CEO Yến Nhi: Doanh nghiệp không giữ chân những người giỏi nhất, mà cần giữ những người phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp
- 36
- Hồ sơ doanh nhân
- 09:38 14/08/2021
DNHN - “Quá mệt mỏi và chán nản, tôi quyết định dừng kinh doanh và dùng toàn bộ số tiền còn lại sang Philippines làm từ thiện cho các nạn nhân sóng thần”, Phạm Thị Yến Nhi, nhà sáng lập, kiêm Tổng giám đốc Công ty Giải trí Mầm Trúc Tanabata bắt đầu câu chuyện về những lần vấp ngã trong chặng đường kinh doanh của mình...
Phạm Thị Yến Nhi quyết đi theo con đường kinh doanh ngay từ đại học năm nhất. Để trau dồi kinh nghiệm, Yến Nhi làm thêm đủ nghề, từ phụ ở quán cà phê, đến làm bartender, rồi quản lý cho một bar chuyên phục vụ người Nhật. Qua đó, chị học cách tiếp cận khách hàng, quản lý dòng tiền, nhân sự… Chị ấp ủ ước mơ, chờ thời cơ khởi nghiệp.

Giai đoạn 2010-2012, thiên tai và bùng nổ dân số khiến người Nhật dịch chuyển sang các quốc gia Đông Nam Á, nhất là Việt Nam ngày càng nhiều. Thị trường giải trí dành cho khách Nhật lại đang bỏ trống. Vừa lúc tốt nghiệp đại học, Yến Nhi chớp cơ hội, mở công ty MT khi vừa 23 tuổi. Tuổi quá trẻ, kinh nghiệm thiếu, nguồn lực non, lại kinh doanh lĩnh vực gai góc; nên Yến Nhi sớm gặp thất bại.
Mới sau một năm, mô hình bị sao chép tùm lum, hàng loạt nhân viên bị các đối thủ mới mở lôi kéo xin nghỉ việc. Khách cũng thưa dần, hàng tháng liên tục phải bù lỗ khiến chị chán nản. Chị quyết định dừng kinh doanh và mang toàn bộ số tiền còn lại đi làm từ thiện.
Đúng dịp Philippines gặp thiên tai, chị gom đồ sang Bali. Khoảnh khắc nhìn thấy những nạn nhân sóng thần trân trọng từng đôi dép trị giá 1 USD; chị bừng tỉnh nhận ra mình còn quá may mắn, vậy mà mình đã không nỗ lực hết mình.
Trở về Việt Nam, chị quyết tâm xây dựng lại từ đầu. Sau khi nghiên cứu, phân tích các đối thủ, chị xác định: Có cạnh tranh mới có phát triển. Đây là thời điểm để mình chứng minh sự khác biệt và nổi trội.
Chị chọn thêm đối tác, cùng nhau tập trung vào chất lượng dịch vụ, đào tạo kỹ năng cho nhân viên thật tốt và truyền cho họ tình yêu với công việc. Dần dần, họ tạo nên một MT có “chất” riêng, lượng khách hàng ngày càng lớn, doanh thu rất tốt.
Sau khi ổn định mô hình kinh doanh, họ bắt đầu phát triển chuỗi, mở đầu là 2,3 chi nhánh. Rồi con số lên tới 20 quán, từ Nam ra Bắc, “lấn sân” cả Campuchia, Malaysia….

Khi Yến Nhi đang say sưa với chiến thắng, thì cũng là lúc giông tố giáng xuống đầu. Khi “miếng bánh” phình ra, áp lực ngày càng lớn, đối tác của chị xoay qua dịch vụ kiểu bình dân để tăng doanh số, nhưng chị kiên quyết chất lượng là hàng đầu. Cuộc đấu tranh đã dẫn đến cuộc chia tay không hẹn trước. Hậu “chia ly”, chị chỉ còn 10 quán, nhân viên xin nghỉ việc tới một nửa. Chị cấp tốc tuyển mới, nhưng phải mất thời gian đào tạo. Khách hàng thưa dần, người chê nhân viên “quá non”, người chê giá cao, có người còn đặt câu hỏi về sự “tan đàn xẻ nghé” của công ty. Trong 3 tháng doanh thu đã sụt giảm tới 50%. Trong khi các chi phí thuê mặt bằng, thuê người làm, điện, nước, đủ thứ vẫn phải trả.
Cú sốc lớn sau 5 năm gây dựng sự nghiệp khiến Yến Nhi mất hết năng lượng. Có những ngày, chuẩn bị đi làm, chị lại quay trở lại, mệt mỏi nghĩ tới cảnh quán đìu hiu, vắng khách…
Nhưng vào lúc tưởng như muốn bỏ cuộc, một lần nữa kỷ niệm chuyến đi Philippines quay trở lại, khiến Yến Nhi bừng tỉnh. “Tôi còn rất trẻ, còn nhiều cơ hội, còn nhiều dự định dang dở. So với lần trước, tôi đang sở hữu cả chục nhà hàng, tôi có những chiến binh dũng cảm. Và thế là tôi quyết định lấy lại tinh thần để tiếp tục chiến đấu”, Yến Nhi chia sẻ.
Yến Nhi chiến đấu thật. Mầm Trúc cũng thế. Họ đã chiến đấu thật ngoan cường, để chỉ 1 tháng sau đó, doanh số đã tăng gấp đôi. Và hiện tại, gian nan đã qua, Mầm Trúc Tanabata đã hoạt động rất ổn định. Không chỉ khách Nhật Bản, mà cả khách Hàn Quốc cũng tìm đến ngày càng nhiều. Cô thậm chí đã trao quyền quản lý cho người khác, chỉ chịu trách nhiệm về định hướng và hỗ trợ khi cần thiết. Cô mở thêm công ty bất động sản, đầu tư vào Công ty Quà Đẹp, hứa hẹn nhiều thành công ở phía trước.
Cách mà nữ doanh nhân 9X thuyết phục các khách hàng khó tính quay lại với Tanabata còn nằm ở vấn đề nhân sự. Yến Nhi nhận ra rằng, không thể “chạy đua” về tiền lương để giữ nhân sự hay cố giữ những nhân sự khi mà lòng trung thành đã bị lung lay…
“Bài học đã rất cũ, nhưng vẫn phải học lại và làm lại. Đó là, tất cả phải bắt đầu từ con người. Con người mới là yếu tố làm nên thương hiệu của doanh nghiệp”, CEO của Tanabata trải lòng.
Theo Yến Nhi, doanh nghiệp không giữ chân những người giỏi nhất, mà cần giữ những người phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp.
“Để hài hòa các yếu tố này, ngoài việc tăng lương cơ bản cho nhân viên khoảng 20% so với cách đây 1 năm, Công ty cũng có những cơ chế, tạo điều kiện để họ tăng thu nhập “mềm” và quan trọng nhất là trang bị cho họ những kiến thức, kỹ năng mà các cơ sở kinh doanh khác, dù cùng ngành nghề, cũng khó có thể cho họ”, Yến Nhi cho biết.
Trên cuộc đời có nhiều ngã rẽ bất ngờ không ai tính toán trước được. Cánh cửa này đóng lại để mở ra một cánh cửa mới, nhiều khi tốt hơn. Trong kinh doanh cũng vậy. “Điều quan trọng là phải linh hoạt. Tùy cơ ứng biến để vượt qua khó khăn và thích nghi với mọi hoàn cảnh. Nên sống với tất cả niềm say mê để không bao giờ phải hối tiếc”, Yến Nhi tâm niệm như vậy. Đó cũng là cách mà nữ doanh nhân 9X vượt qua một trong những “biến cố” lớn nhất từ khi khởi nghiệp với Tanabata.
Gia Hân (tổng hợp)
Bài liên quan
- Nữ ca sĩ giàu bậc nhất thế giới - Rihanna và hành trình trở thành doanh nhân
- Doanh nhân Đỗ Trùng Dương: Lòng tin của khách hàng chính là bằng chứng quyền lực nhất giúp doanh nghiệp tồn tại được trong thời buổi công nghệ như ngày nay
- Doanh nhân Lê Đình Hiếu: "Sẽ không bao giờ có cánh cửa nào mở nếu ta không gõ"
#nữ doanh nhân

Câu chuyện hai nữ sáng lập da màu vượt qua sự kỳ thị để xây dựng công ty triệu USD
Gladney và Muhwezi-Hall là hai nhà sáng lập ra QuickHire, một nền tảng tuyển dụng kết nối người lao động với công việc trong ngành dịch vụ và thương mại. Tháng 11, QuickHire huy động được 1,41 triệu USD trong một vòng gọi vốn cao hơn kỳ vọng, đưa Gladney và Muhwezi-Hall trở thành những người phụ nữ da đen đầu tiên ở Kansas huy động được hơn 1 triệu USD cho một công ty khởi nghiệp, theo AfroTech.

Chân dung nữ đại gia Việt đứng sau dự án công viên dược 10 tỷ USD ở Hải Dương
Mới đây, Đại An Group của nữ doanh nhân Trương Tú Phương hợp tác cùng nhà đầu tư Ấn Độ triển khai dự án Công viên dược quốc tế hơn 10 tỷ USD ở Hải Dương.

Defne Ertan Tuysuzoglu: Để hoạt động kinh doanh thuận lợi, bạn cần phải rất kỷ luật, chăm chỉ và đặc biệt là công bằng...
Defne Ertan Tuysuzoglu đã sở chuỗi nhà hàng danh tiếng ở Thổ Nhĩ Kỳ. Cô chia sẻ: "Kinh doanh là thế giới vốn chỉ dành riêng cho đàn ông Thổ, và ở vai trò của người phụ nữ, cá nhân tôi thấy mình không có chỗ để mắc sai lầm như đàn ông. Vì vậy, để hoạt động kinh doanh thuận lợi, bạn cần phải rất kỷ luật, chăm chỉ và đặc biệt là công bằng cho tất cả nhân viên trẻ".

Nữ doanh nhân gốc Việt Denise và mong muốn tái định nghĩa về hình mẫu lãnh đạo nữ khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ
Denise là 1 "công dân toàn cầu" nói được 6 thứ tiếng, đã từng làm việc ở 7 quốc gia trên thế giới và đã quyết định lựa chọn trở về Việt Nam khởi nghiệp. Sự kết nối cộng đồng đến từ những con người không quen biết nhau đã giúp đỡ cô chính là khởi nguồn ý tưởng cho startup của Denise.

Doanh nhân Xuân Nguyễn: Khởi nghiệp, có thể thành công hoặc không, quan trọng là bạn dám làm
Khởi nghiệp với chuỗi Bánh Mì 362, dự án về y tế và sau đó là ứng dụng sách nói Fonos, Xuân Nguyễn cho biết, để có thành tựu như hiện tại, trong hành trình kinh doanh của cô không thể thiếu những mentor.

Cuộc đời của của lão bà tỷ phú được mệnh danh là “Chử Thời Kiện phiên bản nữ”
Bà Ngô Thắng Minh được mệnh danh là “Chử Thời Kiện phiên bản nữ”: 19 tuổi đào hôn, 50 tuổi trở thành triệu phú, 53 tuổi ngồi tù, 60 tuổi chịu tang con gái, 73 tuổi lội ngược dòng trở thành nữ tỷ phú nổi tiếng...
Đọc thêm Hồ sơ doanh nhân
Tân Tổng giám đốc Viettel Post Hoàng Trung Thành: Thúc đẩy Viettel Post chuyển đổi số nhanh nhất
Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post, Upcom: VTP) vừa có thông báo về việc thay đổi nhân sự cấp cao tại công ty này. Cụ thể, ông Hoàng Trung Thành sẽ đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc Viettel Post kể từ ngày 18/05/2022.
Bà Trần Anh Đào giữ chức Tổng giám đốc HoSE
Bà Trần Anh Đào là thế hệ nhân sự đầu tiên vận hành HoSE từ 7/2000. Giữa năm 2013, bà được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc phụ trách mảng đấu giá và quản lý niêm yết cho đến nay.
Doanh nhân Lê Hùng Anh, CEO BIN Corporation Group: "Muốn xuất khẩu áo ấm, phải trải nghiệm mùa đông"
Lê Hùng Anh khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, từng thất bại nhiều lần trước khi gây dựng thành công BIN Corporation Group tại nhiều quốc gia. Theo ông Lê Hùng Anh, chìa khóa thành công khi kinh doanh tại thị trường quốc tế chính là phương pháp tiếp cận. Muốn cung cấp sản phẩm dịch vụ ở quốc gia nào đó, mỗi startup phải hiểu khách hàng ở đó cần gì, văn hóa, thói quen, tính cách đặc trưng của họ ra sao,…
Doanh nhân Nguyễn Đỗ Lăng, vị đại gia đứng sau hệ sinh thái Apec làm gì để giá trị tài sản đã tăng rất nhanh?
Năm 2021 là một năm thành công với ông Nguyễn Đỗ Lăng, vị đại gia đứng sau hệ sinh thái Apec với giá trị tài sản tăng rất nhanh. Hiện nay, ông Nguyễn Đỗ Lăng cũng nằm trong top 200 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Chưa dừng lại ở đó, Apec còn từng có dự định hướng tới một công ty khác vốn lên đến 10.000 tỷ đồng.
Doanh nhân Thái Hương được vinh danh Top 10 Phụ nữ vì sự phát triển bền vững
Ngày 9/5/2022, tại Singapore, bà Thái Hương - Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH (đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK) đã được CSRWorks International vinh danh là một trong 10 lãnh đạo nữ tại châu Á trong danh sách những “Phụ nữ vì Phát triển Bền vững” (Asia’s Top Sustainability Superwoman 2021), ghi nhận những thành tựu của bà trong hành trình dẫn dắt phát triển bền vững trong doanh nghiệp cũng như những đóng góp cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế, xã hội, môi trường.
William Hiếu Nguyễn - Tập đoàn IPPG: Niềm tự hào thế hệ kế cận thứ hai của vợ chồng “vua hàng hiệu”
Hôm 7/5, William Hiếu Nguyễn xuất hiện khá chững chạc trong vai trò là người đại diện cho IPPG, thay mặt Chủ tịch Tập đoàn là bố mình - ông Johnathan Hạnh Nguyễn để cắt băng khánh thành Trung tâm trí tuệ nhân tạo (AIC) đầu tiên tỉnh Lâm Đồng.
Ông Kim Byoungho - tân Chủ tịch Hội đồng quản trị HDBank: Đưa các chuẩn mực quốc tế tốt nhất vào công tác quản trị
HDBank vừa công bố nghị quyết của Hội đồng quản trị (HĐQT) bầu ông Kim Byoungho – thành viên HĐQT độc lập giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị HDBank từ ngày 29/4/2022, với kế hoạch đưa ngân hàng vào giai đoạn phát triển mới, hội nhập mạnh mẽ hơn.
Tiềm lực của IDS Equity Holdings - ông chủ mới của Ocean Group
Sau nhiều năm cuộc chiến nội bộ cổ đông tại Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) đã có kết quả với phần thắng nghiêng về IDS Equity Holdings - một quỹ đầu tư với nhiều thành viên HDQT là người Nhật.
Bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch HĐTV Deloitte Việt Nam: 3 chữ C để thành công
Trên hành trình gần 40 năm gắn với một ngành nghề đặc thù (kiểm toán) và gần 30 năm ở vị trí lãnh đạo cấp cao của công ty, bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch HĐTV Deloitte Việt Nam không chỉ mang theo mình 3 chữ C để thành công, không chỉ duy trì sự bền bỉ qua năm năm tháng, mà còn chia sẻ những giá trị này và coi đó là một cầu nối để dẫn dắt những thế hệ của Deloitte Việt Nam trong việc kiến tạo những giá trị ảnh hưởng cho khách hàng và cộng đồng.
Chân dung ông Vũ Đình Độ tân Chủ tịch HĐQT "trùm BOT" Tasco
Mới đây, ông Vũ Đình Độ - Chủ tịch Nhựa Đồng Nai vừa được bầu làm Chủ tịch HĐQT Tasco nhiệm kỳ 2022-2027, thay ông Hồ Việt Hà. Ông Vũ Đình Độ đã nhận được 100% phiếu bầu từ các thành viên HĐQT sau khi kết thúc phiên họp thường niên của Tasco chiều 29/4. Ông Hồ Việt Hà vẫn giữ vai trò thành viên HĐQT Tasco nhiệm kỳ mới.