Cách nữ 9X có khoản dư được gần 2 tỷ đồng sau 5 năm ra trường

10:42 24/07/2023

Sinh năm 1996, tốt nghiệp một trường đại học chuyên ngành kinh tế, hiện đang làm việc cho một công ty xuất nhập khẩu ở TP. Hà Nội, sau 5 năm ra trường số dư tài khoản có khoảng gần 1,5 tỷ đồng.

Chị Hồ Thị Mai Na (sinh năm 1996 tại Nghệ An) từng tốt nghiệp đại học chuyên ngành Kinh doanh quốc tế - Marketing, sau khi tốt nghiệp chị Na đã Nam tiến vào TP.HCM làm việc cho một doanh nghiệp nước ngoài, với mức lương 15 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, chỉ hơn 2 năm sau thì nghỉ việc và chuyển ra Thủ đô Hà Nội sinh sống và làm việc cho một công ty chuyên về xuất nhập khẩu, tại công ty chị nhận lương 20 triệu đồng/tháng.

Đến nay sau 3 năm ra trường, Mai Na đã có cho mình một khoản tài chính khá ổn định, mỗi tháng ngoài đi làm ở công ty, chị này còn đi dạy thêm ở các trung tâm tiếng Anh nhờ vào kiến thức tiếng Anh tốt, sau giờ làm việc tại công ty, Mai Na lại đến các trung tâm để dạy học, đều đặn mỗi buổi tối 1 ca lên lớp, những ngày cuối tuần chị này dạy khoảng 3 ca/ ngày.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Mai Na cho biết, nhờ công việc dạy học tại một số Trung tâm tiếng Anh đã mỗi tháng giúp chị có thêm khoản thu nhập khoảng 20 triệu đồng, bằng với mức lương làm ở công ty, nên tổng mức thu nhập mỗi tháng cũng lên đến 40 triệu đồng.

“Do không có nhiều thời gian để hoạt động ngoài giờ nên việc tiêu tiền cũng ít hơn, thi thoảng tôi chỉ lên mạng mua sắm một số đồ dùng thiết yếu hoặc một số trang bị công nghệ như: Loa bluetooth, sac pin dự phòng, tai nghe…. Còn lại hầu như không có nhu cầu mua sắm nhiều như người khác”, chị Mai Na nói.

Vậy nên, hàng tháng chị dự khoảng hơn 30 triệu đồng trong tài khoản. nên mỗi năm chị Na dư khoảng gần 360 triệu đồng nếu như không có những trường hợp phải chi đặc biệt, cứ cuối năm lại rút ra một ít để tiêu Tết và biếu bố mẹ anh chị em ở quê.

Hàng năm, cứ cuối năm chị được nhận thêm một số khoản thưởng Tết, lương tháng thứ 13 nên mỗi năm ít cũng được thêm 50 triệu đồng, số tiền này chị cũng dành vào phần tiết kiệm một nửa, số còn lại để phục vụ tiêt Tết và đi lại dịp cuối năm.

Đến nay sau 5 đi làm trong tài khoản của Hồ Thị Mai Na đã lên đến gần 1,5 tỷ đồng, đây là một con số rất nhiều bạn trẻ mơ ước có được, không nhiều người làm được như cô gái trẻ này.

Hồ Thị Mai Na cho biết, trong 5 năm qua cũng không hề sử dụng số tiền này để đầu tư vào bất cứ một loại hình tài chính nào, mà chỉ dùng số tiền này để gửi tiết kiệm, hi vọng công việc trong những năm tiếp theo sẽ thuận lợi hơn để trong khoảng 2 năm tới sẽ đầu tư mua một căn hộ chung cư cao cấp ở Hà Nội và xây lại nhà cho bố mẹ ở quê.

Giới trẻ hiện nay, không phải ai cũng có thể làm việc chăm chỉ như chị Mai Na, với công việc xuyên suốt cho đến tận hơn 10 giờ tối và ngày nào cũng như ngày nào.

Trao đổi với chúng tôi, Hồ Thị Mai chia sẻ, tôi luôn nghĩ đến yếu tố an toàn trong việc vận hành tài chính cá nhân của mình, không để xảy ra tình trạng chi tiêu thiếu hợp lý hay quá đà như nhiều người khác.

Theo chị Na, để tiết kiệm được như vậy là nhờ vào việc đi làm thêm kín các buổi tối mỗi ngày, dù vất vả và rất mệt nhưng mang lại cho tôi một khoản thu nhập thụ động khá tốt. Con số này giúp cân bằng các hoạt động tài chính cá nhân tốt hơn hồi mới đi làm.

Trong cuốn sách nổi tiếng “Cha giàu - Cha nghèo”, Robert Kiyosaki từng nhận định: “Không quan trọng là bạn kiếm được bao nhiêu tiền mà quan trọng là bạn giữ được bao nhiêu tiền, làm thế nào để tiền phục vụ bạn và để tiền có thể sinh thêm tiền”.

Theo giới chuyên gia, quản lý tài chính cá nhân là cách sử dụng tiền sao cho hợp lý theo nhu cầu cần thiết, mục tiêu cá nhân, dự định tương lai… Và có một nguồn lập dự phòng khi có trường hợp rủi ro, khẩn cấp.

Cũng theo các chuyên gia, hiện nay ở Việt Nam, nhiều người trong chúng ta vẫn còn mơ hồ về kỹ năng này do chưa được giảng dạy đúng cách. Hậu quả là có không ít người thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu hụt tiền bạc mỗi cuối tháng và phải vay mượn để bù đắp chi tiêu. Tệ hơn, khi căng thẳng về tài chính khiến tâm trạng chúng ta trở nên khó chịu hơn, dễ gắt gỏng, làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong cuộc sống như vợ - chồng, cha mẹ - con cái, bạn bè...

Nguyên tắc quản lý tài chính thường được các chuyên gia dành cho người trẻ chính là không nên tiêu tiền nhiều hơn 10% số tiền bạn kiếm được. Nếu thu nhập của bạn là 10 triệu đồng mỗi tháng, các chuyên gia khuyên rằng bạn không nên mua chiếc túi có giá hơn 1 triệu.

10% trên tổng thu nhập là khoản tiền khá lớn, trong khi giá trị của chiếc túi đó có thể bị giảm dần theo thời gian. Đồng thời, việc “dễ dãi” với bản thân cũng khiến bạn có nguy cơ mua sắm thêm những món đồ khác cũng có mức giá 1 triệu. Kết quả, bạn có thể tiêu hết tiền lương khi chưa đến cuối tháng.

Nhân Hà Phan