CEO Trần Văn Minh và hành trình IPO thành công tại Nhật Bản
- 86
- Hồ sơ doanh nhân
- 18:00 06/02/2022
DNHN - Hybrid Technologies là startup công nghệ mới 5 năm tuổi, rất trẻ so với độ tuổi trung bình là 19 của các doanh nghiệp Nhật khi niêm yết trên thị trường. Tương tự, Trần Văn Minh- CEO của công ty cũng chỉ 36 tuổi, trẻ hơn rất nhiều so với mức tuổi trung bình 50 của các CEO doanh nghiệp đã lên sàn khác ở Nhật.

Năm 2016, Trần Văn Minh vốn là cựu nhân viên FPT tại Nhật, quyết định khởi nghiệp với Evolable Asia Solutions Co., tên gọi ban đầu của Hybrid Technologies.
"Lúc đấy tôi nghĩ mình chín muồi vì có lợi thế ở Nhật đủ lâu, có những mối quan hệ tốt. Đặc biệt, tôi được truyền cảm hứng kinh doanh, tự mình làm chủ từ các đàn anh ở FPT", anh nhớ lại.
Mặt khác, anh cũng nhận thấy khởi nghiệp ở một thị trường dân số đang già hoá nhanh chóng sẽ có nhiều cơ hội. Nhu cầu chuyển đổi số của Nhật Bản đang trên đà tăng mạnh bởi số liệu cho thấy, quy mô mảng công nghệ kỹ thuật số tại đây dự kiến tăng lên gần 3.000 tỷ yen, khoảng 26 tỷ USD vào năm 2030. Trong khi đó, lực lượng nhân sự lại đang thiếu hụt.
Doanh nghiệp của Minh chuyên phát triển hệ thống cho khoảng 250 khách hàng Nhật, trong đó có cả doanh nghiệp lớn như Yahoo Japan và DoCoMo - nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất nước này.
Theo anh, điểm đặc biệt của startup là trong khi việc bán hàng và thiết kế hệ thống được thực hiện tại Nhật, khâu phát triển, lập trình được làm tại Việt Nam. Hơn 90% nhân viên công ty là người Việt. "Chúng tôi dùng nguồn lực, con người của Việt Nam để chuyển đổi số cho thị trường Nhật. Dân số của họ đang già đi nhanh chóng", anh nói.
Nhớ lại thời điểm bắt tay vào làm, Minh cho biết, số vốn lúc đó bỏ ra khoảng 1 tỷ đồng. Nhưng đến tháng thứ ba, khi chỉ sử dụng hết 200 triệu, startup đã có lãi. Quy mô, doanh số của doanh nghiệp cũng được anh mô tả là "tăng ngoạn mục" trong các năm tiếp theo. Từ 4 thành viên ban đầu, số lượng nhân viên bắt đầu tăng lên 50, rồi 100, 300 thậm chí có thời điểm đã lên đến 700 người. Lợi nhuận hàng năm cũng ghi nhận mức tăng trưởng 200-300%.
Ngoài khoản đầu tư ban đầu của bản thân, startup còn được góp vốn bởi một nhà đầu tư Nhật. vì không muốn dùng tiền của người khác. Hybrid Technologies khi ấy không tham gia gọi vốn, vì lúc đó Minh vẫn muốn duy trì tính độc lập cao.
Nhưng đến năm 2019, thời điểm startup được đổi tên thành Hybrid Technologies, Minh nhận ra đã đến lúc cần có một bước ngoặt.
"Nếu giữ nguyên, doanh thu, doanh số của công ty vẫn tốt, khách hàng vẫn đều đặn. Nhưng tôi nghĩ Hybrid Technologies cần một bước đệm để có thể vươn xa hơn, tiếp cận với nhiều hợp đồng VIP hơn", anh nói. IPO chính là bước đệm đó. Do vậy, Minh bắt đầu đặt mục tiêu phải đưa Hybrid Technologies lên sàn.
Đây là việc chưa có tiền lệ với một công ty có chủ là người Việt. Thậm chí, việc doanh nghiệp Nhật Bản cũng như nước ngoài đủ điều kiện IPO ở Nhật cũng chiếm tỷ lệ rất thấp. Số liệu thống kê cho thấy, chỉ 0,08% trên tổng số 4,21 triệu doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Tokyo tính đến tháng 9/2021.
"Tôi không nghĩ mình viển vông hay ảo tưởng gì", Minh nhớ lại. Dựa trên những con số kinh doanh, lượng khách hàng và tiềm năng thị trường, anh tin vào cảm giác Hybrid Technologies có thể thành công. "Lúc đó, tôi cũng không nghĩ mình có phải là người đi đầu hay không, chủ yếu là đến lúc phải làm".
Khi tìm hiểu về quy trình, Minh cho biết, các thông tin IPO tại Nhật khá phức tạp. Từng hạng mục có rất nhiều việc phải làm với quy cách, quy trình khắt khe. Ví dụ, đội ngũ ban quản trị của Hybrid Technologies được yêu cầu bổ sung người, từ luật sư, chuyên gia về IT, CFO phải có bằng kiểm toán...
Đồng thời, doanh nghiệp phải mời được một đơn vị kiểm toán có uy tín vào cuộc. Quá trình kiểm toán được thực hiện trong mỗi quý và cuối năm tài chính của doanh nghiệp. Đến năm thứ ba, phía công ty chứng khoán mới bắt đầu xét duyệt dựa trên kết quả của kiểm toán và mất gần 1 năm.
Minh cũng phải vượt qua 3 bài phỏng vấn của cơ quan chức năng mà như anh mô tả là áp lực đến mức rụng tóc, mất ngủ liên tục vì nếu không khớp với tài liệu báo cáo, hồ sơ xét duyệt có thể bị loại bỏ.
"Dù họ đã gửi khoảng 10-20 câu hỏi cho mình chuẩn bị, nhưng trong 2 tiếng trả lời, tôi vẫn căng thẳng kinh khủng, mình phải nhớ toàn bộ số liệu, tình hình, các quy định pháp luật liên quan dày tầm 3-4 quyển sách 400-500 trang. Đấy là công sức của cả tập thể trong vài năm trời, mình là người đứng đầu, không được phép làm sai ở bất cứ trường hợp nào", anh kể.
Bên cạnh đó, chi phí cho quá trình IPO với các doanh nghiệp non trẻ cũng là một vấn đề lớn. Do đó, anh Minh cho biết, doanh nghiệp buộc phải tăng trưởng mỗi năm 200-300% mới đủ tài chính để chịu được chi phí IPO.
Chính vì vậy, thách thức lớn nhất với Hybrid Technologies đến vào cuối quý I/2020, khi Covid-19 xuất hiện. Lần đầu tiên kể từ khi thành lập, doanh nghiệp bị lỗ theo tháng bởi 30% doanh số đến từ các khách hàng là các công ty hàng không, du lịch, dịch vụ nhà hàng, khách sạn. "Mỗi tháng, công ty lỗ 7-8 tỷ đồng, và nếu điều này kéo dài trong 6-12 tháng, dòng tiền sẽ cạn kiệt", anh Minh nói.
Ngoài ra, Hybrid Technologies cũng từ đỉnh 700 nhân viên giảm xuống còn 500 dù công ty vẫn trả đủ lương và đảm bảo các chế độ đãi ngộ. "Dân IT, nếu lượng công việc giảm, không còn đủ hứng thú thì mọi người tự nghỉ thôi. Đấy là thiệt hại lớn nhất của chúng tôi khi mất gần 200 người", anh Minh chia sẻ.
Trước số liệu kinh doanh không khả quan, phía công ty chứng khoán đã gợi ý tạm hoãn IPO chờ 1-2 năm sau khi thị trường ổn định hơn.
Tuy nhiên, CEO Hybrid Technologies cho rằng nếu dừng lại, toàn bộ công sức sẽ đổ sông đổ biển, doanh nghiệp sẽ quay lại quy trình của 3 năm trước. "Chúng tôi bằng mọi cách phải tìm được khách hàng mới trong dịch bệnh", anh nói.
Theo khảo sát của họ, trừ nhóm khách hàng hàng không, du lịch bị ảnh hưởng nặng nề, các ngành hàng khác tại Nhật vẫn ổn định và phát triển trong Covid-19. Vì vậy, các nhân viên của Hybrid Technologies tích cực "săn" các hợp đồng mới, mở rộng đến những lĩnh vực trước nay ít thử.
"Chúng tôi cũng xoay chuyển cách làm liên tục. Thật ra trong cái rủi cũng có cái may, đại dịch khiến nhu cầu chuyển đổi số phát triển mạnh mẽ hơn", Minh nói. Chính vì vậy, sau 6 tháng, Hybrid Technologies đã tăng trưởng hình chữ V, đủ điều kiện để tiếp tục quá trình IPO.
Sau IPO, CEO Trần Văn Minh cho biết, sẽ dùng nguồn vốn mới để tuyển dụng nhân sự và nâng cao nhận diện thương hiệu, mở rộng thị trường, hướng đến những doanh nghiệp lớn hơn. Anh cũng nói rằng, hiện tại doanh nghiệp chưa tính đến việc chia cổ tức.
"Tạm thời tôi chưa tính đến việc chia cổ tức mà sẽ chọn vào thời điểm khác. Việc quan trọng lúc này là tăng giá trị của doanh nghiệp", anh nói.
Trong 3-5 năm tới, mục tiêu Hybrid Technologies muốn trở thành công ty trị giá 1 tỷ USD.
Hương Ly (t/h)
Bài liên quan
#doanh nhân

Doanh nhân tìm cách mang tiền về cho quốc gia
Nhiều năm qua ông “vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn vẫn kiên trì đeo đuổi ý tưởng về việc xây dựng và phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, như một cách xây tổ cho “đại bàng chúa” hạ cánh, để dòng tiền cũng theo đó bay về…

Kiran Mazumdar-Shaw: Bạn phải hiểu tại sao mình thất bại và nỗ lực để mọi người có thể đặt niềm tin vào bạn
Nữ doanh nhân Kiran Mazumdar-Shaw nổi tiếng toàn cầu bởi thành công trong sự nghiệp và những cống hiến làm thay đổi nền y tế Ấn Độ...

Con đường phát triển sự nghiệp và bứt phá thời đại dịch của CEO Vikash Jaiswal
Vikash Jaiswal là Nhà sáng lập và Giám đốc của Gametion Technologies Private Limited - công ty sáng tạo ứng dụng trò chơi nổi tiếng với cái tên Ludo King dành cho hệ điều hành Android và IOS.

Chân dung bà Nguyễn Thị Thanh Huyền ngồi ghế Phó Chủ tịch DIC Corp
Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp) vừa công bố thay đổi nhân sự trong Hội đồng quản trị công ty. Cụ thể, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch HĐQT và thôi giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc công ty kể từ ngày 18/2.

Hành trình kiến tạo doanh nghiệp triệu USD của nhà sáng lập thương hiệu Pink Lily
Từ việc không thể tìm được đồ như mình mong muốn trên eBay, Tori đã nảy ra ý tưởng buôn bán quần áo thời trang cho phụ nữ trên nền tảng này. 10 năm sau, công việc kinh doanh đã phát triển thành một doanh nghiệp có doanh thu hơn 140 triệu USD với thương hiệu Pink Lily. Đồng thời, cô và chồng - Chris, đồng sáng lập thương hiệu, có 3,6 triệu người theo dõi trên mạng xã hội.

"Elon Musk người Nga" Mikhail Korkorich
Không giống như Elon Musk của Tesla, Mikhail Korkorich không đứng đầu một công ty xe điện nào, nhưng hai người có cùng điểm chung là đều mong muốn phát triển một ngành công nghiệp vũ trụ bền vững dựa trên các phương tiện có thể tái sử dụng.
Đọc thêm Hồ sơ doanh nhân
Khôi Nguyễn trở lại làng startup với vị trí mới
Sau 2 năm vắng bóng, ông Khôi Nguyễn - cựu CEO WeFit đã chính thức tiếp quản vị trí CEO startup Kiến Guru (Công ty Cổ phần Giáo dục Lớp học nhỏ).
Ông Lê Bá Nguyên làm Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC nhiệm kỳ 2021-2026
Tân Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC được biết đến là anh trai của bà Lê Thị Ngọc Diệp, hay nói cách khác ông là anh vợ của Cựu Chủ tịch Trịnh Văn Quyết.
Ceo Ngọc Linh - Green Laser đưa thương hiệu máy quốc tế tới Việt Nam
Hiện nay ứng dụng khoa học công nghệ chất lượng cao vào sản xuất đã, đang và sẽ là xu hướng mới cho nền công nghiệp 4.0 ở nước ta. Với mong muốn đưa những sản phẩm máy móc, dây chuyền công nghệ, thiết bị công nghệ cao mang thương hiệu Senfeng danh tiếng, chất lượng về phục vụ khách hàng Việt Nam, nữ doanh nhân 9x Nguyễn Thị Ngọc Linh đã mạnh dạn sáng lập nên Công ty TNHH Green Laser.
Tân Chủ tịch ACBS Đỗ Minh Toàn: "Cứ chăm chỉ làm việc từ sớm đến tối mỗi ngày, rồi từ xấu sẽ thành tốt, từ tốt thành tốt hơn"
HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (HoSE: ACB) vừa chính thức bổ nhiệm ông Đỗ Minh Toàn đảm nhiệm vị trí chủ tịch hội đồng thành viên Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS).
Tiềm lực của vị tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani khủng cỡ nào?
Theo thông tin từ ông Phạm Sanh Châu - Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ, tại Diễn đàn Đầu tư Đà Nẵng vào ngày 25/6, ông Sandeep Mehta - Chủ tịch Công ty Cảng và Đặc khu kinh tế Adani (thuộc Tập đoàn Adani) đã thay mặt tỷ phú Gautam Adani tuyên bố cam kết đầu tư 10 tỷ USD vào Việt Nam trong tổng số ngân quỹ 100 tỷ USD mà tập đoàn này đang muốn dành để đầu tư cho các dự án nước ngoài.
Ông Lê Quốc Hùng từ nhiệm khỏi HĐQT Novaland
Ông Lê Quốc Hùng, thành viên độc lập HĐQT Novaland vừa có đơn từ nhiệm vị trí trong HĐQT Novaland kể từ ngày 24/6 vì lý do cá nhân.
Chân dung tân CEO AVG
CTCP Nghe nhìn Toàn cầu (AVG) đã thay đổi thông tin đăng ký người đại diện pháp luật kiêm vị trí Tổng Giám đốc vào đầu tháng 5. Cụ thể, ông Vũ Minh Trí thay thế ông Mai Duy Long đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc và người đại diện theo pháp luật của công ty.
Tỷ phú thời trang Giorgio Armani: Cách chi tiêu thông minh để "tiền đẻ ra tiền"
Khối tài sản của Giorgio Armani hiện có 9,6 tỷ USD và Giorgio Armani luôn được ngưỡng mộ vì có cách chi tiêu thông minh để ‘tiền đẻ ra tiền’ hiệu quả.
Những người thừa kế giàu nhất nước Mỹ hiện nay
Tạp chí Forbes vừa thống kê danh sách những người thừa kế giàu nhất nước Mỹ hiện nay.
Doanh nhân 80 tuổi Betsy Cohen: "Tôi muốn tiếp tục làm việc cho đến khi bản thân không thể làm việc được nữa"
Betsy Cohen, một luật sư, nhà tài chính và doanh nhân, đã vượt qua những rào cản vô hình trong sự nghiệp của mình và mạnh mẽ tiến về phía trước.