Chống thực phẩm bẩn phải đi đôi với xây thực phẩm sạch
- 13
- 10:49 13/10/2018
Ngày 12/10, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM đã tổ chức sơ kết công tác phối hợp quản lý và kết nối tiêu thụ nông sản trong chuỗi thực phẩm an toàn giữa TPHCM và các tỉnh thành giai đoạn 2017 - 2019.
Một hội chợ thực phẩm sạch được tổ chức tại TPHCM
Theo Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM, sản xuất nông nghiệp tại thành phố hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 20 – 30% nhu cầu thực phẩm của người dân. Do vậy cần thiết phải phối hợp chặt chẽ với các tỉnh thành trong việc cung ứng, tạo nguồn thực phẩm cho thành phố, không chỉ đảm bảo về số lượng mà cả chất lượng an toàn thực phẩm.
Trên cơ sở đó, trong tháng 6 và tháng 8/2017, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM đã ký kết với Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn tỉnh Long An, Lâm Đồng về phối hợp quản lý và kết nối tiêu thụ nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các chuỗi cung ứng nông sản.
Thông qua ký kết, mục tiêu xây dựng, phát triển các chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn giữa tỉnh Long An, Lâm Đồng và TPHCM được kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất ban đầu (trồng trot, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác) đến cơ sở sơ chế, giết mổ, chế biến, kinh doanh, truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ…
Trong việc triển khai kế hoạch xây dựng, kết nối chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn, đến nay, Ban Quản lý đề án chuỗi đã cấp 279 giấy chứng nhận cho 138 trang trại, cơ sở sản xuất, sơ chế, kinh doanh vào chuỗi thuộc địa bàn TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tiền Giang, Long An, Lâm Đồng, Hậu Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bình Thuận, Đắc Nông với tổng sản lượng 119.300 tấn/năm.
Trong số đó, tỉnh Lâm Đồng có 15 cơ sở sản xuất, sơ chế rau quả được cấp giấy chứng nhận; Long An có 9 cơ sở. Mặc dù TPHCM là địa phương đầu tiên trong cả nước xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn nhưng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM tự đánh giá, sản lượng sản phẩm tham gia chuỗi chưa đa dạng, chủ yếu là rau củ quả, thịt gia súc, gia cầm, trứng, chưa có gạo, ngũ cốc khác…
Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM nhận định: “Chống thực phẩm bẩn phải đi đôi với xây thực phẩm sạch để đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn cho người dân. Việc xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn mới chỉ đi được những bước đầu, còn rất nhiều thách thức và khó khăn”.
Bà Lan nhấn mạnh, cùng với việc áp dụng Nghị định 115 mới, trách nhiệm của các bên sẽ nhiều hơn, Ban Quản lý An toàn thực phẩm sẽ giảm tiền kiếm, tăng hậu kiểm, thẳng tay xử lý thực phẩm bẩn, công khai trên các phương tiện truyền thông, trước mắt sẽ tập trung đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn cho các bếp ăn tập thể, trường học, nhà hàng, khách sạn…
An Nhiên
Bài liên quan
- Ban hành Thông tư hướng dẫn việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- HoREA ra đề xuất bảo vệ quyền lợi của khách hàng mua nhà ở hình thành trong tương lai
- Liệu kỳ nghỉ mùa hè có giúp phục hồi ngành du lịch sau cú sốc COVID-19?
- Talkshow Doanh nghiệp và chính sách: Động lực và triển vọng kinh tế Việt – Hàn (phần 2)
- Việt Nam sẽ khó duy trì lạm phát ở mức thấp như hiện tại?
- Việt Nam nêu 5 đề xuất quan trọng tại Hội nghị thường niên lần thứ 52 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF)
- Siết tín dụng, doanh nghiệp gặp khó
- Các công ty Nhật Bản nỗ lực tập trung vào phân tích rủi ro địa chính trị
- Chỉ số S&P 500 vượt lằn ranh của thị trường giá xuống khi lo ngại suy thoái gia tăng
- Doanh nghiệp kiến nghị thủ tục hỗ trợ phát triển thương mại điện tử qua biên giới
- Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, minh bạch, ổn định
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Cấm mua, bán sổ bảo hiểm xã hội dưới mọi hình thức
- Cạnh tranh trong mức lương gây nên áp lực đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc
- Nhật Bản gỡ bỏ dần những hạn chế kiểm dịch đối với du khách để phục hồi du lịch
- Giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với mặt hàng xăng để đa dạng hóa nguồn cung
- Bộ Tài chính muốn hoãn nộp thuế cho doanh nghiệp
- Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đề xuất ban hành thêm quy định về tiền lương tối thiểu vùng theo giờ
- Pfizer và Moderna đã tạo ra vắc xin cứu mạng con người. Vậy tại sao cổ phiếu của họ lại suy giảm?
- Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản phải vật lộn với đợt tăng giá
#TP.HCM

TPHCM: Dự kiến cấp thẻ và lên phương án hỗ trợ doanh nghiệp sau ngày 15-9
UBND TPHCM đang tính toán kế hoạch phục hồi kinh tế sau ngày 15-9 tới. Dự kiến, sẽ áp dụng thẻ xanh, thẻ vàng Covid để người dân tham gia các hoạt động sản xuất và sinh hoạt xã hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để lây nhiễm chéo tại bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 ở TP.HCM
Chiều 11/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác của Chính phủ đã đến kiểm tra Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 số 3 tại TP. Thủ Đức, TP.HCM. Thủ tướng căn dặn phải bảo đảm an toàn cho nhân viên y tế và lực lượng tuyến đầu, không để xảy ra lây nhiễm chéo.

Tiếp tục triển khai dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.Hồ Chí Minh
Sẽ tháo gỡ khó khăn cho dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng nhưng TP.HCM phải thực hiện thanh toán, quyết toán đúng quy định của pháp luật – đó chính là nội dung Nghị quyết của Chính phủ trong chiều ngày 31-3 ở phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội.

TP.HCM đặt ra mục tiêu phát triển 1.000 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Thời gian qua, TPHCM triển khai hiệu quả nhiều hoạt động hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, ban hành nhiều chính sách đột phá nhằm hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra an toàn thực phẩm tại TP.HCM
Ngày 21/12, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng đoàn kiểm tra liên ngành đã đi kiểm tra công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm các mặt hàng để phục vụ cho nhu cầu trước tết Nguyên đán tại TP.HCM.

Năm 2019: Thị trường bất động sản sẽ “sốt nóng”?
Thị trường được nhận định có thể tiếp tục xảy ra tình trạng tăng giá đất nền tại các khu vực có quy hoạch trở thành các đặc khu, các khu đô thị mới được đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật… Chia sẻ Tweet