Chính sách Zero-COVID buộc các công ty châu Âu xem xét rút lui khỏi Trung Quốc

14:46 06/05/2022

Trong Báo cáo do Phòng Thương mại châu Âu tại Trung Quốc công bố ngày 5/5 cho biết, gần 80% số người được hỏi cho rằng đất nước này là nơi đầu tư kém hấp dẫn do các quy định hạn chế để kiểm soát COVID-19

BMW đã mở một phần mở rộng chạy bằng rô-bốt của nhà máy liên doanh tại Thẩm Dương, Trung Quốc vào tháng 4. (Tập đoàn BMW cho phép)

BMW mở rộng quá trình sản xuất bằng robot của nhà máy liên doanh tại Thẩm Dương, Trung Quốc vào tháng 4. 

Trong một cuộc khảo sát cho thấy, gần một phần tư các công ty châu Âu ở Trung Quốc đang xem xét chuyển hoạt động hiện tại hoặc tương lai sang các thị trường khác do chính sách Zero-COVID nghiêm ngặt của Bắc Kinh. Điều này xuất phát từ việc phong tỏa hàng loạt và các biện pháp nghiêm ngặt khác ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng. 

Báo cáo do Phòng Thương mại châu Âu tại Trung Quốc công bố ngày 5/5 cho biết, 23% trong số 372 công ty được hỏi đang cân nhắc về sự thay đổi, cao hơn gấp đôi so với con số trong một cuộc khảo sát hồi tháng 1 và là tỷ lệ cao nhất trong một thập kỷ.

Gần 80% số người được hỏi cho rằng, đất nước này là nơi đầu tư kém hấp dẫn do các quy định hạn chế để kiểm soát COVID-19, một trong những biện pháp nghiêm ngặt nhất trên thế giới và khiến phần lớn trong số 25 triệu cư dân của Thượng Hải phải bị cách ly trong hơn 1 tháng. 

Việc Chính phủ kiểm soát Thượng Hải đã gây ra những tác động mạnh mẽ đến hoạt động doanh nghiệp. Thành phố này vẫn tiếp tục phong tỏa sau gần 5 tuần và không biết rằng liệu bao giờ mọi thứ mới kết thúc", Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Trung Quốc Jorg Wuttke nói với các phóng viên.

Trung Quốc đang phải vật lộn với đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất kể từ khi loại virus này lần đầu tiên được phát hiện ở thành phố Vũ Hán hơn 2 năm trước, với hàng chục thành phố bị phong tỏa toàn bộ hoặc một phần.

Cuộc khảo sát hôm thứ Năm (5/5) lặp lại một cuộc khảo sát tương tự đối với các công ty Mỹ ở Trung Quốc vào tháng trước, cho biết, 16% số người được hỏi đang xem xét lại hoạt động kinh doanh tại đây do sản xuất giảm, chuỗi cung ứng bị gián đoạn và việc thu hút nhân tài từ nước ngoài đến cũng trở nên khó khăn. 

Hơn một nửa số người được hỏi trong cuộc khảo sát của Phòng châu Âu dự báo doanh thu sẽ giảm từ 6% đến 15% cho năm 2022, càng khiến các công ty phải tìm kiếm nơi khác.

Wuttke cho biết: “Điều đó thực sự rất dễ dàng bởi vì các giám đốc điều hành sẽ có thể bay đến Singapore và mọi nơi khác ở Đông Nam Á". 

Khoảng 7% các công ty được khảo sát trong báo cáo từ ngày 21-27 tháng 4 của Phòng châu Âu cũng đang xem xét từ bỏ Trung Quốc do ảnh hưởng từ cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, điều này đã làm gián đoạn hoạt động logistic đến và đi của châu Âu và làm gia tăng căng thẳng Trung Quốc-EU sau khi Bắc Kinh tỏ ra ủng hộ bên phía Nga. 

"Kết quả cho thấy cả hai yếu tố đều đang tạo ra những thách thức nghiêm trọng đối với hoạt động kinh doanh của châu Âu, trong đó logistic chịu ảnh hưởng chung nhất", cuộc khảo sát cho biết.

"Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn COVID-19 nghiêm ngặt hơn vào năm 2022, với việc Trung Quốc áp đặt phong tỏa toàn bộ hoặc một phần ở ít nhất 45 thành phố, đang gây ra sự không chắc chắn lớn cho các doanh nghiệp", cuộc khảo sát đánh giá. 

Cuộc khảo sát cho biết, những thành phố này chiếm 40% tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc với tổng dân số là 370 triệu người.

Khoảng 75% các công ty được khảo sát cho biết các hạn chế về COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của họ, nghiêm trọng nhất là đối với hậu cần và kho bãi, quá trình di chuyển đi công tác và tiến hành các cuộc gặp mặt trực tiếp, điều này đã ảnh hưởng đến hầu hết các công ty được hỏi.

“Điều chúng tôi đang cố gắng nói với chính phủ Trung Quốc là nếu họ không thay đổi, chúng tôi bỏ phiếu chính bằng đôi chân của mình, chúng tôi sẽ rời đi nơi khác,” Wuttke nói.

Khoảng 92% công ty cho biết, họ bị ảnh hưởng bởi các biện pháp như đóng cửa cảng gần đây của Trung Quốc, giảm cước vận tải đường bộ và chi phí vận tải biển tăng.

Cuộc chiến ở Ukraine cũng khiến Trung Quốc trở thành điểm đầu tư kém hấp dẫn hơn đối với 1/3 số người được hỏi, với cuộc xung đột làm trầm trọng thêm những thách thức mà các doanh nghiệp phải đối mặt khi chuỗi cung ứng gặp khó khăn, cuộc khảo sát cho biết.

Trước đó, Tập đoàn BMW và Audi đều đã đình chỉ vận chuyển ô tô bằng đường sắt từ Đức đến Trung Quốc, thị trường lớn nhất của cả hai nhà sản xuất ô tô, do xung đột Ukraine.

Lyly