Chống độc quyền nhìn từ bài học 1,7 tỷ USD của Google

00:00 12/10/2020

Goolge vừa nhận án phạt 1,49 tỉ Euro (1,7 tỉ USD) vì cạnh tranh không lành mạnh với các đối thủ cùng lĩnh vực quảng cáo trực tuyến.

Cơ quan quản lý chống độc quyền của Liên minh châu Âu (EU) vừa tuyên phạt Goolge án phạt 1,49 tỉ Euro (tương đương 1,7 tỷ USD)

Cơ quan quản lý chống độc quyền của Liên minh châu Âu (EU) cho biết, án phạt được công bố vừa qua là án phạt thứ ba của EU với Google trong vòng chưa đầy 2 năm qua, đồng thời nâng tổng mức tiền phạt của nhà chức trách EU với "ông lớn" công nghệ Mỹ lên mức gần 10 tỉ USD.

Uỷ viên Chống độc quyền EU Margrethe Vestager cho biết, Google đã có hành vi lạm dụng vị thế thống trị thị trường của họ khi buộc các khách hàng đang sử dụng dịch vụ AdSense phải loại bỏ các quảng cáo từ các đối thủ của Google. 

Hiện tổ chức này vẫn đang xem xét nhiều lĩnh vực khác trong hoạt động kinh doanh của Google và có thể đưa ra những cáo buộc mới chống lại công ty Mỹ trong tương lai.

Có thể thấy, trong những năm gần đây, các hãng công nghệ lớn trên toàn cầu đang đối mặt với sức ép quản lý ngày càng tăng, đồng thời cả với những quan điểm chỉ trích gay gắt liên quan tới vấn đề bảo mật quyền riêng tư của người dùng, tuyên truyền thù địch và các dạng thức bạo lực khác. 

Ngay tại chính nước Mỹ - cái nôi của các công ty công nghệ khổng lồ - Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Elizabeth Warren đã lên tiếng kêu gọi người dùng từ bỏ các dịch vụ Internet lớn bao gồm Facebook, Google, Amazon. 

Các vụ kiện chống độc quyền chống lại các công ty công nghệ đã trở thành thường lệ trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, chuyên gia kinh doanh của New York Times, James Stewart đã khẳng định rằng, không có gì bất hợp pháp khi trở thành nhà độc quyền bởi vì bạn rất giỏi trong lĩnh vực của mình trong khi những người khác không thể cạnh tranh với bạn.

Đó là sự thật. Những thành công của các công ty công nghệ lớn này hầu như dựa trên thực tế là họ đã đầu tư rất nhiều tiền để xây dựng các trung tâm dữ liệu và trang bị đầy đủ các phần cứng và phần mềm do những kĩ sư ưu tú nhất thiết kế.

Các công ty công nghệ lớn luôn có một khát vọng, đó là trở thành một nền tảng cho mọi người trên trái đất, trở thành cửa hàng sở hữu mọi thứ trên internet. Đó là lý do Facebook, Amazon, Google và các công ty khác đạt đến quy mô chưa từng có bằng cách đầu tư và mở rộng quy mô hoạt động, cũng như liên tiếp cho ra đời những ứng dụng hấp dẫn để đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Tuy nhiên, khi các tập đoàn này tạo ra tầm ảnh hưởng toàn cầu, các nhà quản lý, nhà hoạt động, học giả và chính trị gia đang bắt đầu tự hỏi làm thế những doanh nghiệp này lại lớn mạnh vượt quá tầm kiểm soát.

Trái lại, quan điểm của bà Warren là các công ty này đã trở thành những gã khổng lồ độc quyền bằng cách sử dụng sức mạnh của mình để gây bất lợi cho những doanh nghiệp khác có thể có ý tưởng tốt hơn nhưng không thể tiếp cận với công chúng. 

Bộ Tư pháp Mỹ đã từng "tuýt còi" thương vụ AT&T thâu tóm Time Warner để ngăn chặn tình trạng độc quyền 

Điều này không phải không có lý. Nếu Alphabet quyết định tham gia vào thị trường môi giới bất động sản vào ngày mai, lượng dữ liệu khổng lồ mà tập đoàn này nắm giữ sẽ khiến nó trở thành đối thủ cạnh tranh hàng đầu với các doanh nghiệp trong lĩnh vực này chỉ sau một đêm.

Mặc dù vậy, để hạn chế sự độc quyền, thay vì từ bỏ các công ty công nghệ lớn, cần có những biện pháp khác để đảm bảo tăng trưởng bao trùm và chia sẻ sự thịnh vượng chung. Có thể thấy, trong lịch sử tất cả các ngành công nghiệp độc quyền, những đối thủ tham vọng nhất cũng mất hàng thập kỉ để củng cố thị phần của họ trong thị trường.

Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, các "ông lớn" công nghệ mới chỉ mới bước những bước đi đầu tiên. Bên cạnh đó, công nghệ mang đến cho các doanh nghiệp một lợi thế rằng sự sáng tạo sẽ giúp họ trở thành "nhà độc quyền" trong chính sân chơi do họ tạo nên. 

"Hiệu ứng mạng lưới có thể giúp các công ty khởi nghiệp phá hủy vị thế của những người khổng lồ. Minh chứng rõ nhất trong câu chuyện này là sự vươn lên của hệ điều hành iOS (Apple) đã nhanh chóng thay thế cái bóng khổng lồ của Microsoft’s Office và Windows", Catherine Tucker, giáo sư về quản lí và marketing ở Trường Quản lý MIT Sloan cho biết.

Tại thời điểm này, từ bỏ những "gã khổng lồ công nghệ" có thể có hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ, vi phạm bảo mật trong phòng tín dụng Equachus chỉ là một sự cố rất nhỏ so với mức độ phơi nhiễm dữ liệu có thể xảy ra nếu một số dịch vụ lớn nhất như Gmail hoặc Amazon Web Services bị hack.