
Châu Âu có kế hoạch chi 221 tỷ USD để loại bỏ năng lượng từ Nga
Kế hoạch cũng nhấn mạnh các chiến thuật tiết kiệm năng lượng là "cách nhanh nhất và rẻ nhất" để giải quyết khủng hoảng. Châu Âu sẽ khuyến khích người dân và doanh nghiệp cắt giảm việc sử dụng năng lượng.
Liên minh châu Âu đã công bố kế hoạch chi tới 210 tỷ euro (tương đương 221 tỷ USD) nhằm loại bỏ dầu khí của Nga.
Trình bày kế hoạch "REPowerEU" của mình vào thứ Tư (18/5), Ủy ban châu Âu cho biết, họ sẽ cố gắng cắt giảm tiêu thụ khí đốt của Nga trên toàn khối xuống 66% vào cuối năm nay - và phá vỡ hoàn toàn sự phụ thuộc vào trước năm 2027 bằng cách tiết kiệm năng lượng, tìm các nguồn thay thế và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo.
"Chúng tôi đang đưa tham vọng của mình lên một cấp độ khác để đảm bảo rằng chúng tôi trở nên độc lập với nhiên liệu hóa thạch của Nga càng nhanh càng tốt", Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen cho biết trong một cuộc họp báo ngày 18/5.
Kể từ khi xảy ra cuộc chiến giữa Nga và Ukraine vào cuối tháng Hai, EU đã tìm cách giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng xuất khẩu khổng lồ của Nga. Họ đã đồng ý cấm than đá của Nga bắt đầu từ tháng 8 và đến tháng trước đã cắt giảm thị phần nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga từ 40% năm ngoái xuống 26%.
Kế hoạch mới thậm chí còn có bước tiến xa hơn, nhằm mục đích nhanh chóng tăng cường nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Hoa Kỳ và Canada, đồng thời tăng cường dòng chảy của đường ống dẫn khí đốt từ Na Uy.
Cùng chuyên mục


Startup cho thuê phương tiện ở Ấn Độ Yulu huy động được 82 triệu USD

BYD của Trung Quốc thâm nhập vào thị trường Nhật Bản với các dòng xe điện mới

Honda thúc đẩy tham vọng phát triển xe máy điện

Du lịch Trung Quốc đối mặt kỳ nghỉ Tết Trung thu ảm đạm

Coca-Cola Nhật Bản và Kirin hợp tác để cùng phát triển đồ uống tốt cho sức khỏe
-
LS. Đặng Phương Chi: Để giấy phép môi trường không mang tính hình thức
-
Chuyên gia nói về GDP quý I tăng 3,32%, gần thấp nhất trong 13 năm
-
Sau đại dịch COVID-19: Doanh nghiệp khá lúng túng với yêu cầu mới của thị trường
-
Thay đổi chế độ visa cho khách du lịch: Điểm mở đầu tiên sẽ kéo theo nhiều điểm mở khác
-
Đề xuất mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là rất đáng hoan nghênh