Chân dung Bill Hwang - nhân vật đứng sau màn sụp đổ “tỉ đô” của Công ty Archegos gây chấn động Phố Wall

15:06 18/06/2021

Nếu như quyết định bán hết cổ phiếu mà bản thân đang kiểm soát từ đầu tháng 3 năm nay để thu tiền về, Bill Hwang, 57 tuổi, sẽ đàng hoàng bước vào danh sách các tỉ phú đô la của thế giới. Nhưng cú rơi chóng vánh khỏi ánh hào quang của Hwang còn khiến người ta sửng sốt hơn. Trước khi sụp đổ, quỹ Archegos Capital Management sở hữu danh mục đầu tư lên tới 100 tỷ USD.

Thành công và cơ duyên với ngành tài chính của Hwang

Bill Hwang tên thật Sung Kook Hwang sinh năm 1964. Ông lớn lên trong một gia đình theo Đạo Thiên ChúaỞ tuổi thiếu niên, gia đình Hwang chuyển đến Las Vegas - nơi cha ông làm mục sư tại nhà thờ địa phương. Khi ông di cư từ Hàn Quốc tới Mỹ đã đổi tên sang Bill để dễ hòa nhập vào xã hội mới. Lúc đó, Hwang không hề biết tiếng Anh và học ngôn ngữ này khi làm việc tại McDonald’s. Khi cha qua đời, Hwang và mẹ chuyển đến Los Angeles. Hwang theo học tại Đại học California ở Los Angeles và sau đó lấy bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh ở Đại học Carnegie Mellon. 

Bill Hwang. Nguồn ảnh: Internet
Bill Hwang. Nguồn ảnh: Internet.

Năm 1996, sau thời gian ngắn làm giao dịch viên ở hai công ty chứng khoán, ông ta trở thành chuyên viên phân tích ở quỹ đầu cơ lừng danh Tiger Management (quỹ Hổ) của Julian Robertson - một nhà đầu tư nổi tiếng tài năng trong ngành.

Làm việc ở Tiger giúp Hwang có cơ hội học hỏi từ “những người giỏi nhất” như Robertson. Rất nhiều đồng nghiệp của Hwang, cũng là các “hổ non” vì là học trò của Robertson giống ông ta, về sau đã thành lập hàng loạt quỹ đầu cơ thành công như Viking Global Investors, Coatue Management hay Tiger Global Management.

Các đồng nghiệp ở Tiger cho biết, Hwang là một trong những "đệ tử" thành công nhất của Robertson và là một người trầm lặng, có chiến lược và khả năng tập trung cao độ. Robertson từng nhận định rằng Hwang là "Michael Jordan của giới đầu tư châu Á." Ngoài ra, nhà quản lý quỹ và Hwang còn ăn trưa cùng nhau ở Hamptons vài tháng trước.

Hwang từng nói rằng, ông học được một kinh nghiệm quý từ đây: Phải chấp nhận thua lỗ là một phần của cuộc chơi. Đã có lúc Tiger mất tới 2 tỉ USD do đầu tư trái chiều thị trường vào đồng yen Nhật, nhưng Robertson vẫn không mất bình tĩnh và chấp nhận lỗ thay vì cố tìm cách cứu vãn quyết định sai.

Khi Tiger đóng cửa vào năm 2001, chính Robertson đã khuyên Hwang mở quỹ đầu tư riêng và đề nghị giúp Hwang bằng cách bơm vốn ban đầu. Động lực đó khiến Hwang thành lập quỹ Tiger Asia Management.

Ban đầu Hwang định tạo ra sự khác biệt thông qua việc chỉ đầu tư vào các công ty châu Á, cụ thể là những doanh nghiệp đang làm ăn ở các thị trường nội địa tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản. Đồng nghiệp cũ nói Hwang luôn tập trung vốn của Tiger Asia vào chỉ vài mã cổ phiếu và thường chia đều các khoản đầu tư. Hwang cũng có thói quen giữ kín những tính toán của mình, đặc biệt luôn che giấu thông tin về các khoản đầu tư lớn với chính nhóm phân tích thị trường của ông ta.

Tuy nhiên những điều này không khiến những người góp vốn cho Tiger Asia phiền lòng, khi mà tính toán của Hwang thường mang lại trái ngọt. Nhiều vụ đầu tư thắng khiến lượng tài sản Tiger Asia nắm giữ có lúc đã tăng tới 10 tỉ USD.

Thời kỳ hoàng kim dần khép lại

Dẫu vậy, thời kỳ hoàng kim không kéo dài. Cuối năm 2008, Tiger Asia thua lỗ nặng khi có khoản bán khống lớn với Volkswagen. Nhiều quỹ phòng hộ khác cũng bán khống cổ phiếu hãng ô tô Đức, nhưng khi Porsche cho biết, họ tăng cổ phần thì tất cả đều "vỡ mộng". Cổ phiếu VW tăng 348% trong vòng 48 giờ, "nghiền nát" những nhà đầu tư bán khống như Hwang.

Kết thúc năm đó, tỷ suất sinh lời của Tiger Asia giảm 23%. Nhiều nhà đầu tư nhanh chóng rút tiền. Họ tức giận vì 1 quỹ phòng hộ tập trung vào thị trường châu Á lại vướng vào vụ "short squeeze" quy mô lớn như vậy. 

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet.

Nguồn tin thân cận cho biết, ngoài ra, GameStop còn là một bài học đáng nhớ cho Hwang. Trong tương lai, ông dự định sẽ nhắm đến những cổ phiếu mà nhiều nhà đầu tư đang bán khống và thay vào dó là mua dài hạn. Tuy nhiên, trước sự bùng nổ tiếp theo, Tiger Asia đã gặp rắc rối lớn, đủ để khiến quỹ này sụp đổ

Khi Tiger Asia nhận tội gian lận tài chính vào năm 2012, SEC cho biết công ty này đã sử dụng thông tin nội bộ để giao dịch cổ phiếu của 2 ngân hàng Trung Quốc. Sau đó, Hwang và công ty đã phải trả 60 triệu USD để dàn xếp các cáo buộc hình sự và dân sự. SEC đã cấm Hwang giao dịch ở thị trường này trong 4 năm (lệnh cấm kết thúc năm 2018).

Đóng cửa quỹ phòng hộ, Hwang thành lập Archegos – một văn phòng gia đình. Công ty này gần đây đã tuyển dụng khoảng 50 người và có cùng trụ sở với Quỹ Grace & Mercy. Năm 2017, Hwang chia sẻ về những bê bối trong quá khứ và đang được nhắc nhở rằng "phải làm theo lời của Chúa".

Niềm tin đó đã giúp Hwang xây dựng lại đế chế với tốc độ chóng mặt, khi các ngân hàng đồng ý cho ông vay hàng tỷ USD. Sau đó, một trong những đợt margin call lớn nhất mọi thời đại đã xảy ra và các ngân hàng buộc phải bán tháo các vị thế mà Hwang đặt cược. Hậu quả là, một số ngân hàng có thể chịu khoản lỗ lên đến 10 tỷ USD.

Sau bê bối Hwang đóng cửa Tiger Asia. Ông ta đổ 200 triệu USD còn lại vào Archegos. Quỹ đầu tư Archegos - một từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "tác giả" hoặc "thuyền trưởng" và thường dùng để chỉ Chúa Jesus - sở hữu tài sản trị giá 10 tỷ USD.

Những người biết rõ về hoạt động đầu tư của Hwang trong mấy năm đầu ông ta điều hành Archegos chia sẻ với Bloomberg rằng tiền của công ty chủ yếu chảy vào các mã cổ phiếu công nghệ như Amazon (nền tảng mua sắm trực tuyến), Expedia Group (công ty mua sắm du lịch trực tuyến) và LinkedIn (mạng xã hội nghề nghiệp mà Microsoft mua vào năm 2016).

Những tính toán đúng, cộng với khoản tiền đầu tư lớn đặt vào mã cổ phiếu của Netflix đã khiến Archegos thu lời gần 1 tỉ USD trong năm 2016. Hwang dường như tin rằng cổ phiếu công nghệ là hướng đầu tư đúng đắn. Và ông ta tiếp tục thắng liên tục. Tới năm 2017, Archegos đã có số tiền vốn lên tới khoảng 4 tỉ USD.

Quý IV/2020 là một năm thành công với Hwang. Trong khi chỉ số S&P 500 tăng trưởng 12%, 7/10 mã cổ phiếu mà Archegos bỏ tiền đầu tư đã tăng hơn 30% giá trị. Trong đó Baidu, Vipshop và Farfetch tăng tới 70% giá trị.

Kết quả này khiến Archegos trở thành một trong những khách hàng được thèm khát và chiều chuộng bậc nhất ở Phố Wall. Và khi các khoản đầu tư liên tục sinh lời, Hwang càng có thêm tiền để đổ vào thị trường, cũng như uy tín để vay được nhiều vốn hơn. Goldman cuối cùng cũng phải nhảy vào cuộc, khi đưa Hwang ra khỏi danh sách đen và ký hợp đồng coi Archegos là một khách hàng vào cuối năm 2020.

Để so sánh, với khối tài sản này, Bill Hwang - cái tên mà không nhiều người trên Phố Wall biết tới - giàu hơn các tỷ phú tài chính nổi tiếng trong ngành như Ray Dalio, Steve Cohen và David Tepper.

Điều đáng nói là khối tài sản này đã phình to với tốc độ không tưởng. Năm 2013, Archegos khởi đầu với tài sản ước tính khoảng 200 triệu USD. Đây không phải là con số nhỏ nhưng chỉ như "hạt cát" trong giới đầu cơ. Tuy nhiên, trong chưa đầy một thập kỷ, tài sản của Hwang đã tăng gấp 100 lần. Phần lớn số tài sản này được tích lũy trong vòng 12-24 tháng qua, khi Hwang bắt đầu sử dụng ngày càng nhiều đòn bẩy hơn để tăng lợi nhuận và các ngân hàng cũng bắt đầu tăng tín dụng cho quỹ đầu tư của ông.

Với thành công lớn, Hwang lập quỹ từ thiện riêng mang tên Grace & Mercy Foundation - với tài sản gần 500 triệu USD tính tối năm 2018. Một trong những tổ chức thân cận với Hwang - và cũng là bên thụ hưởng của quỹ từ thiện này - là trường The King's College, một trường Công giáo nhỏ ở giữa quận tài chính của New York.

Tuy nhiên, mọi chuyện vỡ lở khi Archegos nhận được những cuộc gọi ký quỹ từ các ngân hàng (yêu cầu nộp thêm tiền ký quỹ) với quy mô lớn nhất lịch sử. Archegos sau đó buộc phải thanh lý toàn bộ danh mục đầu tư khổng lồ khi không thể nộp thêm tiền ký quỹ. Theo các nhà phân tích tại JPMorgan Chase & Co., một số ngân hàng thậm chí có thể lỗ tổng cộng tới 10 tỷ USD.

Vụ Archegos đã khiến người ta không khỏi rùng mình khi nhớ lại cuộc khủng oảng nợ xấu nhà đất ở Mỹ cách đây 14 năm. Lần đó, cũng như trong vụ này, sự cố đã xuất hiện do các ngân hàng cho phép thực hiện nhiều khoản vay thiếu trách nhiệm. Trong vụ nợ xấu nhà đất, do giá nhà liên tục tăng nên nhiều ngân hàng đã bỏ qua việc đánh giá rủi ro. Chỉ tới khi con nợ ngừng trả tiền, cánh ngân hàng mới nhận ra thực tế nghiệt ngã: Họ cho vay quá nhiều nên thiệt hại tới từ tình trạng người đi vay vỡ nợ là không thể cứu vãn.

TH