Chi tiêu và cuộc sống tại Nhật Bản ra sao trong bối cảnh có nhiều tranh cãi xung quanh Thế vận hội và tiến trình vắc xin?

11:22 03/08/2021

Cách tiếp cận thận trọng của chính phủ Nhật Bản đối với sự kiện thể thao lớn năm nay không đảm bảo được lòng tin rộng rãi của công chúng.

© Minh họa bởi Hiroko Oshima

Ảnh minh họa bởi Hiroko Oshima/ Nikkei Asia. 

Một Thế vận hội diễn ra theo cách chưa từng có 

Đối với Sanshiro Shirahashi, hiện tại không có nơi nào giống như nhà. Lần cuối cùng (và lần đầu tiên) Tokyo đăng cai Thế vận hội, vào năm 1964, Shirahashi - khi đó còn là một sinh viên, hầu như không ở nhà. Anh nhớ lại cảm giác thích thú khi đi dạo quanh thành phố thu hút hàng nghìn du khách nước ngoài và là tâm điểm chú ý của thế giới.

Lần này, thực tế là không có khán giả Olympic nào được phép ở Tokyo, nơi đã được đặt trong tình trạng khẩn cấp kéo dài hầu  hết năm 2021. Thế vận hội bị trì hoãn, người đàn ông 74 tuổi nói, "tôi cảm thấy Olympic tại Nhật Bản năm nay không giống như bất kỳ Thế vận hội nào được tổ chức ở những nơi khác. "

Tuy nhiên, Shirahashi đã cảm thấy thích thú khi xem Thế vận hội ở nhà - nơi Thủ tướng Yoshihide Suga đã yêu cầu mọi người tận hưởng các trận đấu qua màn ảnh nhỏ và hết lời ca ngợi rằng “thật tuyệt vời khi Nhật Bản giành được hai huy chương vàng trong cuộc thi trượt ván”.

"Ngay bây giờ, cách tốt nhất để dành thời gian là xem TV và uống bia ở nhà," ông nói.

Các vận động viên thi đấu căng thẳng tại Sân vận động Olympic không có khán giả vào ngày 2 tháng 8. (Ảnh của Hirofumi Yamamoto)
Các vận động viên thi đấu căng thẳng tại Sân vận động Olympic không có khán giả vào ngày 2 tháng 8. (Ảnh của Hirofumi Yamamoto).

Shirahashi, người đã được tiêm phòng đầy đủ, nhưng vẫn dành thời gian phần lớn ở nhà. Theo Video Research, tỷ lệ xem của các hộ gia đình cho lễ khai mạc Thế vận hội là 56,4%, dễ dàng đứng đầu vượt qua bộ phim truyền hình ăn khách Hanzawa Naoki chỉ hơn 30%. 

Shirahashi nằm trong số rất nhiều người cao tuổi đã được tiêm phòng đầy đủ. Suga cho biết rằng vào cuối tháng Bảy, 80% người cao tuổi dự kiến ​​sẽ được tiêm phòng đầy đủ.

Tuy nhiên, ngày càng ít người Nhật trẻ tuổi được tiêm vắc xin, điều này gây trở ngại cho tăng trưởng kinh tế và gây khó khăn đến mục tiêu mà ông Suga mong muốn là “quay trở lại cuộc sống bình thường và an toàn”.

Thế vận hội không có khán giả và hoạt động kinh doanh giảm trong tình trạng khẩn cấp lần thứ tư của Tokyo trong năm nay đồng nghĩa với việc Thế vận hội không thể thúc đẩy lượng tiêu thụ lớn như dự kiến, chi tiêu người dùng vốn chiếm khoảng một nửa của tổng sản phẩm quốc nội của Nhật Bản.

phạm vi tiêm chủng ở Nhật Bản (Tính đến ngày 28 tháng 7, tính theo phần trăm)
Phạm vi độ tuổi được tiêm chủng ở Nhật Bản tính đến ngày 28 tháng 7. (Tính theo %).

Chi tiêu của người dân Nhật Bản ra sao?

Việc giảm kỳ vọng về tiêu dùng của Nhật Bản cũng có nghĩa là Nhật Bản còn khá xa để đạt được cuộc sống bình thường, an toàn, đặc biệt là với Tokyo và các khu vực khác của đất nước vốn đang trong tình trạng khẩn cấp. 

Toshihiro Nagahama, nhà kinh tế trưởng điều hành tại Viện nghiên cứu Dai-ichi Life có trụ sở tại Tokyo, hy vọng chi tiêu của người tiêu dùng sẽ bắt đầu phục hồi sau tháng 9, nhưng điều đó phụ thuộc vào việc tiêm chủng dẫn đến giảm ca nhiễm và ít hạn chế kinh doanh hơn.

Cách tiếp cận thận trọng của Nhật Bản đối với sự kiện thể thao lớn của chính phủ đã không giúp Suga thúc đẩy nền kinh tế lớn thứ hai châu Á. Mặc dù tỷ lệ tiêm chủng của Nhật Bản đã được cải thiện đáng kể, nhưng các hoạt động kinh tế vẫn còn xa mới tiến tới mức độ bình thường.

Dữ liệu doanh số bán lẻ cho tháng 6 đã được công bố và nó cho thấy rằng Nhật Bản đã tăng 0,1% so với một năm trước đó. Trong cùng tháng, Trung Quốc báo cáo mức tăng hàng năm là 12,1% trong khi Hoa Kỳ tăng 18,0%.

Ngay cả trước khi COVID-19 bắt đầu đảo lộn thế giới, chi tiêu của người tiêu dùng ở Nhật Bản đã bị sụt giảm do chính phủ tăng thuế tiêu dùng vào tháng 10 năm 2019 từ 8% lên 10%.

Mọi người chờ đợi để được tiêm phòng ở tỉnh Aichi của Nhật Bản vào tháng 5. (Ảnh của Yuki Nakao)
Mọi người chờ đợi để được tiêm phòng ở tỉnh Aichi của Nhật Bản vào tháng 5. (Ảnh của Yuki Nakao).

Trong những năm bình thường, trước đại dịch, chi tiêu của người tiêu dùng có phần tăng lên trong tháng 7-8 do các gia đình đi du lịch trong nước nhiều. Nhưng với tình trạng khẩn cấp, nhiều người - như ông Shirahashi sẽ không đi đâu.

Nhưng có những người khác dự định đi du lịch bất chấp việc chính phủ yêu cầu công dân tránh đi du lịch "không cần thiết”. Đặt chỗ cho các chuyến bay nội địa của All Nippon Airways (ANA) từ ngày 6 tháng 8 đến ngày 15 tháng 8, thời điểm mà nhiều người đến thăm người thân và thăm mộ tổ tiên, cao hơn 30% so với một năm trước đó khi tình trạng khẩn cấp không có hiệu lực.

Trong trường hợp khẩn cấp, các nhà hàng đã được yêu cầu đóng cửa lúc 8 giờ tối và không phục vụ rượu. Không giống như các quy định tại một số quốc gia, các quy định trong tình trạng khai báo khẩn cấp của Nhật Bản là những lời kêu gọi thay đổi để giúp kiềm chế sự lây lan COVID-19 hơn là các lệnh áp dụng hình phạt đối với người vi phạm. Nhưng các nhà chức trách vẫn có thể phạt một số doanh nghiệp, mặc dù không phải là cá nhân. Minh chứng là Chính quyền Thủ đô Tokyo đã thông báo vào tháng Bảy rằng bốn doanh nghiệp đã bị phạt vì mở cửa sau 8 giờ tối.

Một con phố nhà hàng ở Tokyo gần như không có người trong tình trạng khẩn cấp. (Ảnh của Yuki Kohara)
Một con phố nhà hàng ở Tokyo vắng vẻ trong tình trạng khẩn cấp. (Ảnh của Yuki Kohara).

Tuy nhiên, đối mặt với áp lực kinh doanh quá lớn và sự hỗ trợ không đầy đủ của chính phủ, nhiều nhà hàng đã ngừng lắng nghe các yêu cầu. Nghiên cứu của Nikkei liên quan đến 500 nhà hàng ở Tokyo cho thấy, một nửa không đóng cửa lúc 8 giờ tối như chính quyền yêu cầu. (Trong khi đó, một phát hiện của cuộc thăm dò của Nikkei là 53% người được hỏi cảm thấy việc hạn chế phục vụ rượu trong nhà hàng trong tình trạng khẩn cấp là "đúng" hoặc "chưa đủ". Tuy nhiên, 39% mô tả việc hạn chế như vậy là "quá nghiêm ngặt").

Theo thực tế, mức tiêu thụ của người Nhật có thu nhập cao đã tăng lên. Vào tháng 6, doanh số của 6 thương hiệu xe hơi nhập khẩu đắt tiền nhất bao gồm Ferrari và Bentley là cao nhất kể từ năm 1988. Các thương hiệu xa xỉ và các mặt hàng như đồ trang sức dường như cũng bán rất chạy trong các cửa hàng bách hóa. Người phát ngôn của cửa hàng bách hóa Nhật Bản Takashimaya cho biết nhu cầu mua hàng xa xỉ và doanh số bán hàng ngoài cửa hàng từ khách hàng VIP "ít bị ảnh hưởng bởi COVID-19".

Naoko Kuga, nhà phân tích cấp cao tại Viện nghiên cứu NLI, một tổ chức tư vấn tư nhân, cho biết những cải thiện trong việc làm và triển vọng lạc quan cho tương lai là điều cần thiết cho sự tăng trưởng liên tục trong tiêu dùng, vì đại dịch đã làm tổn thương những nhân viên trẻ và không có hợp đồng.

Kuga nói rằng mức tiêuthụ có xu hướng giảm khi số ca nhiễm COVID-19 tăng lên, hoặc ngược lại. So với năm ngoái, tác động của đại dịch đến tiêu dùng nhẹ hơn. Một trong những lý do là hiện nay có một thị trường phục vụ nhu cầu ở tại nhà, chẳng hạn như dịch vụ giao hàng. Theo Hiệp hội Công nghiệp Công nghệ Thông tin và Điện tử Nhật Bản, vận chuyển TV màn hình phẳng trong nước từ tháng 1 đến tháng 6 đã tăng 20% ​​so với một năm trước đó.

Những lo ngại về việc tiêm vắ xin

Chắc chắn, tiêm chủng đã tăng lên sau khi trước đó bị đánh giá là khá chậm; ông Suga cam kết sẽ tiêm được 1 triệu lượt mỗi ngày. Nhưng còn một chặng đường dài phía trước, vì chỉ khoảng 38% dân số đã nhận được ít nhất một mũi tiêm.

Quyết định ngăn cản khán giả Olympic của Suga trái ngược hẳn với quyết định của Thủ tướng Anh Boris Johnson, người mà làm cho đất nước này đã nối lại tất cả các hoạt động kinh tế vào tháng Sáu. Giải vô địch bóng đá Euro 2020 bị trì hoãn đã diễn ra tại London vào ngày 11 tháng 7, với 75% trong tổng số 90.000 chỗ ngồi được lấp đầy. Khán giả được yêu cầu cung cấp bằng chứng về kết quả xét nghiệm âm tính đối với Covid-19 ở lối vào.

Vòng chung kết được tổ chức trong bối cảnh số ca nhiễm mới hàng ngày lên tới 30.000 người ở Anh trong khi số ca tử vong mỗi ngày vẫn ở mức 20.

Kể từ đó, số bệnh nhân nhập viện ở Anh ngày càng tăng cùng với số bệnh nhân mắc bệnh. Cuộc tranh luận về quyết định của Johnson vẫn tiếp tục ở Anh, nơi có sự cảnh giác và lo lắng về việc nhiễm Covid-19 ở những người đã được tiêm chủng đầy đủ.

Trong khi một số người né tránh những lời kêu gọi thay đổi hành vi của chính phủ Nhật Bản, những người khác đã tuân theo. Một người phụ nữ 74 tuổi đang mua sắm tại một cửa hàng bách hóa ở Tokyo gần đây cho biết: “Ban đầu tôi rất sợ về COVID-19 vì tôi không biết chuyện gì đang xảy ra, nhưng bây giờ tôi không còn sợ nữa”. Nhưng Kazuyo nói rằng, cô ấy vẫn sẽ không đi du lịch. Cô chia sẻ: "Tôi không nên hành động khác với mọi người và đi ngược với nỗ lực của chính phủ".

Đối với Nhật Bản, có một câu hỏi lớn là liệu có đủ người sẵn sàng tiêm vắc xin hay không. Theo một nghiên cứu của Koji Wada, giáo sư tại Đại học Y tế và Phúc lợi Quốc tế, hơn 40% số người được hỏi cho biết họ không muốn tiêm phòng ngay lập tức. Nhiều người đã cảnh giác với các tác dụng phụ, và những người khác thì nghi ngờ về hiệu quả của các mũi tiêm.

Trong số những người đã được tiêm chủng đầy đủ, có sự thất vọng khi phải đối mặt với những hạn chế tương tự, như đi du lịch và gặp gỡ bạn bè, áp dụng cho những người chưa được tiêm chủng.

Keiko Sugi, người điều hành một trung tâm chăm sóc ở Tokyo mà người cao niên đến định kỳ cho các hoạt động nhóm, đã hy vọng sẽ tổ chức được cắm trại, giống như cô ấy đã làm trước đây, cho những người chăm sóc và người cao niên được tiêm phòng đầy đủ vào tháng 9 và điều đó có vẻ như "sẽ không phù hợp nếu tình trạng khẩn cấp vẫn còn hiệu lực".

Số ca nhiễm hàng ngày của Nhật Bản là hàng nghìn người, thấp hơn hàng chục nghìn người ở Anh, công chúng Nhật Bản đã rất cẩn thận về các hoạt động của họ.

Một trong những điểm khác biệt lớn so với Vương quốc Anh là phạm vi tiêm chủng. Vương quốc Anh đã tiêm hai liều cho phần lớn dân số. Nhật Bản sử dụng vắc xin của Pfizer và Moderna. Vào tháng Bảy, việc tiêm chủng ở Nhật Bản đã vượt quá nguồn cung, buộc chính phủ phải chậm lại việc tiêm chủng và gây ra sự thất vọng trong công chúng.

Tỷ lệ ủng hộ Thủ tướng Nhật Bản Suga thấp đáng kể

Từ cả hai phía, cẩn thận và không tuân thủ, chính quyền của Suga đã trở thành mục tiêu chỉ trích. Trong các cuộc thăm dò, chỉ có 33% số người tham gia khảo sát cho biết họ ủng hộ Nội các của ông Suga, giảm 4 điểm % so với tháng trước và thấp nhất kể từ khi ông Suga nhậm chức vào tháng 9/2020. Trong khi đó, tỷ lệ không ủng hộ đã tăng 1 điểm lên mức 46%.

Thủ tướng Yoshihide Suga nói chuyện với báo chí ngày 30/7 về cách ứng phó với đại dịch của Nhật Bản. (Ảnh của Uichiro Kasai)
Thủ tướng Yoshihide Suga nói chuyện với báo chí ngày 30/7 về cách ứng phó với đại dịch của Nhật Bản. (Ảnh của Uichiro Kasai).

Sumire Hirota, Giáo sư tại trường Cao học về Môi trường và Thông tin thuộc Đại học Tokyo, cho biết, các quyết định quan trọng như tình trạng khẩn cấp "nên được đưa ra dựa trên sự so sánh giữa rủi ro y tế và rủi ro kinh tế, và điều đó nên được thông báo cho người dân".

Cho đến nay, trong khi các chuyên gia liên tục tuyên truyền về các rủi ro sức khỏe, rủi ro kinh tế vẫn chưa được giải thích đầy đủ với công chúng, theo Hirota nhận định. Bà nói: “Không rõ các chính trị gia đã đưa ra quyết định như thế nào dựa trên sự so sánh các yếu tố sức khỏe và kinh tế”. Bà chia sẻ thêm rằng, nhiều người Nhật "có xu hướng nhạy cảm với những rủi ro ảnh hưởng đến cuộc sống và cái chết trong một xã hội già hóa."

"Không có câu trả lời đúng hoàn hảo trong tình huống khủng hoảng, và có thể có những sai lầm như với chiến lược miễn dịch cộng đồng của Vương quốc Anh" Hirota nhận xét. Để có được sự tin tưởng của công chúng, Suga nên "giải thích các quyết định hợp lý theo cách mà công dân có thể hiểu được và tiếp tục với quyết định đó với toàn bộ quyền lực", bà nói.

Bảo Bảo (Theo Nikkei Asia)