Cạnh tranh trong mức lương gây nên áp lực đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc
- 192
- Hội nhập
- 14:10 22/05/2022
DNHN - Lần lượt các công ty lớn nhất của Hàn Quốc đã phải đối mặt với áp lực tăng lương cho bộ phận nhân viên trẻ tuổi, điều trái ngược với một quốc gia mà từ trước đến nay đều gắn mức lương gắn liền với thâm niên làm việc.
Mức lương trung bình cho 110.000 nhân viên của Samsung Electronics đã tăng 13% vào năm ngoái. Các khoản thưởng có giá trị hơn 10 tháng lương không phải là hiếm ở các công ty có lợi nhuận cao.
Mặc dù mức lương và khoản thưởng cao thường thấy ở những công ty lớn, nhưng động thái như vậy có hiệu ứng lan truyền. Một kỹ sư tại nhà sản xuất chip SK Hynix đã viết một bức thư qua email vào tháng 1 năm 2021 cho tất cả 28.000 nhân viên của công ty, bao gồm cả giám đốc điều hành để so sánh mức lương đang làm với mức lương tại Samsung.
"Bạn đã nói khi tuyển dụng rằng cơ cấu trả lương dựa trên hiệu suất sẽ tương đương với đối thủ của chúng tôi, vậy tại sao bạn không giữ lời hứa của mình?", đoạn tin nhắn trích lại.
Nhân viên, thuộc bộ phận thiết kế chip của SK Hynix đã làm đến năm thứ tư tại công ty. Ông tỏ ra không hài lòng trước những thay đổi về chế độ lương thưởng mà công ty đang áp dụng vào thời điểm đó.

Đối với những người lao động trẻ tuổi, email đã gây chấn động. Các bài đăng bày tỏ sự ủng hộ dành cho kỹ sư này đã phổ biến trên Blind, một ứng dụng nhắn tin cho phép nhân viên tại một công ty chia sẻ thông tin một cách ẩn danh.
"Chúng ta nên đến với Samsung, vì họ hào phóng với việc chia sẻ lợi nhuận của mình", một người dùng viết.
Cuối cùng, áp lực đã đặt lên Chủ tịch SK Group Chey Tae-won, người đã tìm cách dập tắt ngọn lửa bằng cách đề nghị trả lại toàn bộ tiền lương của mình. Giám đốc điều hành của SK Hynix xin lỗi vì đã không giao tiếp đầy đủ với nhân viên và tiến hành thay đổi cách công ty tính toán phần lương thưởng chia sẻ lợi nhuận. Vào tháng 1, SK Hynix đã trả tiền thưởng cho nhân viên tương đương với 10 tháng lương cơ bản của họ.
Những bất bình tương tự về việc trả lương công bằng từ các nhân viên trẻ đã thúc đẩy các công ty lớn khác, chẳng hạn như tập đoàn công nghệ Naver, tăng tiền thưởng của họ. Xu hướng này đang lan rộng trong cộng đồng doanh nghiệp của Hàn Quốc.
Được làm việc tại những chaebol của Hàn Quốc - chỉ Tài phiệt là tên gọi của các đại tập đoàn gia đình lớn tại Hàn Quốc, là niềm tự hào của nhiều người trẻ. Muốn làm việc tại đây, họ phải đạt yêu cầu khắt khe như tốt nghiệp từ một trường đại học danh tiếng và thể hiện kỹ năng ngoại ngữ vượt trội.
Một nhân viên tại một chaebol cho biết: "Thật không công bằng khi việc trả lương dựa trên thâm niên thay vì kết quả trong công việc".
Các công ty Hàn Quốc theo truyền thống trả lương dựa trên thời gian làm việc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của đất nước đã nâng mức lương trong nhiều năm, dẫn đến mức tăng 44% trong hai thập kỷ - một trong những bước nhảy vọt lớn nhất.
Nhưng khi nền kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng chậm lại, khoảng cách về lương giữa các ngành và giữa các công ty có quy mô khác nhau ngày càng mở rộng.
Koo Jeong-mo, Giáo sư quản trị kinh doanh tại Đại học Mokwon cho biết: “Chúng tôi đang chứng kiến sự thay đổi về hệ thống lương thưởng kiểu Mỹ dựa trên hiệu suất, thay vì tăng lương chung cho tất cả”.
Các công đoàn đang mất dần ảnh hưởng khi ngày càng có nhiều lao động trẻ tự lo vấn đề. Oh Gye-taek, một nhà nghiên cứu tại Viện Lao động Hàn Quốc, cho biết, các thế hệ trẻ "quan tâm hơn đến sự công bằng và không ngần ngại bày tỏ sự không hài lòng với mức lương của họ".
Tăng trưởng tiền lương đạt trung bình 35% trong 5 năm qua tại Samsung, 36% tại SK Hynix và 86% tại Naver, nhưng chỉ 2% tại Hyundai Motor.
Các ngành có liên minh mạnh về truyền thống, chẳng hạn như sản xuất ô tô và ngành công nghiệp nặng, thường sẽ có ít lợi nhuận hơn các ngành công nghệ cao như chất bán dẫn, internet và trò chơi, nên họ thường có xu hướng tăng lương chậm hơn. SK Hynix và các công ty khác đã ban hành việc tăng lương dựa trên thành tích để xoa dịu sự thất vọng của các nhân viên trẻ, đối tượng mà không cần đến vai trò của bộ phận công đoàn.
Các nhà quan sát cho rằng, nếu các tập đoàn lớn như Samsung và SK Hynix độc quyền nắm giữ các tài năng tốt nhất, các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực này có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân công, gây tổn hại cho nền kinh tế nói chung.
Việc tăng lương nhanh chóng chỉ giới hạn ở một số ít công ty cũng có nguy cơ làm gia tăng bất bình đẳng kinh tế, một vấn đề mang tính chính trị ở Hàn Quốc. Bất bình đẳng là một điểm gây tranh cãi lớn trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng Ba.
Với tình trạng lạm phát toàn cầu đang siết chặt ngân sách của các hộ gia đình, tăng trưởng tiền lương không đồng đều có thể gây chia rẽ sâu sắc hơn trong xã hội Hàn Quốc.
Bảo Bảo
Bài liên quan
#doanh nghiệp Hàn Quốc

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp các doanh nghiệp Hàn Quốc
Lãnh đạo các Tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc tin tưởng với những nỗ lực hiện nay, Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư Hàn Quốc.

Nghệ An làm việc với Hiệp hội các doanh nghiệp Hàn Quốc về những nội dung liên quan chính sách và môi trường đầu tư của tỉnh
UBND tỉnh Nghệ An vừa làm việc với Hiệp hội các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Nghệ Tĩnh về những nội dung liên quan đến chính sách và môi trường đầu tư của tỉnh…
Đọc thêm Hội nhập
Ông trùm Hong Kong Henry Cheng đấu thầu chuỗi cửa hàng quần áo Giordano
Giordano đã suy yếu kể từ khi đạt được mức lợi nhuận cao nhất là 826 triệu đô la Hồng Kông (tương đương 105 triệu đô la) vào năm 2012.
Châu Âu trở nên lo lắng trầm trọng về việc Nga siết chặt nguồn cung cấp khí đốt
Việc siết chặt nguồn cung khí đốt đã làm gia tăng lo ngại rằng EU có thể sắp phải đối mặt với một thời kỳ kinh tế khó khăn. Các nhà phân tích tại Berenberg trong tuần này cho biết việc cắt giảm khí đốt mới nhất có nghĩa là châu Âu đang đối diện với suy thoái.
Các chủ nhà máy thép của Trung Quốc đang cảm thấy tồi tệ khi nhu cầu bị ảnh hưởng
Nhu cầu về thép đang giảm trong bối cảnh đại dịch và hoạt động xây dựng tê liệt. Rất nhiều thép - một nguyên liệu thô quan trọng của cường quốc sản xuất đang không hoạt động trên khắp đất nước trong bối cảnh nền kinh tế ngừng phát triển buộc nhu cầu và giá cả giảm xuống.
Polestar trở thành nhà sản xuất xe điện mới nhất ra mắt công chúng thông qua sáp nhập SPAC
Kế hoạch của Polestar là sẽ vận hành mạng lưới bán hàng và dịch vụ tại 30 quốc gia vào cuối năm sau, nhưng Giám đốc điều hành cho biết, công ty có thể sẽ đạt được cột mốc đó sớm hơn.
Zomato của Ấn Độ mua lại công ty khởi nghiệp giao hàng do SoftBank hậu thuẫn với giá 570 triệu USD
Việc thúc đẩy mở rộng ra ngoài lĩnh vực kinh doanh giao hàng thực phẩm cốt lõi diễn ra vào thời điểm doanh thu của công ty giảm mạnh
Cuộc đua sản xuất ô tô điện của các thương hiệu xe sang
Mặc dù thị trường ô tô của Trung Quốc nhìn chung đã hạ nhiệt, nhưng lĩnh vực xe sang trọng - những loại xe có giá từ 300.000 Nhân dân tệ trở lên vẫn tiếp tục phát triển.
Nền tảng thương mại hàng hóa Pine Labs của Ấn Độ mua lại startup fintech Setu với giá 75 triệu USD
Vào tháng 3, công ty đã huy động được 50 triệu đô la tài trợ từ Vitruvian Partners, một công ty đầu tư quốc tế có trụ sở tại London, chỉ một tháng sau khi huy động được 150 triệu đô la từ Alpha Wave Ventures.
Các công ty fintech triển khai hệ thống thanh toán mới tại thị trường Đông Nam Á
Các công ty fintech toàn cầu đang triển khai các hệ thống thanh toán mới ở châu Á để làm cầu nối cho hoạt động kinh doanh thanh toán trực tuyến và trực tiếp vốn đang bùng nổ khi người mua sắm quay trở lại các cửa hàng truyền thống do đại dịch COVID-19 dần dịu đi.
Samsung Heavy thu được 3 tỷ đô la từ đơn đặt hàng của 14 nhà cung cấp dịch vụ LNG
Samsung Heavy Industries đã nhận được đơn đặt hàng cho 24 hãng vận chuyển LNG chỉ trong năm nay, đạt giá trị 6,3 tỷ USD và đạt 72% mục tiêu đặt hàng hàng năm.
Ấn Độ được coi là một giải pháp thay thế để đầu tư chip trong bối cảnh rủi ro khu vực
Thị trường bán dẫn tổng thể ở Ấn Độ dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 18,8%, đạt 64 tỷ USD vào năm 2026.