết bị máy móc, cơ sở hạ tầng,…

Từ thực tiễn đó, ông Nguyễn Kim Hùng đã đưa ra những đề xuất thiết thực nhằm phát huy hết giá trị của cộng đồng doanh nghiệp SME trong lĩnh vực đầu tư công. Thứ nhất là về mặt thể chế, cho phép các DN SMEs tham gia dự án đầu tư công ở cấp chủ đầu tư, cấp nhà thầu chính, đồng thời xây dựng cơ chế đăc thù cho các gói thầu dành cho SMEs. Thứ hai, cần Chuyển đổi số toàn diện quy trình thực hiện đầu tư công như lập dự toán đầu tư, quy trình đấu thầu, lựa chọn nhà thầu,… Thứ ba, cần có cơ chế, hướng dẫn, đào tạo nguồn nhân lực kế cận cho DN SME sau này có thể trở thành những DN tham gia sâu vào đầu tư công.
Những bất cập, hạn chế từ nội tại của nền kinh tế cùng với bối cảnh thế giới đang có nhiều diễn biến bất lợi đang đặt ra thách thức gay gắt đối với ổn định kinh tế vĩ mô, tác động trực tiếp tới việc thực hiện các mục tiêu phát triển cả trước mắt và dài hạn. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp SMEs Việt Nam mong muốn Chính phủ và các Bộ, Ban, Ngành liên quan sẽ có những giải pháp thiết thực để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và hạn chế tối đa các rủi ro và bất ổn cho nền kinh tế.
-
Kon Tum đề xuất quy hoạch sân bay Măng Đen theo hình thức PPP
-
Hoạt động M&A tại Việt Nam sẽ có thể "giảm nhiệt" dần vào cuối năm
-
Shopee, Tiki, Lazada dự kiến vẫn phải nộp thuế thay người bán
-
Giá xăng dầu "kéo" cước dịch vụ vận tải giảm mạnh
-
Thép Hòa Phát: Sản xuất tăng 2% và tiêu thụ tăng 5%
-
8 tháng đầu năm 2022, Quảng Ngãi thu ngân sách đạt hơn 21.000 tỷ đồng
-
Cục Hàng không Việt Nam: Công bố lượng hủy chuyến nhiều nhất của các hãng hàng không
-
Cuộc đua vào thị trường tiềm năng E-logistics